Thứ bảy, 7 Tháng mười hai, 2024

Chúa Nhật XIX Thường Niên, năm A: “MỜI CHÚA LÊN THUYỀN CUỘC ĐỜI MÌNH”

 

“MỜI CHÚA LÊN THUYỀN CUỘC ĐỜI MÌNH”

 

+ ĐỌC TIN MỪNG: Mt 14,22-33

Đức Giê-su liền bắt các môn đệ xuống thuyền qua bờ bên kia trước, trong lúc Người giải tán dân chúng. Giải tán họ xong, Người lên núi một mình mà cầu nguyện. Tối đến Người vẫn ở đó một mình. Còn chiếc thuyền thì đã ra xa bờ đến cả mấy cây số, bị sóng đánh vì ngược gió. Vào khoảng canh tư, Người đi trên mặt biển mà đến với các môn đệ. Thấy Người đi trên mặt biển, các ông hoảng hốt bảo nhau: “Ma đấy! “, và sợ hãi la lên. Đức Giê-su liền bảo các ông: “Cứ yên tâm, chính Thầy đây, đừng sợ! ” Ông Phê-rô liền thưa với Người: “Thưa Ngài, nếu quả là Ngài, thì xin truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Ngài.” Đức Giê-su bảo ông: “Cứ đến! ” Ông Phê-rô từ thuyền bước xuống, đi trên mặt nước, và đến với Đức Giê-su. Nhưng thấy gió thổi thì ông đâm sợ, và khi bắt đầu chìm, ông la lên: “Thưa Ngài, xin cứu con với! ” Đức Giê-su liền đưa tay nắm lấy ông và nói: “Người đâu mà kém tin vậy! Sao lại hoài nghi? ” Khi thầy trò đã lên thuyền, thì gió lặng ngay. Những kẻ ở trong thuyền bái lạy Người và nói: “Quả thật Ngài là Con Thiên Chúa! “

 

+ SUY NIỆM

Bài Tin Mừng hôm nay kể chuyện việc các môn đệ Chúa Giêsu hoảng hốt sợ hãi trước  sóng biển ba đào đe doạ cuốn trôi, nhất là giữa đêm khuya xuất hiện một bóng người từ xa đi tới trên mặt nước. Câu chuyện “vượt biển” này được tiếp tục sau sự kiện Chúa Giêsu hoá bánh ra nhiều, các môn đệ ăn xong chưa kịp nghỉ đã bị Chúa hối thúc xuống thuyền vượt biển hồ Galilêa, còn Chúa Giêsu thì lại lên núi cầu nguyện.Như thế, điều đầu tiên mà Tin Mừng hôm nay nhắm tớilà Chúa Giêsu không muốn các môn đệ an thân ỷ lại, hưởng thụ và ngủ quên trên sự tôn vinh của con người, hoặc chỉ nhìn Chúa Giêsu dưới khía cạnh quyền năng sau sự kiện hoá bánh ra nhiều, mà nghĩ sai về sứ mạng của Người. Chúa Giêsu cũng muốn môn đệ phải ra đi, bỏ lại tất cả, dám đương đầu với bão tố phong ba của biển đời. Đồng thời, Chúa muốn các môn đệ an tâm vì luôn có Chúa đồng hành. Đặc biệt với Tông Đồ trưởng Phêrô qua biến cố “suýt chìm” là một kinh nghiệm nhớ đời, huấn luyện Người vững mạnh hơn cho việc dẫn lái con thuyền giáo hội mà Chúa Giêsu sẽ trao phó cho Người sau này.

Chúng ta cùng tập chú suy niệm qua hai ý tưởng sau đây:

 

* Con người được mời gọi tham dự vào bản tính thần linh.

Câu chuyện được liên kết cách liên tục với những sự kiện:

–   Chúa Giêsu đi trên mặt nước giữa đêm đen.

–   Chúa Giêsu bảo: “Thầy đây, đừng sợ”

–   Chúa Giêsu chấp nhận lời thỉnh cầu của Phêrô

–   Chúa Giêsu đưa tay nắm lấy Phêrô

–   Chúa Giêsu lên thuyền thì trời êm bể lặng.

      Một chuỗi sự kiện trên chứng tỏ quyền năng và hành động của Thiên Chúa, được thể hiện nơi Chúa Giêsu. Điều này mặc khải bản tính thần linh nơi Chúa Giêsu và mời gọi con người tham dự vào bản tính thần linh ấy.

Đi trên mặt biển và làm cho gió yên biển lặng là một điều vượt ra ngoài khả năng tự nhiên. Theo quan niệm Thánh Kinh, biển cả là không gian hoạt động của ma quỷ và bóng đêm là thời gian hoạt động của sự dữ. Việc Chúa Giêsu đi trên mặt biển giữa đêm đen và chế ngự chúng là chứng minh thiên tính của Người.

Một minh chứng về thiên tính nữa là khi Chúa Giêsu nói: “Thầy đây”, hay “Ta đây”, hoặc “có Ta”. Đây là lời mà chính Thiên Chúa mặc khải danh của Người cho Môsê trong Cựu Ước: “Yavê”, “Ta là”, “Ta có”, “Ta đây”, “Ta hiện hữu”. Đấng đã đến giải thoát Israel khỏi nô lệ Ai-cập, thì đây Đấng đến cứu độ giải thoát nhân loại khỏi ma quỷ và tội lỗi.

Hành động cho phép Phêrô cũng được bước đi trên mặt nước (nghĩa là cho con người được thông dự vào bản tính thần linh, chà đạp trên ma quỷ, sự dữ và tội lỗi) và nhất là Chúa Giêsu lặp lại hành động của Thiên Chúa khi đưa tay nắm lấy Phêrô lúc ông sắp chìm xuống biển đã được Thánh vịnh 18,17 viết: “Từ chốn cao vời, Chúa đưa tay nắm lấy, vớt tôi lên khỏi nước lũ mênh mông”.

Phêrô bước đi cách vững mạnh trên biển vì ông dám tin Người đi trên mặt nước là Chúa và dám bước xuống nước để đến với Người; nhưng khi đang bước đi, có thể ông cảm thấy tự hào và tưởng là mình tài giỏi, hoặc ông bắt đầu nghi ngờ liệu bóng người đàng kia là Chúa hay ma, thì ngay lúc đó Phêrô chao đảo, may mà ông vội kịp kêu xin Chúa cứu. Chúa mời gọi Giáo Hội, cách riêng mỗi một người được thông dự vào bản tính thần linh của Chúa: Khi Giáo Hội cũng như chúng ta tự tin vào khả năng mình để bước đi trên biển đời này thì chắc chắn sẽ bị những cám dỗ của ma quỷ và thế gian xô ngã, nên cần phải bước đi bằng niềm tin vào quyền năng của Chúa; khi bị chao đảo vấp ngã, hãy mau cầu xin Chúa đưa tay nắm lấy mình và mời Chúa lên thuyền với mình, nghĩa là cho Chúa bước vào trong cuộc đời mình.

 

* Mời Chúa lên thuyền với mình giữa biển đời sóng gió.

Sóng gió trên biển cuộc đời, sóng gió trên hành trình làm người, sóng gió trên hành trình làm môn đệ… là những đau thương mất mát, những thất bại ê chề, những hoạn nạn éo le, những cô đơn thất vọng; là những bủa vây của quyền thế danh lợi, của đam mê phóng túng; là những đêm tối đức tin, những bơ vơ lạc lõng, những thử thách bách hại… Sóng gió nào cũng làm lòng người hoang mang, hoảng sợ, chông chênh. Mặt nước của cuộc đời là sự mong manh của thân phận con người, mong manh như hoa cỏ, chỉ một cơn gió thoảng cũng chẳng còn; mong manh như giọt sương mai, vội biến tan khi bình minh thức giấc; mong manh như bình sành đặt trước gió, mới đó, nhưng có thể sẽ vỡ tan tành; mong manh của giới hạn của bản thân, sự bất trắc trong việc tuân giữ luật Chúa và Hội Thánh, sự tự do đầy nguy cơ có thể bị biến chất, những lối tính toán xoay xở theo kiểu của con người, những lời mời mọc ngọt ngào lao mình vào lối mòn hưởng thụ… tất cả làm cho người Kitô hữu lắm lúc hoang mang và mất phương hướng. Đến nỗi, không còn tin vào ai nữa, giống như các môn đệ Chúa đến đứng đó mà vẫn cứ hoài nghi là bóng ma.

Tin Mừng kể lại, Chúa Giêsu đã trấn an: “Thầy đây đừng sợ”, rồi khi Người bước lên thuyền thì trời yên bể lặng.

Lời trấn an “Thầy đây đừng sợ”, chúng ta chỉ gặp thấy hai lần trong các Tin Mừng, đó là lúc các môn đệ vật lộn giữa biển khơi và lúc sợ hãi thu mình trong nhà Tiệc Ly khi Chúa chịu chết: lần này thì vừa sợ sóng biển xô chết vừa sợ ma, còn lần cuối thì cũng sợ các thượng tế tìm giết và cũng “sợ ma” nữa. Hai sự kiện nói lên hai điều sợ căn bản của chúng ta là sợ bị người đời bách hại và sợ ma quỷ tấn công, vì sợ hãi như là một bản năng sinh tồn và hầu như không ai tránh khỏi. Bản tính tự nhiên con người “tham sống sợ chết” nên lo sợ đủ điều. Có người sợ sâu bọ, gián, chuột,  rắn rết; có người sợ bóng tối, sợ hồn ma chước quỷ. Nói chung, sợ hãi xuất hiện khi ta cảm thấy nguy hiểm, nhưng cũng khiến ta cảnh giác hơn. Nhưng nếu có một đức tin đủ mạnh, thì chúng ta không sợ gì vì có Chúa luôn đồng hành với lời trấn an “có Thầy đây, đừng sợ”.

Chúa Giê-su muốn chứng tỏ cho các môn đệ thấy rằng trong cơn gian nan hoạn nạn, Người luôn hiện diện: “Thầy đây, đừng sợ”. Một lời trấn an bảo đảm mạnh mẽ rằng Người luôn đồng hành với họ trên bước đường loan báo Tin Mừng, mặc dầu sóng biển ầm ầm, thủy triều sóng nước dâng cao… con thuyền có bị sóng đánh dập vùi, nhưng hãy yên tâm vì có Người ở bên.

Con thuyền của các môn đệ ngày xưa cũng chính là con thuyền cuộc đời của mỗi chúng ta hôm nay. Giữa bao sóng gió cuộc đời của kiếp người trong cuộc lữ hành đức tin.

Khi Đức Giêsu lên thuyền, gió liền lặng. Nếu trên cuộc đời của mỗi chúng ta có Chúa Giêsu, thì sự dữ, ma quỉ sẽ bị đẩy xa. Bởi khi sáng tới, thì tất yếu bóng tối sẽ bị đẩy lùi.

 

Lạy Chúa Giêsu, Chúa luôn hiện diện để cùng đồng hành, chia sẻ và nâng đỡ chúng con. Xin cho chúng con để cho Chúa lên “thuyền cuộc đời” chúng con, nghĩa là để cho Người ngự vào tâm hồn chúng con, hầu không có gì do ma quỷ và thế gian bày ra có thế làm chúng con lo sợ và bị xô ngã. Amen.

 

Hiền Lâm.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Theo quan niệm thông...

Chúa Nhật XXXIV TN, B, Ga 18,33b-37: Vua Tình Yêu 

  Vua Tình Yêu  (Ga 18,33b-37) M. Phan Sa, PV      Những tuần qua, thế giới đã theo dõi ngày bầu cử tổng thống Mỹ khá thú...

Lễ các thánh tử đạo Việt Nam: Tình yêu tự hủy – con đường của người môn đệ

  Các thánh tử đạo Việt Nam 25/11 TÌNH YÊU TỰ HỦY – CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ (Lc 9,23-26) M. David, VP Khác với Tin Mừng theo...

Chúa Nhật XXXIV TN, Lễ Chúa Giêsu Kitô – Vua Vũ Trụ

  Vương Quyền của Đức Kitô (Ga 18,33b-37) M. Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Vào Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo hội cử...

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón ngày tận thế

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón Ngày Tận Thế Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa nhật áp chót năm...

Chúa Nhật XXXIII TN, B, Mc 13,24-32: Không biết ngày giờ tận thế vẫn tốt hơn?

    KHÔNG BIẾT NGÀY GIỜ TẬN THẾ VẪN TỐT HƠN? (Mc 13,24-32) M. Eugenio Nguyên, Phước Lý Có một bí mật, mà bất cứ thời đại nào, cho...

Chúa Nhật 32 TN, B, Mc 12,38-44: Tấm lòng sẻ chia của bà góa nghèo

      Tấm lòng chia sẻ của bà góa nghèo M. Phaolô Thụy, Châu Thủy Ý nghĩa và giá trị của việc dâng cúng như thế nào? Bài...