Thứ Tư, 25 Tháng 6, 2025

Chúa Nhật XVIII TN, A – Lễ Chúa Hiển Dung, Mt 17,1-9: “Đây là Con yếu dấu của Ta”

“ĐÂY LÀ CON YÊU DẤU CỦA TA”

(Đn 7,9-10.13-14; 2Pr 1,16-19; Mt 17,1-9)

M. Têrêsa HĐ, Phước Thiên

Trên hành trình tiến về quê trời, các Kitô hữu được mời gọi trở nên hoàn thiện mỗi ngày theo gương Chúa Giêsu. Kitô giáo lấy tiêu chuẩn từ Chúa Giêsu vì nơi Người phát xuất vẻ đẹp hoàn thiện của Thiên Chúa. Khởi đi từ vẻ đẹp ấy, những mảng tối trong thâm tâm con người được phơi bày. Tuy nhiên, không phải để dập tắt ước vọng vươn tới sự thánh thiện nhưng là gia tăng đức tin, tiếp thêm can đảm, để con người bước vào những cuộc biến hình, nhờ đó trở nên những thực tại mới theo hình ảnh Con Thiên Chúa và để đáng được Chúa Cha ưu ái gọi: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người” (Mt 17,5).

Các Tin Mừng Nhất Lãm thuật lại Phêrô là người chứng kiến cuộc biến hình trên núi Tabor, đồng thời ngài cũng là nhân chứng cho lời của Chúa Cha nói về Đức Giêsu rằng: “Đây là con ta yêu dấu” (x. Mt 17,5; Mc 9,7; Lc 9,35). Riêng Tin Mừng Matthêu khẳng định thêm cho câu nói trên lời xác định của Chúa Cha: “Ta hài lòng về Người” (x. Mt 17,5). Quả vậy, Chúa Cha hài lòng về con của mình. Vì nơi Chúa Con, sự vâng phục thánh ý của Cha luôn là điều thiết yếu. Suốt cuộc đời, Đức Giêsu không bao giờ làm theo ý riêng mình, thay vào đó Ngài vâng theo ý Cha, đón nhận thân phận thấp hèn của kiếp người, trở nên đối tượng bị thế gian chê ghét và giết chết (x. Pl 2,6-8). Có lẽ sự tự hạ này khiến chân dung Con Thiên Chúa bị che đậy theo lý lẽ con người. Nhưng thực ra trong cái gọi là khốn khổ đó, Con Thiên Chúa tỏ cho nhân loại thấy mầu nhiệm yếu hèn của Thiên Chúa. Sự yếu hèn vì tình yêu dành cho con người, dù con người mang đầy vết nhơ của tội lỗi, hay đang sống trong tội. Tình yêu đó giờ đây được bày tỏ cách cụ thể nơi con yêu dấu của Thiên Chúa là Đức Giêsu. Vì lẽ đó, dung nhan sáng ngời của Con Thiên Chúa (x. Mt 17,2) không bao giờ bị che khuất bởi bóng tối của sự dữ; và Thiên Chúa Cha sẵn sàng ban cho Người Con “quyền thống trị, vinh quang và vương vị… quyền thống trị của Người là quyền vĩnh cửu, không bao giờ mai một” (Đn 7,14).

Vậy chúng ta thì sao? Sau khi nhìn vào chân dung Con Yêu Dấu của Thiên Chúa, hẳn chúng ta không thể phủ nhận rằng: Nếu như đối với Chúa Giêsu, vâng phục Chúa Cha là điều trên hết khiến Ngài luôn tìm thánh ý và thực thi ý của Chúa Cha, làm vinh danh Cha, thì thái độ của chúng ta thường sẽ là câu hỏi: “Tôi sẽ làm gì?” Hay “Tôi muốn làm gì?”. Như vậy, với chúng ta, điều hệ trọng là muốn khẳng định mình, tìm vinh danh cho chính mình. Con Thiên Chúa đã can đảm vâng phục, đáp lại thánh ý của Chúa Cha, dẫu rằng con đường Ngài đi sẽ không thiếu những khổ đau, nhưng tình yêu dành cho Cha và nhân loại thôi thúc Ngài bước đi. Đối lại với thái độ đó của Đức Giêsu, chúng ta có lẽ còn chần chừ, không muốn xuống núi. Giống như Phêrô khi chứng kiến cuộc biến hình của thầy mình, ông nói với thầy: “Lạy Ngài, chúng con ở đây thật là hay! Nếu Ngài muốn chúng con xin dựng ba cái lều, một cho Ngài, một cho Môsê và một cho ông Êlia” (Mt 17,4). Có thể trong cuộc sống, đã rất nhiều lần, chúng ta khéo léo từ chối vác thánh giá lên Giêrusalem với Thầy Giêsu, nhưng cùng lúc muốn tận hưởng sự ngọt ngào và kéo dài giờ phút vinh quang nhiều khi không phải do thành quả hay nỗ lực của mình mang lại. Thật vậy, vinh quang sẽ không dành cho những ai chối từ bước vào hành trình của thập giá.

Hai chân dung rõ ràng khác biệt: Đức Giêsu và chúng ta. Nhưng hình ảnh của chúng ta sẽ đẹp hơn nếu nhìn vào dung nhan của Đức Giêsu và nghe lời Người nói: “Trỗi dậy đi! Đừng sợ!” (Mt 17,7). Quả vậy, nhờ Phép Rửa, chúng ta được tái sinh và trở nên thực tại mới trong Đức Kitô. Tuy nhiên, theo thời gian, chúng ta đã để cho tội lỗi làm hoen ố gương mặt tinh tuyền Thiên Chúa ban. Vì thế, cần làm mới lại bằng cách luôn tỉnh thức để “trỗi dậy”. Trỗi dậy khỏi những đam mê, những thói quen của tính xác thịt để sống theo Thần Khí. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần trỗi dậy khỏi không gian an toàn để bước ra những vùng ngoại biên, dấn thân cho Tin mừng. Mặc dù trỗi dậy để bước đi đồng nghĩa với việc được dẫn vào trong mầu nhiệm thập giá của Chúa, đối diện với đau thương thử thách. Có thể còn đó những vấp ngã vì yếu đuối hay có lúc ngần ngại dấn thân sống cho Chúa, nhưng lời Chúa Cha phán về Chúa Giêsu sẽ “như chiếc đèn tỏ rạng giữa chốn tối tăm, cho đến khi ngày bừng sáng và sao mai mọc lên soi chiếu tâm hồn anh em” (2Pr 1,19) giúp chúng ta vững vàng tiến bước.

Dung nhan rạng ngời của Chúa Giêsu trên núi Tabor ngày hôm nay không chỉ nhắc lại cho các Kitô hữu về ân huệ cao quý được làm con Chúa, mà còn cho chúng ta niềm xác tín về sự sống vĩnh cửu và hy vọng vào đời sau dành cho những ai trung thành với Chúa. Sự Phục sinh của Đức Kitô chính là câu trả lời cho những đau khổ mà chúng ta đón nhận nhân danh Chúa. Cùng với và trong Người Con Yêu Dấu của Cha là Đức Giêsu Kitô, hằng ngày mỗi chúng ta hãy thực hiện nơi đời sống mình những cuộc “biến hình” để vẻ đẹp toàn hảo của Thiên Chúa ngày một được lan tỏa đến nhiều người và nhiều nơi.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Có Mẹ đồng hành

    CÓ MẸ ĐỒNG HÀNH (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) M....

08/09 Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria, Mt 1,1-16.18-23: Đức Maria cực trinh cực sạch

  ĐỨC MARIA CỰC TRINH CỰC SẠCH (Mt 1,1-16.18-23) M. Eusebia Hương,...

08/09 Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria, Mt 1,1-16.18-23: Mừng Sinh Nhật Mẹ

MỪNG SINH NHẬT MẸ (Mk 5,1-4a; Rm 8,28-30, Mt 1,1-16.18-23) Đan...

11/7 Lễ thánh phụ Biển Đức, Mt 19,27-29: Từ bỏ mọi sự để theo Chúa

TỪ BỎ MỌI SỰ ĐỂ THEO CHÚA (Mt 19,27-29) M. Phaolô...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ sáu, ngày 27 tháng 6 Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu

Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu Mt 11,25-30 Dom. Mai Đăng Minh; CĐ: Thiên Phước Thánh Tâm Chúa Giêsu Mở Ra Vì Yêu Hôm nay chúng ta long trọng...

Ngày 24-06, lễ Sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả “Tên cháu là Gioan” – Ơn gọi và sứ mạng từ lòng mẹ

Ngày 24-06, lễ Sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả "Tên cháu là Gioan" – Ơn gọi và sứ mạng từ lòng mẹ Lasan Ngô Văn Vỹ,...

24/6 Lễ Sinh Nhật thánh Gioan Tẩy Giả, Lc 1,57-66.80: Người con của ân phúc

    NGƯỜI CON CỦA ÂN PHÚC (Lc 1,57-66.80) Lam Châu, Phước Lý Theo Tin Mừng Luca, ông Dacaria và bà Elisabeth đều thuộc dòng tộc tư tế Aharon...

Chúa Nhật Kính Mình và Máu Chúa Kitô: Thánh Thể – Bí tích Tình Yêu, nguồn sống

Chúa Nhật Kính Mình Và Máu Thánh Chúa Kitô Thánh Thể – Bí Tích Tình Yêu, Nguồn Sống Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, trong niềm...

29/6: Lễ hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô

  Suy niệm  Lễ kính hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô M. Tadeo OCist, Fatima Lễ kính hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô không chỉ là...

Lễ Chúa Ba Ngôi: Ba Ngôi sống trong ta

Lễ Chúa Ba Ngôi CHÚA BA NGÔI SỐNG TRONG TA (Mt 28,16-20) Luca, CĐ Phước Thiên Chúa Ba Ngôi là một trong những mầu nhiệm trung tâm của...

Lễ Chúa Ba Ngôi: Mầu Nhiệm Tình Yêu

MẦU NHIỆM TÌNH YÊU  M. Teresa Avila Thảo- PH       Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi muôn đời vẫn là một chân lý cao...

Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống: Thần Khí…

    THẦN KHÍ (Cv 2,1-11; 1Cr 12, 3b-7.12-13; Ga 20, 19-23)    M. Teresa Avila Thảo, Phước Hải      Trong hành trình làm người, mỗi người đều...