Chủ Nhật, 8 Tháng Chín, 2024

Chúa Nhật XXVII thường niên – Năm C- ĐỨC TIN VÀ HÀNH ĐỘNG (Kb 1,2-3.2,2-4; 2Tm 1,6-8.13-14; Lc 17,5-10)

ĐỨC TIN VÀ HÀNH ĐỘNG

Kết quả hình ảnh cho ĐỨC TIN VÀ HÀNH ĐỘNG

Ân Tâm – Cộng đoàn Phước Vĩnh

Người Việt Nam có câu: “Ở hiền gặp lành”. Khổng Tử từng nói: “Ác giả ác báo…”.  Trên trần gian có chuyện như vậy không? Bao nhiêu người sống ngay lành vẫn gặp nhiều tai họa. Có khối kẻ gian ác, tham lam lại phây phây hưởng vinh hoa. Người công chính gặp nỗi gian truân, kẻ gian ác thắng thế, và hình như Thiên Chúa “vắng mặt”.  Điều đó trở nên nút thắt trong lòng họ. Nó khiến họ kêu lên trời xanh.

Thiên Chúa “vắng mặt” trước những bất công

Trước những bất công và thương đau, ngôn sứ Kha-ba-cúc kêu lên: “Cho đến bao giờ, lạy ĐỨC CHÚA, con kêu cứu mà Ngài chẳng đoái nghe, con la lên: “Bạo tàn!” mà Ngài không cứu vớt? Sao Ngài bắt con phải chứng kiến tội ác hoài…(Kb 1,2-3). Cũng thế, ngày hôm nay,  bất công vẫn tràn lan, gian ác vẫn cùng khắp. Đặc biệt ở xã hội Việt Nam hiện nay, điều đó lại rõ mồn một. Đúng như vị ngôn sứ nói: “…, Luật không được tuân giữ, công lý chẳng còn thấy xuất hiện, vì kẻ gian ác bủa vây người công chính, nên chỉ còn thứ công lý vạy vọ” (Kb 1, 4). Quả thật, chỉ còn thứ công lý vạy vọ. Chưa bao giờ và chưa nơi nào, công lý lại rẻ như ở Việt Nam hiện nay. Công lý và sự thật chưa bằng một nhà máy thép Formosa, biển cả, rừng xanh không bằng 500 triệu USD (số tiền Formosa bồi thường thảm họa môi trường do họ gây ra – search trên Google Khoảng 133.000 kết quả (0,77 giây) ). Hơn chín triệu dân Bắc Trung Bộ (Số liệu của Wikipedia, năm 2014), không bằng quyền lợi của một nhóm nhỏ công quyền. Đúng là một thứ công lý vạy vọ, đúng hơn “công lý giá rẻ bèo”. Mà thật ra “Công Lý chỉ là nghệ sĩ hài”.

Trước tình cảnh đó, chúng ta phải làm gì? Bạo động đẫm máu hay nín thing chịu đựng? Là những người con của Chúa, chúng ta không được bạo động làm tổn thương người khác. Vì với Thiên Chúa phẩm giá “người” luôn được tôn trọng, kể cả kẻ thù của chúng ta. Vậy chẳng lẽ lặng im. Chúng ta cũng không được lặng im. Vì lặng im trước bất công là đồng lõa với nó. Trong đức tin, chúng ta được mời gọi kêu cầu lên Chúa. Như ngôn sứ Kha-ba-cúc: “Lạy Chúa, con kêu cầu lên Chúa…”. Kêu cầu Chúa là vị thẩm phán công minh, không sai lầm, không thiên vị. Chính Ngài sẽ xét xử và trả báo. Phần chúng ta, hãy trung tín với đường lối của Thiên Chúa, vì “người công chính sẽ được sống nhờ lòng trung tín” (Kb 2, 4). Thế mà chúng ta trung tín được là nhờ:

Sức mạnh của đức tin

Trước cảnh thế sự thăng trầm, công lý giá rẻ bèo, Thiên Chúa hình như “vắng mặt”, đức tin của chúng ta đã chẳng chao đảo theo sao? Như các Tông Đồ, chúng ta cũng đã chẳng xin: “Lạy Chúa, xin ban thêm đức tin cho chúng con” (Lc 17, 5). Thế nhưng, chúng ta quên điều Chúa nhắn nhủ các Tông Đồ xưa kia. “Nếu các con có lòng tin dù nhỏ như hạt cải – và niềm tin này, các con đã có một cách vững bề – là đủ”,  để thực hiện điều không thể ngờ được! Hình ảnh cây dâu vâng lời xuống biển mọc muốn nói rằng đức tin có thể làm điều bất khả.

Về điều này, Kinh Thánh cho chúng ta nhiều bằng chứng. Con cái Israel chỉ cần rước Hòm Bia Giao Ước vòng quanh thành Giê-ri-cô bảy ngày, tường thành sụp đổ, không cần giao chiến (x. Gs 6,1-25). Gần chúng ta là sứ điệp Fatima, Đức Mẹ nhắn nhủ: “hãy ăn năn đền tội, tôn sùng Mẫu tâm và năng lần chuỗi mân côi”, chỉ thế thôi, cộng sản Nga sụp đổ không cần một viên đạn. Còn chúng ta, chúng ta có dám trung tín không?  Đặc biệt với người Công Giáo Việt Nam, chúng ta có thể vận dụng hết sức mạnh của đức tin, để đem công lý và hòa bình ngự trị trên đất nước chúng ta hay không?

Dĩ nhiên, với từ “đức tin”, phải hiều về lời đáp trả của con người trước sáng kiến của Thiên Chúa, chứ không phải là một cách phù phép nào đó, bắt buộc Thiên Chúa thực hiện các phép lạ. (Huges Cousin). Vì thế, chúng ta được mời gọi:

Làm chứng cho đức tin

Như thánh Phao-lô nhắc nhớ môn đệ Ti-mô-thê, chúng ta cũng phải can đảm và hãnh diện làm chứng cho Chúa chúng ta. Vì Thiên Chúa đã chẳng ban cho chúng ta một thần khí làm cho chúng ta trở nên nhút nhát, nhưng là một Thần Khí khiến chúng ta đầy sức mạnh, tình thường và biết tự chủ. Nên chúng ta được mời gọi “đừng hổ thẹn vì phải làm chứng cho Chúa chúng ta” (x. 2 Tm 1, 6-8). Ngày hôm nay, chúng ta không chỉ được mời gọi đừng hổ thẹn. Nhưng chúng ta còn được mời gọi, làm chứng giữa những bắt bớ và hành hạ. Chúng ta nói điều đó, vì xưa nay những chứng nhận của công lý và hòa bình luôn bị bách hại, vùi dập đủ cách. Hiện tại, chúng ta cũng thấy nhiều chứng nhân của sự thật và công lý, họ là giám mục, linh mục, giáo dân, họ đang bị bách hại và vui dập đủ cách. Chỉ vì họ dám sống cho công lý và hòa bình bằng đức tin, đức mến, gương lành, lời lành thánh, giáo lý vững chắc…(x . 2 Tm 13-14). Thật thế:

Trước những bất công, thế sự thăng trầm, Thiên Chúa hình như “vắng mặt”, chúng ta được mời gọi kêu cầu lên Chúa. Vì người là thẩm phán công minh, không sai lầm. Chính Người sẽ xét xử và trả báo cho chúng ta. Phần chúng ta, tránh để mình sa vào cám dỗ tự thành toán và xét xử những bất công. Nhưng ngược lại, chúng ta cần trung tín. Muốn trung tín chúng ta cần xây dựng đức tin của mình trên nền tảng vững chắc, vững bền. Đức tin của chúng ta dù nhỏ bé như hạt cải, nhưng sẽ làm nên những điều không thể. Tuy nhiên, đức tin không chỉ dừng lại ở ý tưởng, nhưng được biến thành việc làm. Vì thánh Gia-cô-bê nói: “Đức tin không việc làm là đức tin chết” (Gc 2, 17). Việc làm của đức tin không gì khác làm làm chứng cho Chúa chúng ta. Chúa chúng ta như thế nào, chúng ta làm chứng như vậy. Người là Đấng nhân từ, công bình…

Khi đã làm tất cả những điều đó, không có nghĩa là chúng ta có quyền đòi Thiên Chúa biết ơn. Vì “chẳng lẽ ông chủ lại biết ơn đầy tớ vì nó đã làm theo lệnh truyền sao?” (Lc 17, 9). Nhưng chúng ta phải nhận biết rằng: chúng ta là những đầy tớ vô dụng, những việc chúng ta đã làm là bổn phận của chúng ta. Chỉ như thế chúng ta mới hiểu được sứ điệp của Chúa: “Nếu, với đức tin ít ỏi mà các con than phiền, các con có thể đạt đến những hiệu quả không ngờ được (càng hơn thế nữa, càng hơn đức tin ít ỏi này) các con có thể hoàn thành cách trọn hảo ơn gọi làm đầy tớ, khi tìm thấy trong việc phục vụ sự mãn nguyện hoàn toàn, mà không cần ông chủ bày tỏ sự hài lòng đặc biệt” (P. Houzet). Vì thế “người ta nên công chính không phải vì những việc họ làm, nhưng là nhờ tin” (Rm 3,28).

Thánh Phao-lô nói: “Chúng tôi nhận ra rằng, người ta được nên công chính nhờ đức tin, chứ không phải vì làm những gì luật dạy”. Còn thánh Gia-cô-bê lại nói: “Đức tin không việc làm là đức tin chết”. Vậy, chẳng lẽ hai trụ cột của Giáo Hội chống đối nhau sao? Thực ra đây là hai mặt của một vấn đề, người ta không thể cậy vào sức mình và đòi hỏi Thiên Chúa sự công chính, nhưng đức công chính là hồng ân nhưng không của Thiên Chúa. Đức tin và hành động phải kết hợp mạch lạc với nhau.

                                                                

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) Xin Chữa Con theo Cách Của Chúa

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) XIN CHỮA CON THEO CÁCH CỦA CHÚA Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Một cô...

LỄ SINH NHẬT ĐỨC MẸ QUÀ SINH NHẬT Mt 1,18-23 M. Clara, Phước Thiên Nếu có dịp đi dự tiệc sinh nhật ai đó, chúng ta thường không...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Canh tân tâm hồn

    CANH TÂN TÂM HỒN (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Gioan Nguyễn An, Vĩnh Phước Tin Mừng Chúa Nhật XXII thường niên, Năm B hôm nay là những lời giáo...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Lời Sống

  LỜI SỐNG (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Augustino, Phước Hải Ngôn ngữ đã xuất hiện từ khi con người xuất hiện trên mặt đất này. Ngôn ngữ giúp con...

Chúa Nhật XXI TN, B: Còn sống là còn chọn lựa

  CÒN SỐNG LÀ CÒN CHỌN LỰA (Gs 24,1-2a.15-17.18b; Ep 5,21-32; Ga 6,54a.60-69) Jos. ĐB, Phước Vĩnh Linh mục nhạc sĩ Thành Tâm đã suy diễn câu nói...

Chúa Nhật XXI TN, B: “Bỏ Thầy con biết theo ai, vì Thầy có lời ban sự sống.”

"BỎ THẦY CON BIẾT THEO AI, VÌ THẦY CÓ LỜI BAN SỰ SỐNG" (Ga 6,54a.60-69) Thầy Phêrô Kim-Ngôn Nguyễn Bảo Duy, Phước Hiệp Trích đoạn Tin mừng...

Lễ thánh Bernardo: Thánh Bernardo – Muối và Ánh sáng trong Giáo Hội

    THÁNH BERNARDO – MUỐI VÀ ÁNH SÁNG TRONG GIÁO HỘI (Mt 5,13-19) M. Anselmo Nguyễn Minh Quang, An Phước Trong Tin Mừng theo Thánh Matthêu 5,13-19, Chúa...

Ngày 20/8, Lễ thánh Bênađo viện phụ – Bênađô người đan sĩ Xitô

Ngày 20/8, Lễ thánh Bênađo viện phụ Bênađô người đan sĩ Xitô Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Có lẽ dưới nhãn quan của một số người, thì...

Lễ thánh Viện phụ Bênađô: Ánh sáng ngọt ngào (Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

Lễ Thánh Phụ Bênađô ÁNH SÁNG NGỌT NGÀO Kn 7,7-10.15-16; 1Cr 1,26-31; Mt 5,13-19 Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt Nunquam satis. Đó là lời thánh phụ Bênađô...

Lễ thánh phụ Bênađô: Theo gót vị Tôn sư

  Suy niệm Lễ thánh phụ Bênado 20.8.2024   Là hậu duệ, chúng ta mừng kính Đấng tiền bối, thánh phụ Benado, Viện phụ. Chúng ta hân hoan...

Chúa Nhật XX TN, B, Ga 6,51-58: Bánh Hằng Sống

    BÁNH HẰNG SỐNG (Ga 6,51-58) M. Michael Hội, Phước Lý Từ lúc khởi thủy Thiên Chúa đã tạo dựng và ban cho con người sự sống, là...

Lễ Đức Maria Hồn Xác Lên Trời: Đức Mẹ lên trời là niềm vui và hy vọng cho chúng ta

  ĐỨC MẸ LÊN TRỜI LÀ NIỀM VUI VÀ HY VỌNG CHO CHÚNG TA (Kh 11,19a;12,1-6a; 1Cr 15,20-27; Lc 1,39-56) Vp. Vincent Hoà, PV Hôm nay chúng ta...