Thứ bảy, 7 Tháng mười hai, 2024

Chúa Nhật XXXI Thường Niên B (Đnl 6,2-6; Dt 7,23-28; Mc 12,28b-34) Điều Răn trọng nhất

Chúa Nhật XXXI Thường Niên B

(Đnl 6,2-6; Dt 7,23-28; Mc 12,28b-34)

Điều Răn Trọng Nhất

Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist

Luật tôn giáo Do Thái xưa có 613 điều, một rừng luật lệ với những hình thức tỉ mỉ chi ly làm cho người ta khó phân biệt được điều nào là quan trọng nhất. Cho nên, hôm nay ông kinh sư đã hỏi Chúa Giêsu rằng: “Thưa Thầy, trong mọi điều răn, điều răn nào là điều răn quan trọng nhất?”

Chúa Giêsu đã không trả lời dựa theo thứ tự của 10 điều răn trong Kinh thánh Cựu ước, nhưng Ngài xướng lên một lời kinh hằng ngày mà người Do Thái vẫn đọc và quả quyết: “Điều răn đứng đầu là: Nghe đây hỡi Israen, Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta là Đức Chúa duy nhất. Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi. Và  điều răn thứ hai là: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Chẳng có điều răn nào khác lớn hơn các điều răn đó”.

Kinh Shema này, đối với người Do Thái là lời kinh quan trọng tựa như kinh Lạy Cha hay kinh Tin Kính mà người Công Giáo chúng ta vẫn đọc nhiều lần trong ngày. Đó là lời kinh tuyên xưng niềm tin vào một Thiên Chúa duy nhất mà hết thảy mọi loài phải quy phục mến yêu Ngài. Điều tuyệt vời ở đây là Đức Giêsu nối kết hai điều răn: Điều răn thứ nhất – mến Chúa và điều răn thứ hai – yêu người làm thành một điều răn duy nhất bất phân ly. Không thể mến Chúa mà không yêu người, và ngược lại không thể yêu người mà lại không mến Chúa.

Kiểu nói “mến Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hế sức” ám chỉ tổng thể, toàn diện con người: ý nói rằng con người phải quy tất cả cuộc sống của mình vào Thiên Chúa để phụng sự Người một cách trọn vẹn, vì Người là Thiên Chúa duy nhất, không còn thần nào khác.

Còn kiểu nói “yêu người thân cận như chính mình”. Cựu ước hiểu rằng người thân cận là những người gần gũi với người Do Thái về huyết thống và chủng tộc. Nhưng Chúa Giêsu mở rộng ra, người thân cận gồm hết mọi người không phân biệt tôn giáo, chủng tộc, người nghĩa thiết hay kẻ thù.

Hôm nay, Chúa đã chỉ cho chúng ta biết điều răn quan trọng nhất trong Đạo. Cốt tủy của Đạo Công Giáo chúng ta có thể tóm chỉ trong một chữ “yêu”: yêu Chúa – yêu người. Và ai trong chúng ta cũng có niềm xác tín như vậy. Thế nhưng, trong cuộc sống thường ngày chúng ta có nguy cơ giản lược hay chia cắt điều răn duy nhất này.

Hai thiền sư: Zaman và Suzu được thầy phái xuống núi để cứu trợ cho một ngôi làng đang gặp nạn đói. Hoàn thành nhiệm vụ trở về, đi ngang qua một con sông, thấy có một thiếu nữ muốn sang sông nhưng lại sơ dòng nước chảy siết, cô liền xin hai vị thiền sư giúp. Zaman đồng ý cõng cô ấy qua sông. Nhưng suốt quãng đường về thiền viện, người bạn của anh tỏ vẻ không bằng lòng. Về gần tới nhà, Suzu không dằn được lòng liền thốt ra: “Này Zaman, chúng ta là những nhà tu hành, trong giáo luật dạy chúng ta rằng, không được phép gần gũi phụ nữ nhất là những cô gái trẻ và đẹp. Thế mà anh đã vác cô ấy trên vai. Anh đã vi phạm luật của giới tu hành, đồng thời anh mang tiếng xấu cho thiền viện của chúng ta”. Nghe tới đây, Zaman bật cười, bình tĩnh trả lời: “Này Suzu, tôi đã bỏ cô ấy lại bên bờ sông rồi. Thế mà, tại sao anh vẫn còn mang cô ấy trong lòng mãi vậy? Phải chăng anh đang mang cô ấy về thiền viện của chúng ta?”

Câu chuyện trên, đáng để chúng ta suy ngẫm và hành động thế nào cho đúng điều răn trọng nhất: mến Chúa và yêu người. Xin Chúa giúp chúng ta biết làm tất cả các bổn phận thường ngày vì tình yêu Chúa và tha nhân. Amen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

“Ánh trăng” trong đan viện

“ÁNH TRĂNG” TRONG ĐAN VIỆN Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Thuở...

“Ngươi phải thờ cha kính mẹ” – Suy niệm Lời Chúa Thánh Lễ Mồng Hai Tết

“NGƯƠI PHẢI THỜ CHA KÍNH MẸ” Suy niệm Lời Chúa:...

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng Chúa Giáng Sinh: Lc 2,1-14 (Lễ đêm)

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng...

29-6 Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19: Hai cách làm chứng

29-6 Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19 HAI...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Theo quan niệm thông...

Chúa Nhật XXXIV TN, B, Ga 18,33b-37: Vua Tình Yêu 

  Vua Tình Yêu  (Ga 18,33b-37) M. Phan Sa, PV      Những tuần qua, thế giới đã theo dõi ngày bầu cử tổng thống Mỹ khá thú...

Lễ các thánh tử đạo Việt Nam: Tình yêu tự hủy – con đường của người môn đệ

  Các thánh tử đạo Việt Nam 25/11 TÌNH YÊU TỰ HỦY – CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ (Lc 9,23-26) M. David, VP Khác với Tin Mừng theo...

Chúa Nhật XXXIV TN, Lễ Chúa Giêsu Kitô – Vua Vũ Trụ

  Vương Quyền của Đức Kitô (Ga 18,33b-37) M. Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Vào Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo hội cử...

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón ngày tận thế

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón Ngày Tận Thế Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa nhật áp chót năm...

Chúa Nhật XXXIII TN, B, Mc 13,24-32: Không biết ngày giờ tận thế vẫn tốt hơn?

    KHÔNG BIẾT NGÀY GIỜ TẬN THẾ VẪN TỐT HƠN? (Mc 13,24-32) M. Eugenio Nguyên, Phước Lý Có một bí mật, mà bất cứ thời đại nào, cho...

Chúa Nhật 32 TN, B, Mc 12,38-44: Tấm lòng sẻ chia của bà góa nghèo

      Tấm lòng chia sẻ của bà góa nghèo M. Phaolô Thụy, Châu Thủy Ý nghĩa và giá trị của việc dâng cúng như thế nào? Bài...