Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

CHÚA THÁNH THẦN VÀ ƠN KÍNH SỢ CHÚA- Suy niệm Thứ Sáu, Tuần VII PS- Vp. Duyên Thập Tự

Suy niệm thứ Năm, TUẦN VII Ps 

CHÚA THÁNH THẦN VÀ ƠN KÍNH SỢ CHÚA

(Cv 25,13b-21 / Ga 21,15-19)

VP Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

Hôm nay chúng ta suy niệm về Ơn Kính Sợ. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã định nghĩa ơn kính sợ như sau: “Ơn kính sợ Thiên Chúa nhắc cho chúng ta biết chúng ta nhỏ bé chừng nào trước Thiên Chúa và tình yêu của Người, và hạnh phúc của chúng ta là phó mình trong tay Người với lòng khiêm nhường, kính tôn và tin tưởng”. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với tín hữu và du khách hành hương năm châu trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư vừa qua tại quảng trường Thánh Phêrô.

Như vậy, ơn kính sợ bao hàm hai ý thức: ý thức về sự nhỏ bé của mình và ý thức về tình yêu Thiên Chúa. Đây không phải là một sự sợ hãi làm mất hết nhuệ khí, mà là một tình yêu uý kính, yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự và hơn mọi người. Nghĩa là Thiên Chúa chiếm vị trí ưu tiên, trên hết và tuyệt đối.

Hai bài đọc Kinh Thánh hôm nay gợi cho chúng ta cung cách sống ơn kính mến Chúa. Đó là kinh nghiệm của hai Tông Đồ của Chúa Giêsu là Phê-rô và Phao-lô.

  1. CHÚA GIÊSU VẪN SỐNG

Chúng ta bắt đầu với kinh nghiệm của Tông Đồ Phao-lô. Trích đoạn sách Công Vụ Tông Đồ hôm nay thuộc chương 25 từ câu 13 đến 21. Trong trích đoạn này, chúng ta nghe ông Tổng Trấn Phét-tô thưa chuyện với vua Ác-ríp-pa và bà Béc-ni-kê về trường hợp của một người đang bị nhốt tù tên là Phao-lô. Tại sao lại có chuyện này? Đó là Tông Đồ Phao-lô đã kháng án và mong muốn chính hoàng đế Rôma xét xử.

Ông Phét-tô kể lại vụ kiện tụng: “Họ – tức là những kỳ mục Do-thái – cùng đến đây với tôi… Đứng quanh đương sự, các nguyên cáo đã không đưa ra một tội trạng nào như tôi tưởng. Họ chỉ tranh luận với ông về một số vấn đề liên quan đến tôn giáo riêng của họ, và liên quan đến một ông Giêsu nào đó đã chết, mà Phao-lô quả quyết là vẫn sống.”

Không dừng lại diễn tiến vụ kiện cáo, tôi xin chia sẻ lời của ông Phét-tô nhắc lại khẳng định của Tông Đồ Phao-lô quả quyết ông Giêsu vẫn sống. Tông Đồ Phao-lô quả quyết điều quan trọng, và điều đó là nền tảng của đức tin Kitô giáo, đó là Chúa Giêsu vẫn đang sống. Nếu Chúa Giêsu đã chết và không sống lại và không còn đang sống, thì niềm tin Kitô giáo là vô ích. Chúa Chúa Giêsu Kitô đang sống làm nên ý nghĩa cuộc sống kitô hữu.

Quay trở lại với Ơn Kính Sợ. Tôi thiết nghĩ, khẳng định “Chúa Giêsu đang sống” và sống chân lý đó, làm nên nền tảng của ơn kính mến. Người ta chỉ kính mến Thiên Chúa – và đây Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa – khi Vị Thiên Chúa đó đang sống. Nghĩa là Vị Thiên Chúa đó vẫn có ảnh hưởng trên cuộc sống con người. Khi người ta hô hào “Thiên Chúa đã chết” – như triết gia Nietzsche tuyên bố – thì người ta chẳng còn uý kính vị Thiên Chúa đã chết đó!

Như vậy, để có thể kính yêu Thiên Chúa, phải xác tín rằng Người vẫn đang sống động và có uy quyền trên cuộc sống nhân loại, cuộc sống của tôi. Khi người ta muốn giết chết Thiên Chúa, nghĩa là muốn loại bỏ Người, thì người ta biến mình thành một vị chúa tể, và như vậy, đâu còn gì để mà kính uý nữa; sẽ không sợ Thiên Chúa và cũng chẳng kiêng nể ai. Trái lại, người kính mến Thiên Chúa, luôn đặt Thiên Chúa ở địa vị trên hết, tối thượng và tuyệt đối; và bản thân nhỏ bé nhưng lại có tương giao với Người. Đây không phải là một thứ mặc cảm tự ti, mà là một ý thức sống động về Thiên Chúa cao cả và sống với Vị Thiên Chúa đó với tất cả sự tín thác, yêu thương. Chính thánh Phao-lô đã sống lòng kính mến đối với Chúa Giêsu đang sống bằng cách: “Tôi sống nhưng không phải là tôi sống, mà Chúa Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20).

Lời khẳng định của Tông Đồ Phao-lô rất quan trọng với niềm tin Kitô giáo và rất quan trọng với cách thức sống đạo của chúng ta, một lối sống đạo mang chất “kính” và “mến” Thiên Chúa. Ước gì chúng ta càng kính trọng Thiên Chúa như Thiên Chúa đáng được, và Thiên Chúa được yêu mến như Người đáng được như vậy.

 

  1. THẦY BIẾT CON YÊU MẾN THẦY

Bây giờ chúng ta nói đến ơn kính mến Chúa nơi Tông Đồ Phê-rô.

Trích đoạn Tin Mừng hôm nay là Tin Mừng theo thánh Gioan chương 21 từ câu 15 đến19. Thánh sử thuật lại cuộc hạnh ngộ giữa Chúa Giêsu Phục Sinh với Tông Đồ Phê-rô. Chúng ta biết là Tông Đồ Phê-rô, trong đêm Chúa bị bắt, đã chối Chúa ba lần. Đây là một tội không nhẹ đâu! Chối Chúa!

Đây Chúa Phục Sinh gặp lại người Tông Đồ đã bị vấp ngã, vấp ngã khá nặng và cũng khá đau, vì đã khóc thảm thương sau khi phạm tội. Chúng ta cũng dễ đoán tâm trạng của người môn đệ này. Nhưng Chúa Phục Sinh, không đặt vấn đề đã qua, mà hướng người môn đệ của mình tới phía trước: phía trước, đó là tình yêu và việc trao phó đoàn chiên.

Trước câu hỏi của Chúa “Này anh Si-mon, con ông Gio-an, anh có mến Thầy hơn các anh em này không?” và hai lần sau với câu hỏi “Này anh Si-mon, con ông Gio-an, anh có mến Thầy không?”, Tông Đồ Phê-rô đã nói lời phát xuất từ lòng mình: “Thưa Thầy, có, Thầy biết con yêu mến Thầy”, “Thưa Thầy, Thầy biết mọi sự, Thầy biết con yêu mến Thầy.”

Lòng kính mến Chúa không phải là một tình cảm sợ hãi, không dám nói lên điều chất chứa trong lòng mình. Trái lại, chính vì tin vào sự hiểu biết tường tận của Chúa đối với tâm hồn mình, nên người kính mến Chúa – như trường hợp của Tông Đồ Phê-rô – dám nói lên sự thật của lòng mình, tình yêu chân thật của mình. Đó là ơn kính mến Chúa.

Nơi Tông Đồ Phê-rô, không phải là những lời nói suông, nơi đầu môi chót lưỡi, nhưng là cả một mối tình sâu đậm dành cho Thầy mình, dù mình đã một lần, đã ba lần, bất xứng với tình yêu Chúa. Ơn kính mến Chúa luôn thúc đẩy tiến lên phía trước, và nhìn lên Chúa. Thật vậy, khi Chúa hỏi Tông Đồ Phê-rô về tình mến ông dành cho Chúa, là Chúa muốn ba lần khẳng định rằng Chúa tin vào tình yêu của người môn đệ này. Và cả ba lần Chúa trao cho ông chăm sóc đoàn chiên của Chúa, để nói lên rằng lòng kính mến Chúa trổ sinh hoa trái cho tha nhân. Lòng kính mến Chúa mang đến khả năng phục vụ người khác, phục vụ những người Chúa trao phó cho.

Như vậy, ơn kính mến bao hàm lòng kính mến Chúa và yêu mến mọi người, chăm sóc với tất cả tình yêu những ai Chúa uỷ thác cho.

 

  1. KÍNH SỢ CHÚA LÀ ĐẦU MỐI KHÔN NGOAN

Với ánh nhìn đó, lòng kính mến Chúa quả là một ân ban tuyệt vời của Chúa Thánh Thần. Nơi đâu có Chúa Thánh Thần, nơi đó có sự nối kết yêu thương, như chính Chúa Thánh Thần là sự hiệp nhất giữa Chúa Cha và Chúa Con.

Và những ai được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, được Người ban cho ơn kính mến Thiên Chúa, họ sẽ luôn thấy cuộc đời có ý nghĩa: ý nghĩa của và trong tình yêu Thiên Chúa và tha nhân.

Như thế, lòng kính sợ Chúa là đầu mối của sự khôn ngoan và là nơi của sự bình an:

“Như trẻ thơ nép mình lòng mẹ,

trong con hồn lặng lẽ an vui.

Cậy vào Chúa đi, Ít-ra-en hỡi,

từ nay đến muôn thuở muôn đời. Amen.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 26-7, thánh Gioakim và thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17: Mối phúc được thấy được nghe

Ngày 26-7, Thánh Gioakim và Thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17 Mối phúc được thấy được nghe Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm...

Ngày 25-7, thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28: Chọn chỗ nhất trong nước Chúa

Ngày 25-7, Thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28 Chọn chỗ nhất trong nước Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Đoạn Tin mừng hôm nay có liên hệ...

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18: Tôi đi tìm Đấng tôi yêu

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18 Tôi đi tìm Đấng tôi yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ngày 3/6/2022 Đức thánh cha Phanxicô đã...

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30: Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30 Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay gợi lên...

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn): Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn) Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta   Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu ví...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bài trích sách ngôn...

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15: Được cho không phải cho không

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15 Được cho không phải cho không Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu sai...

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, tường thuật việc...

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38: Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt”

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38 Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay thuật lại...

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26: Chạm vào Chúa

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26 Chạm vào Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay thuật lại hai phép lạ của lòng...

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17: Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17 Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Người ta ăn chay với nhiều mục...