Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

CHÚA THÁNH THẦN VÀ ƠN LO LIỆU – Suy niệm thứ 4 Tuần VII PS- Vp. Duyên Thập Tự

Suy niệm thứ 4, TUẦN VII Ps 

CHÚA THÁNH THẦN VÀ ƠN LO LIỆU

(Cv 20,28-38 / Ga 17,11-19)

VP Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

Theo nghĩa thông thường, lo liệu là tìm cách thu xếp, xếp đặt, chuẩn bị để đáp ứng với yêu cầu của công việc. Như vậy, lo liệu là một phẩm chất tốt của người biết hành động thích hợp cho đời sống và công việc.

Nâng lên một tầm cao hơn, lo liệu là ơn Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng ta trong các phương cách phải làm để đạt tới mục đích cuối cùng của chúng ta. Như vậy, ở đây có hai yếu tố căn bản, đó là mục đích cuối cùng hay là cứu cánh phải nhắm tới và các phương thế cần được sử dụng. Cứu cánh đó phải là ơn cứu độ, phần rỗi. Nhưng, ơn lo liệu không dừng lại nơi cá nhân của người đón nhận để chỉ nhắm tới mục đích của bản thân, mà còn hướng tới mục đích của tha nhân nữa. Và đó là điều tôi muốn chia sẻ với anh chị em hôm nay khi suy niệm các bài đọc Kinh Thánh trong mối liên hệ với đề tài : CHÚA THÁNH THẦN VÀ ƠN LO LIỆU. Chúng ta sẽ dừng lại nơi thái độ của Chúa Giêsu và thánh Phao-lô.

  1. CON ĐÃ GIỮ GÌN HỌ

Trích đoạn Tin Mừng hôm nay tiếp trích đoạn hôm qua, cũng thuộc chương 17 trong đó Chúa Giêsu dâng lời cầu nguyện lên Chúa Cha. Hôm nay, Chúa Giêsu cầu nguyện cho các Tông Đồ là những môn đệ Chúa, từ câu 11 đến 19.

Đây là những lời cầu nguyện mà Chúa Giêsu dâng lên Chúa Cha ngay trước khi Người ra đi chịu chết. Chúa sẽ lìa xa các môn đệ Chúa, còn các ông vẫn ở lại trần gian. Chúa ra đi chịu chết, nhưng cũng là ra đi để về với Chúa Cha. Trước sự kiện đó, Chúa Giêsu đã xin Chúa Cha gìn giữ các môn đệ của Chúa: “Lạy Cha chí thánh, xin gìn giữ các môn đệ trong danh Cha mà Cha đã ban cho con, để họ nên một trong chúng ta.” Lời cầu nguyện này nói lên mục đích là “các môn đệ hiệp nhất nên một trong Chúa Cha và Chúa Con”. Đây là sự hiệp nhất trong tình yêu của Thiên Chúa. Và cách thức để đạt đến mục đích đó, chính là “gìn giữ”. Vì nếu không có sự gìn giữ, thì tất cả sẽ phân tán, sẽ tan nát về mọi khía cạnh và phương diện. Khi Chúa Giêsu cầu nguyện với Chúa Cha điều này, là Chúa diễn tả sự “lo liệu” của Chúa đối với các môn đệ Chúa. Và sự lo liệu đó, chính Chúa đã thực hiện. Chúa nói lên điều đó: “Khi còn ở với họ, con đã gìn giữ họ trong danh Cha mà Cha đã ban cho con.”

Sự gìn giữ của Chúa đối với các môn đệ – diễn tả sự lo liệu của Chúa – được thực hiện bằng những phương thế như sau:

Đó là nói cho biết lời của Chúa Cha: “Con đã truyền lại cho họ lời của Cha”. Chính lời của Chúa Cha – qua lời của Chúa Giêsu – qui tụ và hiệp nhất các môn đệ, vì tất cả được nuôi sống, được dẫn dắt bởi lời Chúa. Lời ban ơn cứu độ.

Đó là sứ vụ: “Như Cha đã sai con đến thế gian, thì con cũng sai họ đến thế gian”. Sứ vụ chung là nơi qui tụ và nơi cùng hoạt động. Đây là nơi của sự liên kết và hiệp nhất. Sứ vụ loan báo Tin Mừng cứu độ.

Đó là sự hiến thánh chính bản thân: “Vì họ, con xin thánh hiến chính mình, để nhờ sự thật, họ cũng được thánh hiến”. Chính nơi đây – thánh hiến và được thánh hiến – các môn đệ sẽ gặp nhau trong sự thật, sự thật của căn tính của họ. Sự thật giải thoát, cứu độ.

Như vậy, trong cuộc sống với các môn đệ và trong cả khi ra đi khỏi cuộc sống trần gian này, Chúa Giêsu đã và sẽ lo liệu cho các môn đệ Người đạt được mục đích của đời sống họ. Và hơn nữa, khi cầu nguyện với Chúa Cha, “xin gìn giữ”, là Chúa cũng rất mong ước Chúa Cha lo liệu cho cuộc sống của các môn đệ của mình.

Trong lời cầu nguyện này của Chúa, chúng ta nhận ra tấm lòng của Chúa đối với các môn đệ của Chúa ngày xưa và đối với chúng ta ngày nay: Chúa vẫn làm tất cả những gì tốt nhất – và xin Chúa Cha cũng thực hiện những gì tốt nhất – để chúng ta, để nhân loại được ơn cứu độ và hiệp nhất với nhau. Đừng bao giờ chúng ta nghĩ rằng Chúa Giêsu bỏ rơi chúng ta, Chúa Cha bỏ rơi chúng ta. Không! Không bao giờ!

Chúa lo liệu cho chúng ta với việc ban cho chúng ta Lời Chúa, ban cho chúng ta các Bí Tích, ban cho chúng ta các thừa tác viên của những ân huệ Chúa. Chúa ban cho chúng ta tất cả những gì trong và qua Giáo Hội, cũng như qua biết bao nhiêu người bên cạnh chúng ta. Và khi cảm nghiệm như thế, mỗi chúng ta hãy trở thành nơi để Thiên Chúa Ba Ngôi lo liệu những gì tốt đẹp cho anh chị em chúng ta, cho tha nhân.

  1. KHI TÔI ĐI RỒI

Chúng ta tiếp tục với thánh Phao-lô. Hôm qua chúng ta đã nói đến cuộc gặp gỡ cuối cùng giữa thánh Phao-lô và những kỳ mục của Giáo Hội Ê-phê-sô. Trong cuộc gặp gỡ này, thánh Phao-lô đã nói lên nỗi lòng của ngài đối với họ và với mọi kitô hữu tại Ê-phê-sô.

Trích đoạn sách Công Vụ Tông Đồ hôm nay, chương 20 từ câu 28 đến 38. Thánh Phao-lô nói đến bản thân của ngài đã hành động ra sao và khuyên các kỳ mục hành động thế nào để gìn giữ đoàn chiên Chúa đã trao cho. Đây là một sự lo liệu rất cần thiết, và có thể nói, đây là một ơn lo liệu mà Chúa Thánh Thầm ban cho.

Vậy thánh Phao-lô đã lo liệu cho Giáo Hội Ê-phê-sô và qua đó cho mọi Giáo Hội như thế nào? Đâu là cách thức sống của ngài?

Trước hết, ngài đã lo liệu về phương diện vật chất cho chính mình và các người đồng hành với ngài: “Vàng bạc hay quần áo của bất cứ ai, tôi đã chẳng ham. Chính anh em biết rõ: những gì cần thiết cho tôi và cho những người sống với tôi, đôi tay này đã tự cung cấp.”

Tiếp đến, ngài đã lo liệu cho những người thiếu thốn về phương diện vật chất: “Tôi luôn tỏ cho anh em thấy rằng phải giúp đỡ những người đau yếu bằng cách phải làm lụng vất vả như thế, và phải nhớ lại lời Chúa Giêsu đã dạy: cho thì có phúc hơn là nhận.”

Rồi việc lo liệu cho đời sống đạo của những tín hữu đã làm cho ngài phải đau khổ như thế nào: “Anh em hãy nhớ rằng, suốt ba năm, ngày đêm tôi đã không ngừng khuyên bảo mỗi người trong anh em, lắm khi phải rơi lệ.”

Không những khi còn sống giữa họ, thánh Phao-lô đã lo liệu cho họ, mà đây khi ra đi, ngài vẫn lo liệu cho họ. Đây là viễn cảnh: “Phần tôi, tôi biết rằng khi tôi đi rồi, thì sẽ có những sói dữ đột nhập vào anh em, chúng không tha đàn chiên. Ngay từ giữa hàng ngũ anh em sẽ xuất hiện những người giảng dạy những điều sai lạc, hòng lôi cuốn các môn đệ theo chúng.” Vậy, trước sự kiện sẽ xảy ra như thế, đâu là sự lo liệu của thánh Phao-lô? Có hai cách:

Thứ nhất, ngài khuyên các kỳ mục phải ân cần lo cho chính bản thân và đàn chiên: “Anh em hãy ân cần lo cho chính mình và toàn thể đoàn chiên mà Thánh Thần đã đặt anh em làm người coi sóc, hãy chăn dắt Hội Thánh của Thiên Chúa, Hội Thánh Người đã mua bằng máu của chính mình”.

Cách thứ hai, là để Chúa lo liệu: “Giờ đây, tôi xin phó thác anh em cho Thiên Chúa và cho lời ân sủng của Người, là lời có sức xây dựng và ban cho anh em được hưởng phần gia tài cùng với tất cả những người đã được thánh hiến”.

Qua cách hành xử của thánh Phao-lô, chúng ta nhận ra trách nhiệm của những người chăm sóc đoàn chiên của Chúa. Sự lo liệu là cần thiết. Nhưng ơn lo liệu mà Chúa Thánh Thần ban cho, còn cần thiết và quan trọng biết bao, để bản thân và những người mình phục vụ đạt tới ơn cứu độ và sự an toàn trong Thiên Chúa Ba Ngôi.

  1. XIN CHỈ CHO CON ĐƯỜNG LỐI CHÚA

Ơn lo liệu: đó là nhìn về phía người lãnh nhận. Nhưng nhìn về phía Chúa Thánh Thần, Đấng ban ơn, thì đó là ơn chỉ bảo, ơn chỉ bảo đàng lành. Cả hai khía cạnh đều quan trọng. Chúa Thánh Thần chỉ dẫn để người lãnh nhận biết vận dụng ơn Chúa để mưu ích cho bản thân và tha nhân. Xin Chúa Thánh Thần chỉ dẫn chúng ta đường nẻo của Thiên Chúa.

Trong kinh cầu xin Chúa Thánh Thần Sáng Tạo, chúng ta cầu xin ơn lo liệu, ơn chỉ bảo như sau:

Bao chước mưu gian ác xin phá tan,

Giữ gìn đoàn con trong ơn thái an,

Được Chúa bảo tồn dắt dìu đường đi,

Chúng con mong lánh thoát muôn hại nguy”. Amen.

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 26-7, thánh Gioakim và thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17: Mối phúc được thấy được nghe

Ngày 26-7, Thánh Gioakim và Thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17 Mối phúc được thấy được nghe Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm...

Ngày 25-7, thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28: Chọn chỗ nhất trong nước Chúa

Ngày 25-7, Thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28 Chọn chỗ nhất trong nước Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Đoạn Tin mừng hôm nay có liên hệ...

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18: Tôi đi tìm Đấng tôi yêu

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18 Tôi đi tìm Đấng tôi yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ngày 3/6/2022 Đức thánh cha Phanxicô đã...

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30: Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30 Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay gợi lên...

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn): Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn) Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta   Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu ví...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bài trích sách ngôn...

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15: Được cho không phải cho không

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15 Được cho không phải cho không Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu sai...

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, tường thuật việc...

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38: Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt”

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38 Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay thuật lại...

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26: Chạm vào Chúa

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26 Chạm vào Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay thuật lại hai phép lạ của lòng...

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17: Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17 Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Người ta ăn chay với nhiều mục...