Thứ Ba, 16 Tháng Tư, 2024

CON ĐƯỜNG HOÁN CẢI – TUẦN XXVII-thứ Ba – VP Duyên Thập Tự

TN-186-TUẦN XXVII-thứ Ba

CON ĐƯỜNG HOÁN CẢI
(Gn 3,1-10 / Lc 10,38-42)

VP Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

Trong các tôn giáo, một điều quan trọng là sự hoán cải. Bất cứ tôn giáo nào cũng đề cao kinh nghiệm này, tuy rằng việc hiểu biết và nội dung có khác nhau. Hoán cải là điều bận tâm trước hết của việc rao giảng của thánh Gio-an Tiền Hô cũng như của Chúa Giê-su. Hoán cải là bước đầu của tiến trình đời sống tâm linh.
Các bài đọc Lời Chúa và lễ thánh Faustina hôm nay trình bày cho chúng ta “CON ĐƯỜNG HOÁN CẢI” mà mỗi chúng ta, dù là giáo dân hay giáo sĩ hoặc tu sĩ, cần phải hiện thực trong đời sống.

1. HOÁN CẢI : BỎ CON ĐƯỜNG TỘI LỖI
Bài đọc một, trích sách Giô-na chương 3 từ câu 1 đến 10. Đây là trình thuật về việc ông Giô-na, tuân theo lệnh Thiên Chúa, đến với dân thành Ni-ni-vê để loan báo một đại hoạ sắp giáng xuống trên họ.
Ông Gio-na tuyên bố: “Còn bốn mươi ngày nữa, Ni-ni-vê sẽ bị phá đổ”. Một lời tiên báo ngắn gọn chứa đựng một nội dung làm cho những người nghe khiếp sợ. Ông Gio-na không rào đón, không tỏ ra tế nhị khi tiếp xúc với những con người lạ này trong một thành phố hoàn toàn xa lạ, vì đây là lần đầu ông đặt chân đến. Đối với dân thành Ni-ni-vê, điều vừa được tuyên bố gây nên chấn động lớn trong thành và giữa họ. Tai hoạ đang đến gần! Vậy đâu là phản ứng của họ?
Họ đã giật mình, nghĩa là họ nghĩ là đời sống cụ thể của họ. Họ “xét mình” nhờ lời tuyên bố của ông Gio-na. Họ không phản kháng con người lạ này với phát ngôn sốc của ông. Họ phản tỉnh. Họ nghĩ lại nếp sống của họ. Đây là một phản ứng tốt khởi đầu của con đường hoán cải.
Tiếp đến, họ công bố thời gian chay tịnh để tỏ lòng sám hối. Những thực hành như mặc áo vải thô, ngồi trên tro, kiêng bớt ăn uống, diễn tả tâm hồn đau đớn, thống hối thật lòng. Những diễn tả đó vừa phát xuất từ tấm lòng thống hối khiêm cung vừa nuôi sống lòng thống hối. Đây là bước thứ hai của con đường hoán cải.
Họ trở lại, bỏ con đường gian ác và những hành vi bạo lực. Đây là những hành động cần thiết của việc hoán cải, nghĩa là sửa đổi nếp sống, không thể sống như ngày xưa trong gian ác. Đây là sự thống hối chân thật. Đây là bước thứ ba trên con đường hoán cải.
Họ tin tưởng Thiên Chúa sẽ dủ thương, tha thứ, không còn giữ ý định giáng phạt. Lòng thống hối chân thật bao giờ cũng dẫn đưa hối nhân đến với niềm tin vào lòng thương xót của Thiên Chúa. Đây không phải là một sự hối hận, mà là một sự thống hối mang tính đối thần, nghĩa là sự đau đớn tâm hồn chạm đến chính Thiên Chúa. Và đây là bước thứ tư, bước dẫn tới chính Thiên Chúa.
Câu chuyện của dân Ni-ni-vê đối với lời tuyên bố của ông Gio-na cũng phải là câu chuyện của cộng đoàn, của Giáo Hội và của mỗi chúng ta. Chúng ta không nên ru ngủ mình, mà phải có khả năng giật mình trước những sứ điệp được gửi đến từ bất cứ nơi nào, do bất cứ ai, với bất cứ nội dung nào – dù đó là những đe doạ, những điều chúng ta không muốn nghe. Hoán cải phải là một cuộc trở về, bỏ con đường tội lỗi. Chúng ta rất cần bước đi trên con đường hoán cải này. Đừng ngoan cố sống trong tội lỗi. Cái chết – nghĩa là tai hoạ ập đến – sẽ đến, và như thế, cái gì sẽ chờ đợi chúng ta sau đó. Hãy nghĩ tới kết thúc cuộc đời, để biết sống sao cho xứng hợp với tư cách một Ki-tô hữu. Lời đe doạ của ông Gio-na đã có kết quả tốt cho dân Ni-ni-vê. Ước gì chúng ta cũng đạt được những kết quả tốt trước những sứ điệp Chúa gửi đến trong cuộc sống và qua những biến cố xảy ra. Chúa đang mời gọi tôi điều gì đây qua tất cả những thứ đó?

2. HOÁN CẢI : CHỌN ĐIỀU CẦN THIẾT NHẤT VÀ TỐT NHẤT
Con đường hoán cải không chỉ dừng lại nơi việc từ bỏ tội lỗi hay sợ hình phạt hoả ngục – tuy rằng điều đó rất cần thiết và cần được thực hiện như bước đầu tiên – nhưng hoán cải còn chứa đựng nội dung tích cực hơn, mà bài Tin Mừng theo thánh Lu-ca chương 10 từ câu 38 đến 42 gợi mở cho chúng ta.
Câu chuyện giữa hai chị em Mát-ta và Ma-ri-a xảy ra vào một dịp viếng thăm của Chúa Giê-su, ai trong chúng ta cũng đã biết rõ.
Câu nói Chúa Giê-su ngỏ với chị Mác-ta: “Mác-ta! Mác-ta ơi! Chị băn khoăn lo lắng nhiều chuyện quá! Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi. Ma-ri-a đã chọn phần tốt nhất, và sẽ không bị lấy mất”. Ở đây, tôi sẽ không giải thích về công việc của chị Mác-ta hay của cô em Ma-ri-a; nhưng dừng lại hai yếu tố của câu nói của Chúa: “một chuyện cần thiết” và “phần tốt nhất”.
Hoán cải phải là hướng tới điều gì cần thiết nhất và chọn phần tốt nhất. Khi nói đến điều cần thiết nhất và phần tốt nhất, không có nghĩa là loại trừ, nhưng nhấn mạnh đến điều gì thiết yếu nhất và quan trọng nhất của cuộc sống, và điều đó tồn tại – nghĩa là không ai lấy mất được. Điều đó chi phối tất cả những thứ khác. Hoán cải là để điều đó trở thành ưu tư và ưu tiên cho đời sống mỗi người. Mỗi chúng ta trở về với lòng mình và hiện diện trước Chúa để trả lời cho chính mình điều mà mình cho là cần thiết nhất và điều mình chọn làm phần tốt nhất. Rồi hỏi lòng mình và hỏi Chúa xem điều đó có thật sự là cần thiết và tốt nhất cho cuộc sống của mình không. Vì thế, chúng ta cần dừng lại – như Chúa mời chị Mác-ta – dừng lại để ngồi bên Chúa mà thẩm định điểu mình đang cưu mang và thực hiện.
Ước gì con đường hoán cải dẫn mỗi chúng ta đến mối tương giao với điều là nền tảng, chính yếu, của đời Ki-tô hữu. Điều gì nào? Mỗi người hãy trả lời cho chính mình.

3. HOÁN CẢI : ĐẾN VỚI LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT
Hôm nay, Giáo Hội nhớ thánh Faustina, người tông đồ của lòng Chúa thương xót. Sứ điệp của Chúa trao cho chị để chuyển tải cho Giáo Hội và thế giới cũng là con đường hoán cải. Con đường hoán cải đó là chính việc chạy đến với lòng thương xót. Chúng ta nghe lại một vài trích đoạn trong Nhật Ký của thánh nhân. Đây là những lời Chúa nói với chị.
“Trong Cựu Ước, Cha đã sai các tiên tri mang những cơn thịnh nộ đến với dân Cha. Còn hiện nay, Cha sai con đem tình thương của Cha đến cho toàn thế giới. Cha không muốn đoán phạt, nhưng muốn chữa lành và ghì chặt nhân loại đau thương, vào Trái Tim lân tuất của Cha. Cha chỉ sử dụng hình phạt khi chính họ ép buộc Cha phải làm như vậy; tay Cha rất miễn cưỡng khi phải cầm thanh gươm công thẳng. Trước Ngày Công Thẳng, Cha gửi đến ngày Xót Thương” (NK 1588).
Ái nữ của Cha ơi, nếu Cha muốn qua con mà đòi mọi người tôn sùng Lòng Thương Xót của Cha, thì con phải là người trước tiên trổi vượt trong niềm tin tưởng vào lòng thương xót ấy. Cha đòi hỏi con những hành vi nhân ái được thực hiện và yêu mến Cha. Ở mọi nơi trong mọi lúc, con hãy tỏ lòng nhân ái với người lân cận. Con không được thoái thác, kiếm cớ chữa mình hay tự miễn cho mình điều ấy.
Cha ban cho con ba phương thế để sống nhân ái với người chung quanh: thứ nhất – bằng hành vi, thứ hai – bằng ngôn từ, thứ ba – bằng cầu nguyện. trong ba cấp độ này hàm chứa lòng nhân ái sung mãn và bằng chứng không thể nghi ngờ về tình yêu dành cho Cha. Bằng cách này, một linh hồn sẽ tôn vinh và sùng kính Lòng Thương Xót Cha (NK 742).

Ước gì Lời Chúa và sứ điệp của thánh Faustina mang đến cho chúng ta sức mạnh bước đi trên “CON ĐƯỜNG HOÁN CẢI” để từ sự từ bỏ lối sống tội lỗi tiến tới sự chọn lựa thực hiện điều gì cần thiết nhất, tốt nhất và cuối cùng định cư trong Trái Tim đầy thương xót của Đấng đã đến và đang đến cứu độ chúng ta.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ Ba Tuần III Phục Sinh, Ga 6,30-35 : Cuộc sống bất tử cần “bánh trường sinh”

Thứ Ba Tuần III Phục Sinh, Ga 6,30-35 Cuộc sống bất tử cần “bánh trường sinh” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Người Việt Nam ta thường dùng...

Thứ Hai Tuần III Phục Sinh, Ga 6,22-29 : Khát vọng Tuyệt Đối

Thứ Hai Tuần III Phục Sinh, Ga 6,22-29 Khát vọng Tuyệt Đối Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng chúng ta nhận thấy có nhiều người tìm...

Thứ Bảy Tuần II Phục Sinh, Ga 6,16-21: “Thầy đây, đừng sợ”

Thứ Bảy Tuần II Phục Sinh, Ga 6,16-21 “Thầy đây, đừng sợ” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay khá ngắn, nhưng tường thuật khá...

Thứ Sáu Tuần II Phục Sinh, Cv 5,34-42; Ga 6,1-15: Chúa cần con cộng tác

Thứ Sáu Tuần II Phục Sinh, Cv 5,34-42; Ga 6,1-15 Chúa Cần Con Cộng Tác Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Sống tâm tình niềm vui Mùa Phục...

Thứ Năm Tuần II Phục Sinh, Ga 3,31-36: Nhân chứng giữa đời

Thứ Năm Tuần II Phục Sinh, Ga 3,31-36 Nhân Chứng Giữa Đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Thời gian gần đây, dư luận xôn xao vụ anh...

Thứ Tư Tuần II Phục Sinh, Ga 3,16-21: Thiên Chúa vẫn mãi yêu thế gian

Thứ Tư Tuần II Phục Sinh, Ga 3, 16-21 Thiên Chúa Vẫn Mãi Yêu Thế Gian Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Để cảm nghiệm được tình yêu...

Thứ Ba Tuần II Phục Sinh, Cv 4,32-37; Ga 3,7-15: Kitô hữu sống Tin Mừng

Thứ Ba Tuần II Phục Sinh, Cv 4,32-37; Ga 3,7-15 Kitô Hữu Sống Tin Mừng Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Sách Công Vụ Tông Đồ cho chúng...

Thứ Bảy Tuần Bát Nhật Phục Sinh, Cv 4,13-21; Mc 16,9-15 : Sống Lời Chúa Là Loan Tin Mừng

Thứ Bảy Tuần Bát Nhật Phục Sinh, Cv 4,13-21; Mc 16,9-15 Sống Lời Chúa Là Loan Tin Mừng Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Các con hãy đi...

Thứ Sáu Tuần Bát Nhật Phục sinh, Cv 4,1-12: Làm chứng cho Chúa như thế nào?

 Thứ Sáu Tuần Bát Nhật Phục sinh, Cv 4,1-12 Làm chứng cho Chúa như thế nào? Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Để có thể biết lời làm...

Thứ Năm Tuần Bát Nhật Phục Sinh, Lc 24,35-48: Kinh nghiệm gặp Đấng Phục Sinh

Thứ Năm Tuần Bát Nhật Phục Sinh, Lc 24,35-48 Kinh Nghiệm Gặp Đấng Phục Sinh Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay cho chúng...

Thứ Tư Tuần Bát Nhật Phục Sinh, Lc 24,13-35: Đường Emmaus hiện tại

Thứ Tư Tuần Bát Nhật Phục Sinh, Lc 24,13-35 Đường Emmau Hiện Tại Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Khi được Chúa kêu gọi các môn đệ đã...

Thứ Ba Tuần Bát Nhật Phục Sinh, Cv 2,36-41; Ga 20,11-18: Nhân chứng cho Đấng Phục Sinh

Thứ Ba Tuần Bát Nhật Phục Sinh, Cv 2,36-41; Ga 20,11-18 Nhân Chứng Cho Đấng Phục Sinh Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Kitô phục sinh đã...