Thứ sáu, 27 Tháng mười hai, 2024

Lễ Giáng Sinh: Con Thiên Chúa nhập thể làm người và nhập thế cứu người

 

 

Lễ Giáng Sinh 2024

CON THIÊN CHÚA NHẬP THỂ LÀM NGƯỜI NHẬP THẾ CỨU NGƯỜI

Đaminh-Hạnh Lê Văn Chương, Phước Hiệp

Hôm nay, ngày 25/12 chúng ta cùng toàn thể thế giới hân hoan mừng lễ Giáng Sinh. Khi mùa Giáng Sinh về, không khí cảnh quan như lễ hội, đâu đâu cũng thấy đèn hoa rực rỡ. Ở các nhà thờ trang hoàng các hang đá lộng lẫy. Nơi phố xá, kể cả các con hẻm cũng đầy những hang đá nhỏ xinh. Khắp chốn vang lên những bài thánh ca nhộn nhịp xen lẫn tâm tình ý nghĩa thờ phượng và đầy mến thương.

Thế nhưng, Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta không nên dừng lại ở khung cảnh bên ngoài, nhưng mời gọi chúng ta nên để tâm suy nghĩ và tìm hiểu ý nghĩa sâu xa của việc Con Thiên Chúa nhập thể làm người và nhập thế cứu người. Tin mừng hôm nay có ít nhất ba điểm để chúng ta suy gẫm.

Thứ nhất: Chúa Giê-su là ai?

Thứ hai: Tại sao Ngài lại đến thế gian?

Thứ ba: Con người ngày nay sống tâm tình với Chúa Giêsu như thế nào?

1. Chúa Giêsu là ai?

Những câu mở đầu bài Tin mừng là câu trả lời chuẩn xác nhất. Vậy Tin Mừng nói gì? Tin mừng nói: “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa. Ở nơi Người là sự sống, và sự sống là ánh sáng cho nhân loại. Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối, và bóng tối đã không diệt được ánh sáng”. Hay nói cách khác: Chúa Giêsu đã có từ lúc khởi đầu, Chúa Giêsu là Ngôi Lời, Chúa Giêsu luôn hướng về Thiên Chúa và Chúa Giêsu là Thiên Chúa.

2. Tại sao Ngài lại đến thế gian?

Với câu hỏi này chúng ta nên ngược lại với các sách Cựu Ước, nhất là sách Sáng thế. Tại sao vậy? Vì các sách Cựu Ước như là bộ sách lịch sử của dân Thiên Chúa. Trong bộ lịch sử này nói lên các trạng huống của dân được Chúa chọn phạm tội, nhưng sau đó đã biết hối cải trở về và được Thiên Chúa cứu. Trong các trạng huống ấy được tóm gọn trong bốn từ là: Tội, Phạt, Hối, Cứu.

Còn sách Sáng thế nói về công trình tạo dựng của Thiên Chúa, trong công trình tạo dựng này có đoạn nói về việc con người đã bất tuân phạm tội chống lại Thiên Chúa và tội lỗi này được lưu truyền từ đời nọ đến đời kia, đến thiên thu vạn đại. Sau khi tạo dựng trời đất muôn loài, Thiên Chúa tạo dựng con người theo hình ảnh Ngài và đặt con người vào một khu vườn gọi là vườn Ê-đen, và ở đây con người đã phạm tội bất tuân với Thiên Chúa. Có thể nói, vì nguồn tội này và các thứ tội phạm về sau của con người mà Chúa Giêsu đã vâng lời Thiên Chúa Cha để hạ thân nhập thể và nhập thế để cứu độ nhân loại.

Như trong trình thuật của Tin mừng, thánh Gioan nhìn thấy nơi máng cỏ, nơi biến cố Hài Nhi Giêsu giáng trần là cả một công trình sáng tạo mới, một thế giới mới. “Lúc khởi đầu” ý muốn nhắc lại cho chúng ta biết việc Thiên Chúa tạo dựng vạn vật và làm ra lịch sử trong khởi đầu của sách Sáng thế. Như vậy, khi dùng cụm từ “lúc khởi đầu” để bắt đầu nói về Tin mừng của Chúa Giêsu và gợi lên việc Người sinh ra, rõ ràng thánh Gioan muốn nói với chúng ta rằng: việc Chúa giáng sinh là bắt đầu một sáng tạo mới, một lịch sử mới, không phải là để thay thế lịch sử và sáng tạo cũ, nhưng là làm cho chúng nên mới mẻ và trọn hảo.

Chính vì thế, thánh sử Gioan nhắc đi nhắc lại vấn đề ánh sáng, sự sống, sung mãn, vinh quang. Đây là những điều mà sách Sáng thế đã đề cập tới khi nói về việc Thiên Chúa tạo dựng nên trời đất. Cũng như sách Sáng thế, tất cả đều quy hướng vào việc dựng nên con người, bài Tin mừng cũng hướng về việc “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta. Chúng tôi đã được nhìn thấy vinh quang của Người, vinh quang mà Chúa Cha ban cho Người, là Con Một đầy tràn ân sủng và sự thật”. Như vậy, Tin mừng hướng chúng ta tới một cái nhìn sâu sắc hơn về biến cố Chúa giáng sinh. Nơi Hài nhi mới sinh trong máng cỏ đó là cả một công trình sáng tạo mới của Thiên Chúa, để đi vào một thế giới mới, một lịch sử mới, một sự sống mới mà Hài Nhi Giêsu mang đến cho nhân loại.

3. Con người ngày nay sống tâm tình với Chúa Giêsu như thế nào?

Khi nhìn vào thế giới hôm nay, con người như đang mắc kẹt trong tham vọng bá chủ của kẻ mạnh, còn kẻ yếu thì sống trong vô vọng chán nản. Nhìn chung, con người ngày nay có lối sống quá ư phóng khoáng vô luân. Vì lối sống phóng khoáng và vô luân lên ngôi nên kéo theo lối sống giả tạo, gian dối và tạo nên những con người vô cảm, chôn vùi nhận thức và không biết ý thức về tội lỗi. Điều này trước đây chỉ nghe nói đến ở những nơi chợ búa, nhưng thật đáng buồn và đáng báo động vì điều này như đang phổ biến trong các cộng đoàn tu. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên chán nản mà buông xuôi theo kiểu “mặc kệ nó”, trái lại hãy sống trong tin tưởng và hy vọng. Như trong bài nói chuyện của Đức thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II khi được tạp chí Time vinh danh là người nổi bật nhất của năm 1994 rằng: “Con người không nên cảm thấy bối rối hay chán nản về lối sống đê hèn đang lan tràn khắp nơi với những vấn nạn về luân lí, xã hội, nhưng cần nhìn ra một sự thánh thiện, tốt lành mà Thiên Chúa đã tạo dựng con người, con người cần cố gắng vượt qua mọi thách thức để sống sự tốt lành của một đời sống bằng con đường hy vọng”.

Nhìn lại những năm gần đây với biết bao biến động xảy ra cho thế giới, cho Giáo hội, cho đất nước, cho gia đình và cho mỗi người, chúng ta cũng dễ bị cám dỗ buông xuôi theo đà thất vọng, chán nản. Chính trong điều này mà chúng ta cần có một cái nhìn lạc quan và có cái nhìn mạnh mẽ về niềm tin như một xác tín mà chúng ta nhận thấy Lời Chúa của ngày hôm nay: “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời. Ngôi Lời vẫn hướng về Thiên Chúa, và Ngôi Lời là Thiên Chúa. Ở nơi Người là sự sống, và sự sống là ánh sáng cho nhân loại. Ánh sáng chiếu soi trong bóng tối, và bóng tối đã không diệt được ánh sáng”.

Quả thật, Chúa Hài Đồng Giêsu đang gõ cửa tâm hồn của mỗi chúng ta, Người luôn là ánh sáng mang lại cho chúng ta niềm hy vọng. Người luôn hiện diện trong tâm hồn và trong cuộc sống của mỗi người chúng ta, đồng thời Người cũng luôn đồng hành, hiệp hành với chúng ta. Chúng ta nhìn nhận tất cả những hồng ân mà Thiên Chúa ban cho để chúng ta cùng tiến bước. Cho dù cuộc sống có nhiều tăm tối và thách đố, nhưng chúng ta vẫn luôn có ánh sáng của Hai Nhi Giêsu để tiến bước với niềm hy vọng vào Thiên Chúa.

Trong đêm lễ Giáng Sinh, cùng với các Thiên sứ, chúng ta hát vang: “Vinh Danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tậm”. Xin Chúa cho chúng ta biết mở lòng ra đón nhận một sự sống mới mà Chúa Cứu Thế mang tới. Sự sống này không chỉ là ơn nghĩa giao hoà chúng ta với Chúa, tức là ơn tha tội và yêu mến Thiên Chúa; nhưng sự sống này còn là sức mạnh giúp chúng ta vượt qua được những cám dỗ của thế gian và xác thịt, mà sống theo đường lối của Con Thiên Chúa làm người.

Lễ Giáng sinh cũng là dịp nhắc nhở chúng ta sống mầu nhiệm Nhập thể. Chính nhờ chúng ta mà mầu nhiệm Nhập thể được thể hiện một cách rõ ràng, cụ thể. Bởi vì, chính nhờ đôi tay của chúng ta mà Thiên Chúa chữa lành. Chính nhờ môi miệng của chúng ta mà Thiên Chúa nói lời an ủi, khích lệ. Chính nhờ trí óc của chúng ta mà Thiên Chúa làm cho sa mạc nở hoa.

Lạy Chúa Hài Đồng Giêsu, xin Chúa cho mỗi chúng con luôn biết nhận ra và sống đúng với ý nghĩa của mầu nhiệm Giáng sinh. Amen.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Gia Đình Thánh Gia: Mẫu Gương Yêu Thương và Hiệp Nhất

LỄ THÁNH GIA THẤT ( Lc 2, 41- 52)  Đan viện Phước Hải Gia đình là nền tảng của Giáo Hội và xã hội, bởi gia...

Giáng Sinh – Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta

Giáng Sinh - Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Giáng Sinh – Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô Mặt Trời Công Chính

Giáng Sinh - Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô Mặt Trời Công Chính Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, muôn dân đã được thấy ơn...

Giáng Sinh – Lễ Đêm (Lc 2,1-14)  “Yêu Nhau Muôn Sự Chẳng Nề…”

Giáng Sinh - Lễ Đêm (Lc 2,1-14)  “Yêu Nhau Muôn Sự Chẳng Nề…” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong khung cảnh huy hoàng của Đêm Thánh vô...

Lễ Vọng Giáng Sinh (Mt 1,1-25) Đức Giêsu – Thiên Chúa Làm Người

Lễ Vọng Giáng Sinh (Mt 1,1-25) Đức Giêsu - Thiên Chúa Làm Người Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bầu khí háo hức rạo rực mừng kỷ...

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ vội vã lên đường

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ Vội Vã Lên Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta...

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa qua muôn nẻo đường

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa Qua Muôn Nẻo Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Phụng vụ lời...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, C, Lc 3,10-18: Trở về với sự thiện

    TRỞ VỀ VỚI SỰ THIỆN (Lc 3,10-18) M. Mai Đăng Minh, CĐ Thiên Phước Con người ngay từ đầu được sinh là nhân chi sơ tính bản...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, Lc 3,10-18: Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế

    Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế  (Lc 3,10-18)            Đan sĩ M. Paula Đình, Châu Thủy Khởi đi từ bài đọc II,...

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở nên vô nhiễm giữa thế giới “ô nhiễm”

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở Nên Vô Nhiễm Giữa Thế Giới “Ô Nhiễm” Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ. O.Cist Giữa bầu...

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

  LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI MẦU NHIỆM TỘI LỖI Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm về con...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa đến trong cuộc đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...