Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

CÙNG TIẾN BƯỚC – THỨ SÁU TUẦN II MÙA VỌNG

MV-13-TUẦN II-thứ sáu

CÙNG TIẾN BƯỚC

(Is 48,17-19 / Mt 11,16-19)

VP Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

Hôm nay tôi chia sẻ về một khía của sự tiến bước, đó là “CÙNG TIẾN BƯỚC”. Việc cùng tiến bước thể hiện sự đồng thuận trong tư tưởng, trong nếp sống và trong cùng nhịp bước. Con người, nếu cùng đi với Thiên Chúa và với nhau, sẽ đạt đến bến bờ chờ mong, mà chúng ta gọi là ơn cứu độ. Trái lại, nếu không cùng bước đi, nghĩa là không đồng thuận trong tư tưởng và chấp nhận lối sống, thì sẽ đánh mất cơ hội và không đạt được cùng đích cuộc đời.

  1. THIÊN CHÚA DẠY NGƯƠI VÀ HƯỚNG DẪN NGƯƠI

Chúng ta bắt đầu với bài đọc một, sách Ngôn Sứ I-sai-a chương 48 từ câu 17 đến 19. Trong phân đoạn này, Thiên Chúa ngỏ lời với dân Ít-ra-en những lời như thể phát xuất từ chính tấm lòng của Người:

“Ta là Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, Đấng dạy ngươi những điều bổ ích, Đấng hướng dẫn ngươi trên đường ngươi đi”.

Chúng ta ghi nhận hai động từ “dạy” và “hướng dẫn”. Thiên Chúa dạy những điều bổ ích và hướng dẫn trên đường đi. Thiên Chúa như một thầy dạy và như một người đồng hành. Những điều bổ ích cho cuộc sống được thông truyền, dưới hình ảnh hành trình trên đường đi. Với tất cả khôn ngoan duệ trí tuyệt đối, Thiên Chúa chỉ dạy và hướng dẫn con người, chúng ta, để cuộc sống có ý nghĩa và đạt đến cùng đích cuộc đời. Nhưng với điều kiện là phải lưu ý đến lời của Người.

“Giả như ngươi lưu ý đến mệnh lệnh của Ta, thì sự bình an của ngươi sẽ chan chứa như dòng sông và sự công chính của ngươi sẽ dạt dao như biển”. Đây là hiệu quả, hoa trái, của việc cùng tiến bước với Thiên Chúa, nghĩa là bước đi trên con đường Người chỉ dẫn bằng cách tuân theo những điều Người dạy, những mệnh lệnh của Người. Sự bình an và sự công chính là hai điều rất quí giá không những cho bản thân và còn cho tha nhân. Khi bình an và công chính gặp nhau ở nơi đâu, nơi người nào, thì đó sẽ là hạnh phúc trường cửu. Đó cũng là hình ảnh của Chúa Giê-su, Đấng Emmanuel, nơi Người hoà bình và công lý – bình an và công chính – gặp nhau và hôn nhau, như chúng ta sẽ hát lên vào mùa Giáng Sinh.

Hoa trái của việc cùng tiến bước với Thiên Chúa sẽ tràn chảy trên mọi thế hệ: “Dòng dõi ngươi sẽ đông như cát, con cái ngươi sinh ra sẽ hằng hà sa số; tên tuổi ngươi sẽ chẳng bao giờ bị huỷ diệt, chẳng bao giờ bị xoá bỏ khỏi mắt Ta”. Khi cùng tiến bước với Thiên Chúa, con người sẽ cùng tiến bước với nhau. Đó là số đông của dòng dõi cùng tiến bước với Thiên Chúa của mình. Và đó sẽ là “sự trường tồn”, không bao giờ bị huỷ diệt, chẳng bị xoá bỏ.

Lời Thiên Chúa ngỏ với dân Ít-ra-en trong sách Ngôn Sứ I-sai-a cũng là Lời Chúa nhắn gửi đến chúng ta, để chúng ta cùng tiến bước với Người bằng cách lưu tâm đến Lời Người và đi theo trên con đường Người hướng dẫn. Và đó là đời sống Ki-tô hữu của chúng ta: một cuộc đời cùng nhau đi theo Thiên Chúa dưới sự hướng dẫn của Lời của Người.

  1. HỌ GIỐNG NHƯ LŨ TRẺ NGỒI NGOÀI CHỢ

Chúng ta tiến đến bài Tin Mừng theo thánh Mát-thêu chương 11 từ câu 16 đến 19. Trong phân đoạn Tin Mừng này, Chúa Giê-su ví thế hệ này, nghĩa là những người đồng thời với Chúa: Họ như ai và hành động thế nào?

“Tôi phải ví thế hệ này với ai? Họ giống như lũ trẻ ngồi ngoài chợ gọi lũ trẻ khác…”. Chúng ta để ý đến động từ “ngồi”. Ngồi là tư thế “bất động”. Ngồi ngược với bước đi, tiến bước. Những đứa trẻ như đại diện cho những người đồng thời với Chúa, ngồi và gọi nhau. Chúng nhìn người ta tiến bước và đưa ra nhận định và xét đoán. Đó là tư thế của “kẻ ngoài cuộc”. Những người đương thời với Chúa: họ ngồi bên ngoài để phán xét. Họ phán xét ai và về điều gì?

Chúng nói: “Tụi tui thổi sáo cho các anh, mà các anh không nhảy múa; tụi tui hát bài đưa đám, mà các anh không đấm ngực khóc than.” Ngoài cuộc, không dấn thân, cũng chẳng đoái hoài đến hay một chút gì gọi là “đồng cảm”. Như thế, cũng chẳng có “đồng hành”. Hình ảnh đó muốn đề cập đến ai?

“Thật vậy, ông Gio-an đến, không ăn không uống, thì thiên hạ bảo: ‘Ông ta bị quỷ ám’. Con Người đến, cũng ăn cũng uống như ai, thì thiên hạ bảo: ‘Đây là tay ăn nhậu, bạn bè với quân thu thuế và phường tội lỗi”. Những nhận xét và kết luận trên về hai con người – ông Gio-an Tẩy Giả và Chúa Giê-su – che dấu cuộc sống của thế hệ đó. Họ không muốn tiến bước cùng với ông Gio-an Tẩy Giả cũng không cùng bước đi với Chúa Giê-su. Họ khư khư trong chọn lựa cá nhân hoặc tập thể của họ, với khẳng định bảo thủ lối sống riêng. Họ không muốn nghe lời các Ngài. Họ không muốn hoán cải. Họ muốn “ngồi lỳ” trên sự “chai sạn”, trong lối “lêu lỏng” của họ, như các đứa trẻ lêu lỏng ở chợ. Điều họ nói và nhận định là thứ bình phong che đậy sự không đồng thuận với lời các Ngài ngỏ với họ và không đọc được sứ điệp các Ngài thông truyền. Họ dựa vào những thứ bên ngoài – như ăn uống – để nhận định, để không chú tâm đến những điều cao hơn, sâu hơn, và mang lại lợi ích nhất cho đời sống của họ. Họ đã đánh mất cơ hội dành cho họ. Tiếc cho họ!

Nhưng khi đề cập đến những người đương thời của Chúa với lối sống của họ, chúng ta cũng nghĩ lại bản thân. Có bao giờ chúng ta ở bên ngoài và cả ở bên trên để “xét đoán” và “lên án” Giáo Hội và những người được Chúa sai đến? Có thể chúng ta chỉ dừng lại nơi sự mỏng dòn của thân phận các thừa tác viên của Chúa mà quên đi “ân phúc tuyệt vời” chứa đựng trong đó. Thay vì “ngồi đó mà phê phán”, hãy đứng lên để nhập cuộc, để cùng tiến bước. Khi người ta tiến bước cùng nhau, người ta sẽ hiểu nhau hơn, vì hành trình – mà hành trình càng dài – giúp liên kết bền vững những bạn đồng hành, với điều kiện là “cùng nhịp bước”. Nếu chúng ta cùng dấn thân trong đời sống thánh thiện, chúng ta sẽ hiểu hơn thế nào là thánh thiện của nhau. Nếu chúng ta cùng nhập cuộc trong việc phục vụ, chúng ta sẽ thấu hiểu thế nào là phục vụ nhau và cùng phục vụ tha nhân. Nếu chúng ta cùng tiến bước trên con đường yêu thương, chúng ta sẽ đi sâu vào ý nghĩa của tình yêu hỗ tương. Nếu chúng ta cùng tiến bước, chúng ta sẽ hiểu thế nào là tình huynh đệ, thông cảm và lòng bác ái. Nếu chúng ta cùng bước đi với Thiên Chúa, chúng ta sẽ hiểu Thiên Chúa hơn.

  1. HÃY KHÔN NGOAN BẰNG HÀNH ĐỘNG

Chúa Giê-su đưa ra kết luận trong câu cuối cùng của trích đoạn Tin Mừng: “Nhưng đức Khôn Ngoan được chứng minh bằng hành động”. Câu nói này của Chúa được hiểu và chú giải trong nhiều phương diện và áp dụng cho những đối tượng khác nhau, cho chính Chúa Giê-su và nếp sống của Người. Chính đời sống của Người – qua những hành động – chứng minh sự khôn ngoan của đạo lý cuả Người.

Áp dụng vào suy niệm hôm nay, tôi muốn nhấn mạnh đến “hành động”: hành động ở đây là TIẾN BƯỚC. Và nhất là CÙNG TIẾN BƯỚC. Sự khôn ngoan thật không thể tìm được một cách trọn đầy “trên bàn giấy” hay “trong sách vở”, nhưng “TRONG CUỘC SỐNG”. Chính cuộc sống với nếp sống cụ thể minh chứng sự khôn ngoan đích thật. Chính khi bước đi, khi từng ngày tiến bước, người ta mới dần dần thủ đắc và hiểu được thế nào là khôn ngoan.

Như vậy, chúng ta hãy CÙNG TIẾN BƯỚC với Chúa Giê-su, với Giáo Hội với anh chị em mình trong cuộc đời này, dưới ánh sáng của Tin Mừng Cứu Độ của Chúa. Mùa Vọng mời gọi chúng ta thực hiện chữ “CÙNG” với một hành động cụ thể là TIẾN BƯỚC. Chúng ta cùng tiến bước để đi đến gặp gỡ Chúa Giê-su: gặp gỡ trong ngày Người Giáng Sinh và vào ngày Người Quang Lâm.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 26-7, thánh Gioakim và thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17: Mối phúc được thấy được nghe

Ngày 26-7, Thánh Gioakim và Thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17 Mối phúc được thấy được nghe Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm...

Ngày 25-7, thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28: Chọn chỗ nhất trong nước Chúa

Ngày 25-7, Thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28 Chọn chỗ nhất trong nước Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Đoạn Tin mừng hôm nay có liên hệ...

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18: Tôi đi tìm Đấng tôi yêu

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18 Tôi đi tìm Đấng tôi yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ngày 3/6/2022 Đức thánh cha Phanxicô đã...

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30: Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30 Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay gợi lên...

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn): Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn) Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta   Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu ví...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bài trích sách ngôn...

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15: Được cho không phải cho không

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15 Được cho không phải cho không Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu sai...

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, tường thuật việc...

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38: Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt”

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38 Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay thuật lại...

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26: Chạm vào Chúa

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26 Chạm vào Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay thuật lại hai phép lạ của lòng...

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17: Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17 Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Người ta ăn chay với nhiều mục...