Thứ Sáu, 9 Tháng Sáu, 2023

ĐAN VIỆN AN PHƯỚC – LỄ CHÚA BA NGÔI – B

LỄ CHÚA BA NGÔI – B
Đnl 4,32-34.39-40; Rm 8,14-17; Mt 28,16-20

 

Chúng ta là Dân ‘được Thiên Chúa tuyển chọn, yêu thương và hiến thánh’. Mỗi Kitô hữu được gọi là con Thiên Chúa, là do việc ‘Kitô hữu sống theo Thánh Thần của Chúa Giêsu’. Chúng ta ‘tuân giữ các giới răn’ của Thiên Chúa, chúng ta sẽ ‘tồn tại trong hạnh phúc’.

Trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa về hồng ân cao quý được ở trong Ba Ngôi Thiên Chúa là Cha, Con, Thánh Thần, chúng ta thành tâm thống hối :

+ Lạy Chúa, duy chỉ Chúa Thánh Thần mới có thể hướng dẫn chúng con sống đúng tư cách là con Thiên Chúa, nhờ đó chúng con trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Giêsu. Nhưng chúng con chưa sống theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.

+ Lạy Chúa, nhờ việc ‘tuân giữ các giới răn’ làm cho con người tiếp cận với Thiên Chúa là Cha; sống theo sự hướng dẫn của Thánh Thần làm cho con người sống đúng tư cách là nghĩa tử của Chúa Cha; việc ‘ra đi loan báo Tin Mừng’ làm cho Kitô hữu trở nên người môn đệ của Thầy Giêsu. Nhưng chúng con chưa sống theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.

+ Lạy Chúa, khi Chúa Giêsu ban ‘lệnh lên đường’ cho các môn đệ đi loan giảng về Thiên Chúa là Cha, Con và Thánh Thần, Ngài cũng ban ‘Chúa Thánh Thần’ làm bảo chứng. Nhưng chúng con chưa sống theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.

 

SUY NIỆM

 

I.          Khởi đầu thư Roma (Rm 8, 1-4), thánh Phaolô khẳng định Thiên Chúa ban Thần Khí của Người cho chúng ta. Thần Khí làm cho chúng ta nên nghĩa tử và được quyền gọi Thiên Chúa là Abba –  Cha ơi ! (x. Rm 8,15). Sống theo Thần Khí là sống theo căn tính mới của những người được làm “nghĩa tử” của Thiên Chúa, trong mối quan hệ mật thiết với Ba Ngôi Thiên Chúa.   

            II.         Sau khi Nguyên Tổ phạm tội, loài người không còn tư cách để gọi Thiên Chúa là Cha nữa. Ước vọng của con người là được kêu lên: “Abba – Cha ơi!” Qua bao nỗ lực, con người vẫn thất bại, không thể tự mình nối lại mối quan hệ với Thiên Chúa. Tột đỉnh của nỗ lực là Lề Luật, nhưng luật chỉ giúp cho con người nhận thức mình yếu đuối, không thể giải thoát mình khỏi tội hoặc ban sức mạnh cho mình được giải thoát. Con người chỉ còn là một “kẻ vô đạo đối với Thiên Chúa” (x. Rm 5, 6). Nhưng Thiên Chúa quảng đại thương yêu “kẻ thù” của mình, đến độ “sai chính Con mình đến mang thân xác giống như thân xác tội lỗi chúng ta để đền tội chúng ta” (Rm 8,3 ; x. Mt 5,44-45).

            Chúa Giêsu sống với Chúa Cha như một người Con yêu dấu (x. Mt 3,17 ; 17,7), vâng phục Người đến nỗi sẵn sàng chết trên thập giá để chu toàn thánh ý Cha (x. Pl 2, 6-11). Là con người, tinh thần vâng phục của Chúa Giêsu đã cho Người có đủ tư cách gọi Thiên Chúa là Cha. Là “trưởng tử” của nhân loại mới và qua mối liên hệ cùng chung bản tính loài người với chúng ta, Chúa Giêsu  chia sẻ cho chúng ta quyền được gọi Thiên Chúa là “Abba – Cha ơi!” giống như Người đã gọi.

            Tình yêu của Thiên Chúa vô điều kiện và không giới hạn. Tình Yêu đó đưa con người tới những hệ quả không thể đo lường được, là vì Chúa Giêsu nhờ Thần Khí của Người. Thần Khí ấy đã ở lại với Người suốt cuộc sống, hướng dẫn Người chu toàn sứ mệnh và cuối cùng đã cho Người sống lại từ kẻ chết. Cũng thế, vì chúng ta cùng chung bản tính loài người với Người, nên “phàm ai được Thần Khí Thiên Chúa hướng dẫn, đều là con cái Thiên Chúa” (Rm 8,14 ).

Thần Khí Thiên Chúa là Chúa Thánh Thần, chính là tinh thần của Chúa Cha và tinh thần của Chúa Con, là tinh thần thông hiệp giữa Ngôi Cha và Ngôi Con và được gọi là Ngôi Ba. Ngôi Ba không chỉ hoạt động trong mầu nhiệm Ba Ngôi, mà còn hoạt động nơi chúng ta nữa.  Người đến với chúng ta để đổi mới căn tính của chúng ta, từ một tạo vật không xứng đáng nay được nâng lên hàng con Thiên Chúa, được gọi Thiên Chúa bằng một danh hiệu vô cùng thân thương:  Abba – Cha ơi! Tư cách “nghĩa tử” lại đưa con người đi xa hơn nữa, là làm đồng thừa kế với Chúa Giêsu, để được hưởng Vương Quốc Thiên Chúa (x. Mt 25,34), là sự sống vĩnh cửu (x. Mt 19,29), là vinh quang với Thiên Chúa (x, Rm 8,17). Thiên Chúa Cha đã trao ban mọi sự cho Chúa Con, để qua Chúa Con, Người ban cho Kitô hữu (x. Ga 16,15; 17,7-8).

           

III.        Thiên Chúa Ba Ngôi, trong kế hoạch yêu thương nhiệm mầu đã giải cứu chúng ta khỏi tội và đưa chúng ta về làm con của Người. Tiếng “Abba – Cha ơi!” thiêng liêng, giờ đây cần được vang lên từ con tim hiếu thảo của mỗi người Kitô hữu. Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi diễn tả về tình yêu cứu độ của Thiên Chúa, và việc làm của Ba Ngôi nhằm giúp chúng ta được sống đời đời trong vinh quang Thiên Chúa.

Chúng ta xác tín :

 – Thiên Chúa Ba Ngôi  yêu thương nhau, không phải chỉ có một Ngôi tự yêu thương mình. Dấu chỉ chứng tỏ mức độ yêu thương cao độ nhất là cho người khác chính bản thân mình (x. Ga 15,13). Cho đi thì hạnh phúc hơn là lãnh nhận (x. Cv 20,35).

– Thiên Chúa Ba Ngôi nhưng chỉ là một Thiên Chúa. Thiên Chúa có Ba Ngôi hoàn toàn riêng biệt nhau: Ngôi Cha là Đấng tạo dựng vũ trụ, Ngôi Con là Đấng cứu chuộc loài người và Ngôi Thánh Thần là Đấng thánh hóa loài người. Dù khác biệt nhau, Ba Ngôi không đối nghịch nhau, hoàn toàn hợp nhất với nhau đến nỗi Ba Ngôi chỉ là một Thiên Chúa.

Vì thế, giờ đây mỗi Kitô hữu cần ý thức nhiều hơn khi cử hành Dấu Thánh Giá trên mình là tuyên xưng và học theo mẫu gương Thiên Chúa Ba Ngôi :

– Yêu thương là cho đi.

– Yêu thương là chấp nhận và tôn trọng những khác biệt của nhau.

– Yêu thương là có khác biệt nhưng vẫn hòa hợp với nhau.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

2022 – Cùng nhau trên hành trình (Nhìn lại 2022)

https://www.youtube.com/watch?v=N8si-Jc6elc Cuộc sống đan tu không chỉ được nuôi dưỡng bởi những sự kiện lớn, nhưng còn là từng giây phút trong cuộc đời, đan...

Tập viện An Phước – Mừng Lễ Bổn mạng 2022

Tập viện sinh hoạt mừng ngày bổn mạng - Lễ các thánh giữ luật thánh Biển Đức (13.11.2022) #DanVienAnPhuoc #BonMangTapVien2022 https://www.youtube.com/watch?v=XNzCq2n-BQI https://www.youtube.com/watch?v=pbKulk7GPM0 https://www.youtube.com/watch?v=X9noM7o9wJs https://www.youtube.com/watch?v=1UjggFrao8U

Ý nghĩa của lao động | Đan viện An Phước

Bạn có biết, tại sao các đan sĩ lại yêu mến lao động hay không? Trong Tu Luật Cha Thánh Biển Đức, Cầu nguyện...

LƯỢC SỬ ĐAN VIỆN AN PHƯỚC

               ...

Một vài hình ảnh về Đan Viện An Phước

Đan Viện An Phước ...

ĐAN VIỆN AN PHƯỚC – THÁNH LỄ BỔN MẠNG VÀ HỒNG ÂN THÁNH HIẾN ĐAN TU

Lúc 9g00, Cha Viện Trưởng M. Martino de...

CỘNG ĐOÀN AN PHƯỚC – TĨNH TÂM THÁNG 9-2015 – BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY “ĐIỀU LỰA CHỌN”

  BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY “ĐIỀU LỰA CHỌN”   Fr....

Đan Viện An Phước – ĐÊM HỘI TRĂNG RẰM

Xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng...

ĐAN VIỆN AN PHƯỚC – NĂM THÂN NHẮC LẠI CHUYỆN “KHỈ” (TĨNH TÂM THÁNG 02-2016)

Một Mùa Xuân mới lại đến. Mùa Xuân này...