Chủ Nhật, 8 Tháng mười hai, 2024

Thứ Năm, Tuần XIX TN, Mt 18,21-19,1: Đâu là những yếu tố tạo nên một sự thứ tha trọn vẹn?

 

Đâu là những yếu tố tạo nên một sự tha thứ trọn vẹn?

(Mt 18,21-19,1)

(Ngọc Diệu, PV)

Có lẽ chẳng mấy ai có thể nghĩ được rằng, trong một thời đại văn minh và tiến bộ như hôm nay, những cuộc xung đột tàn khốc và đẫm máu vẫn diễn ra tràn lan và kéo dài trên khắp thế giới, đặc biệt là cuộc chiến tranh mà Nga đã phát động nhắm vào Ukraine ngày 24/2/2022. Phải chăng con người càng tự do, càng sung túc, thì cái nhu cầu đòi hỏi cho bản thân mình càng lớn hơn? Để rồi từ đó, sự tha thứ đã trở nên một thứ đặc sản trong cuộc sống này? Chắc là không phải vậy. Sự tha thứ vẫn luôn hiện diện trên thế gian này. Các hệ thống giáo dục, các tổ chức tôn giáo và đặc biệt là Kitô Giáo chúng ta vẫn luôn kêu mời mọi người hãy sống yêu thương và tha thứ cho nhau. Thậm chí ngay cả các nhà lãnh đạo của hai nước xung đột là Nga và Ukraine, cùng với nhiều quốc gia, tổ chức và cá nhân trung lập (trong đó có cả đức Giáo hoàng Phanxicô) vẫn luôn sẵn sàng cho một thoả thuận chấm dứt chiến tranh. Vậy quả là nghịch lý khi tinh thần tha thứ và lòng thù hận lại cùng tồn tại trong cùng một môi trường sống.

Nghĩ về điều này, con tự hỏi, phải chăng con người vẫn chưa biết cách sử dụng đúng hai từ “tha thứ”? Vậy sự tha thứ mà thế gian đang sử dụng có khác gì với sự tha thứ mà chính Chúa Giêsu truyền dạy? Đâu là những yếu tố tạo nên một sự thứ tha trọn vẹn như Chúa muốn? Và chúng ta phải làm gì khi đặt mình vào bối cảnh của sự tha thứ nơi cộng đoàn đang sống? Khi suy niệm bài Tin Mừng hôm nay, con cũng xin mạnh dạn đưa ra đôi chút suy tư về những vấn đề trên.

Mở đầu bài Tin Mừng hôm nay, ta bắt gặp một quan điểm về sự tha thứ theo kiểu người đời từ ông Phêrô khi ông hỏi Đức Giêsu “Thưa Ngài, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần ? Có phải đến bảy lần không ?” Có lẽ trong thâm tâm, ông chờ đợi một sự tán thành và khen ngợi từ Thầy của mình. Quả thật, để tha thứ cho kẻ xúc phạm mình tới bảy lần, một con số tượng trưng cho số rất nhiều của người Dothái, chắc chẳng mấy ai làm được. Nhưng đối với Đức Giêsu, cho dù con số bảy là số rất nhiều thì cũng chỉ là con số. Mà đã là con số thì luôn luôn đi cùng với sự tính toán. Bởi thế, khi con người ra hạn định số lượng cho sự tha thứ, thì cũng đồng nghĩa với việc trong sự tha thứ của họ còn ẩn chứa sự toan tính và cái quyền muốn tự chủ trong đó. Qua đó sự tha thứ luôn hướng theo chiều kích cá nhân của họ, bất chấp hệ quả tích cực hay tiêu cực đến với người được thứ tha. Nga muốn tha thứ để có được sự hoà bình trên phương diện mình phải là kẻ mạnh, Ukraine muốn tha thứ để được hoà bình nhưng với phương diện bản thân không phải là kẻ yếu, và các quốc gia trung lập muốn thiết lập sự tha thứ để chứng tỏ mình là kẻ có vị thế. Ý hướng thì giống nhau nhưng sự toan tính thì khác nhau nên việc hoà giải thật khó thực hiện.

Đáp lại ông Phêrô, Đức Giêsu trả lời: “Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy.” Số lần tha thứ mà Đức Giêsu đòi buộc không phải là 490, hay đại loại là một con số vô tận, bởi điều đó vừa không thực tế và cũng không mang lại kết quả gì. Nhưng điều Ngài muốn là ông Phêrô phải vượt xa con số bảy. Tức là muốn tha thứ thực sự, đòi buộc ông phải biết vượt qua những con số đầy toan tính bằng khối óc, để rồi thay vào đó là bằng cảm xúc của con tim. Nhờ vậy cái đích đến trong sự thứ tha của Thiên Chúa luôn là vì người khác. Điều này đã được Đức Giêsu lý giải ngay trong dụ ngôn “ tên mắc nợ không biết thương xót”.

Trong dụ ngôn này, chúng ta đã thấy ngay sự khác nhau trong cách thứ tha của Thiên Chúa và của con người nằm ở điểm “vì người khác” đó. Như ta đã phân tích ở trên, ba thành phần cần có của một cuộc giải quyết xung đột bao gồm người có quyền tha thứ, kẻ được thứ tha và những con người làm trung gian. Trong khi những con người thế gian lựa chọn sự tha thứ theo lợi ích cho cá nhân thì Thiên Chúa lại mong muốn một tinh thần vì nhau. Vâng, nếu chỉ cần thứ tha từ một phía thôi là đủ, thì Đức Giêsu đã chẳng phải uổng công xuống thế gian này làm gì. Trong mầu nhiệm cứu độ của Thiên Chúa, luôn phải hội tụ đủ ba điều kiện: lòng thứ tha của Chúa Cha, sự đáp trả của con người, và vai trò trung gian của Đức Kitô. Đây chính là những yếu tố tạo nên một sự thứ tha trọn vẹn. Hình ảnh này đã được Đức Giêsu phác hoạ lên ba đối tượng: người thứ tha là nhà vua, những con người trung gian là các tôi tớ của vua cùng với đồng bạn của tên mắc nợ, và người được thứ tha là kẻ mắc nợ.

Ở nơi nhân vật nhà vua, sự tha thứ được khởi đầu một cách vô điều kiện từ một cụm từ rất đẹp trong Tin Mừng, đó là “chạnh lòng thương”. Kế đến cũng là một sự tha thứ nhưng có sự đòi buộc được phát xuất từ một cụm từ khá hiếm trong Tin Mừng, đó là “nổi cơn thịnh nộ”. Nếu lấy con số làm thước đo cho sự tha thứ thì Thiên Chúa còn thua lòng quảng đại của ông Phêrô, bởi ông có thể tha tới 7 lần, còn Người thì chỉ qua một lần là đã ra tay trừng phạt tên mắc nợ rồi. Nhưng như trong 1Samuen 16,7 có nói:Thiên Chúa không nhìn theo kiểu người phàm”. Trong sự tha thứ của Người, giải thoát kẻ nợ khỏi tình trạng mắc nợ mới là mục đích tối hậu. Người phàm lấy số lần tha thứ để phô trương lòng nhân từ của bản thân mà không cần quan tâm tới tình trạng con nợ, còn Thiên Chúa có thể chấp nhận mang tiếng hà khắc để giải thoát hoàn toàn cho kẻ mắc nợ mình. Bởi thế, lúc đầu, bằng lòng trắc ẩn của con tim, nhà vua đã tha hết món nợ cho tên mắc nợ. Nhưng sau đó, vì biết sự thứ tha bởi “chạnh lòng thương” đó không thể giúp tên mắc nợ kia thoát ra được cái vòng luẩn quẩn của tham lam tiền bạc, nên ông tự biến mình là một kẻ bạo tàn mà “nổi cơn thịnh nộ” rồi bắt giam, hành hạ để y phải trả hết món nợ.

Còn đối với những con người trung gian, nếu nhìn thoáng qua thì họ chỉ là những nhân vật thứ yếu, chẳng quan trọng gì. Nhưng thực ra, nhờ có họ, một tiến trình đi tới một sự tha thứ trọn vẹn mới được thực hiện. Họ vừa là tôi tớ của nhà vua, cũng vừa là bạn của kẻ mắc nợ. Vì là người tôi tớ, họ hiểu rõ tâm trạng của nhà vua nên đã chọn thời điểm “vừa mới bắt đầu” để dẫn kẻ mang món nợ lớn vào, nhờ đó họ đánh trúng cái lòng trắc ẩn của ông chủ mình để rồi giúp anh ta được thứ tha. Vì là bạn của kẻ mắc nợ nên họ đau buồn vì anh ta chưa thể thoát ra được tình trạng nợ nần bởi một tâm hồn thiếu vắng lòng thương xót, nên đã tìm cách giúp đỡ bạn. Chính xác hơn, nếu không có họ, nhà vua chẳng thể thấy được sự yếu đuối tội lỗi của người mắc nợ, còn người mắc nợ cũng chẳng có lấy cơ hội để sửa đổi bản thân mình. Quả thật, đã là người trung gian thì phải luôn ý thức sự thuộc về cả hai phía như chính Đức Kitô, là Đấng vừa là Tôi Trung của Chúa Cha vừa là bạn hữu của chúng ta.

Cuối cùng, chúng ta cùng nhìn vào nhân vật trung tâm và tối quan trọng của sự thứ tha, đó là người được tha thứ. Theo trình thuật từ dụ ngôn của Đức Giêsu, anh ta có tới ba cơ hội để thoát ra khỏi tình cảnh nợ nần. Ban đầu nhà vua muốn dùng vợ, con, cùng tất cả tài sản của anh ta để gán nợ, nhưng rồi nhìn thấy tình cảnh không còn là chính mình của anh ta qua hành động van xin, lạy lục, nhà vua đã bỏ qua cách này. Kế đến, qua lòng trắc ẩn của nhà vua, tưởng chừng như anh ta sẽ được xoá hết món nợ nếu biết thực thi lòng thương xót. Nhưng vì không ý thức đủ về thân phận mắc nợ của mình, cùng với sự tham lam của cải, nên anh ta đã tự biến mình thành một ông chủ nợ không biết thương xót, và hệ quả là anh ta vẫn không thoát khỏi thân phận con nợ của nhà vua. Tuy nhiên, nhờ vào lòng thương xót của nhà vua và các đồng bạn, anh ta đã được trao thêm một cơ hội cuối cùng để có thể giải thoát hoàn toàn khỏi những món nợ mà anh mắc phải. Cơ hội này tuy nhìn bề ngoài có vẻ hơi tàn nhẫn. Nhưng khi nhìn vào tình thương thực sự mà nhà vua và các bạn dành cho anh ta thì mới thấy được, đây là cách duy nhất có thể giúp được anh ta.

Quả thật, để thoát khỏi tình trạng tội lỗi của bản thân, chúng ta không thể chỉ biết dựa vào người khác, cũng như lòng trắc của Thiên Chúa – những điều này cần, nhưng không đủ – mà còn cần có sự cộng tác của chính ta. Có tự trả giá cho những lầm lỗi của mình, ta mới biết được thân phận yếu hèn của bản thân, cũng như cảm nhận rõ lòng thương xót của Thiên Chúa và những anh em bên cạnh. Qua đó, ta mới có thể biết sống vì người khác hơn, như chính Chúa mong muốn.

Kính thưa cộng đoàn, chắc hẳn lời mời gọi “ hết lòng tha thứ cho anh em mình” của Đức Giêsu trong bản văn Tin Mừng trên cũng là điều mà Ngài muốn chúng ta thực hiện trong cuộc sống. Có chủ quan không khi con thiết nghĩ, ai trong chúng ta cũng đều đã, đang và sẽ hiện diện trong vai trò là một người chủ nợ, hoặc là những con người trung gian, hay là chính ở nơi thân phận kẻ mắc nợ. Vậy giờ đây, nếu có thể được, con xin nhã ý mời gọi cộng đoàn cùng dành ít phút còn lại của giờ nguyện gẫm này, để tự chiếu soi lòng mình qua các vai trò đó. Hầu có thể nhờ ơn Chúa giúp, mỗi người chúng ta biết được cách thức thực hành lòng thương xót như chính Đức Giêsu mong muốn.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

…Xin Người cho anh em biết con người và ơn gọi của anh em là gì…

Một vài suy nghĩ về con người và ơn...

01/11 Các Thánh Nam Nữ, Mt 5,1-12a: Tấm gương Các Thánh

  TẤM GƯƠNG CÁC THÁNH (Kh 7,2-4.9-14, Mt 5,1-12a)  M. Bosco, PS  ...

Ai tín

Cái giá của người môn đệ

24/11 - LỄ KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT...

Chúa Nhật Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Ga 20,19-23: Vai trò của Chúa Thánh Thần

VAI TRÒ CỦA CHÚA THÁNH THẦN (Ga 20,19-23) M. Michael Thành,...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi tìm vinh quang thật

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi Tìm Vinh Quang Thật Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Bản chất của Hội...

Kính thánh Phanxicô Xaviê, Mc 16,15-20

  KÍNH THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét tiểu sử: Thánh Phanxicô Xaviê sinh năm 1506 tại Điên Xaviê thuộc...

Thứ 7, Tuần XXXIV, Kính Thánh Anrê Tồng đồ, Mt 4, 18-22

KÍNH THÁNH ANRÊ TÔNG ĐỒ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét về tiểu sử: Thánh Anrê quê ở Betsaida và là một...

Ngày 30.11 – Lễ kính thánh Andre Tông đồ

  HÀNH TRÌNH ƠN GỌI (Mt 4, 18-22) M. Kolbe, Phước Hiệp Lễ thánh Andre Tông đồ, là dịp để chúng ta suy niệm về tiếng gọi...

Thứ 6 Tuần XXXIV TN, Lc 21,29-33 Trời mới đất mới

TRỜI MỚI ĐẤT MỚI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Với bài diễn từ “Cánh Chung” Đức Giêsu tiên báo thành Giêrusalem...

Thứ Năm Tuần XXXIV TN – Lc 21,20-28 Giêrusalem bị tàn phá

  GIÊRUSALEM BỊ TÀN PHÁ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Để chúng ta biết được phần nào đoạn Tin Mừng của thánh...

Thứ 4 Tuần XXXIV TN – Lc 21,12-19 Vì danh Thầy anh em sẽ bị bắt nộp và ngược đãi

  VÌ DANH THẦY ANH EM SẼ BỊ BẮT NỘP VÀ NGƯỢC ĐÃI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Các môn đệ cũng như...

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi tin có sự sống đời đời

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi Tin Có Sự Sống Đời Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta đang sống trong...

Thứ 6 Tuần XXXIII TN, Lc 19,43-48: Thanh tẩy nhà Cha

THANH TẨY NHÀ CHA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Vào dịp trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt qua hơn hai...

Thứ 5, Tuần XXXIII TN, Mt 12,46-50: Ai thuộc về gia đình Đức Giêsu

    AI THUỘC VỀ GIA ĐÌNH ĐỨC GIÊSU Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Sau những lời khiển trách các người cứng tin,...

Thứ 5 Tuần XXXIII TN, Lc 19,41-44: Chúa Giêsu than khóc thành Giêrusalem

CHÚA GIÊSU THAN KHÓC THÀNH GIÊRUSALEM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Từ Giêrikhô, Đức Giêsu đã cuốc bộ suốt quãng đường...

Thứ 4 Tuần XXXIII TN – Lc 19, 11-20 Dụ ngôn mười yến bạc

DỤ NGÔN MƯỜI YẾN BẠC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Dụ ngôn mười yến bạc này được Đức Giêsu kể...