Thứ bảy, 5 Tháng mười, 2024

DỄ VÀ KHÓ – Suy niệm Thứ Năm, Tuần XIX TN – Vp. Duyên Thập Tự

TN-132-TUẦN XIX-thứ Năm

DỄ VÀ KHÓ

 (Gs 3,7-17 / Mt 18,21-19,1)

VP Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

Trong cuộc sống, chúng ta đã có những trải nghiệm về những khó khăn và cả những điều dễ dàng thực hiện. Chúng ta cũng có kinh nghiệm về chuyện khó trở thành chuyện dễ và ngược lại. Như vậy, cái khó, cái dễ, không chỉ hệ tại nơi tình huống hay sự việc khách quan mà thôi, mà thực sự còn hệ tại nơi cái gì lớn hơn hoàn cảnh bên ngoài. Cái lớn hơn đó nằm sâu trong con người, để chính cái ẩn kín đó, khi hoạt động, có thể biến đổi tình huống khó khách quan và dễ tạo nên điều tốt đẹp. Trái lại, khi cái ẩn kín đó không được kích hoạt, sẽ gây nên sự bế tắc và chuyển biến tình huống khách quan dễ dàng thành điều khó khăn cho cả những người trong cuộc.

Khi suy niệm hai bài đọc Kinh Thánh hôm nay, tôi khám phá ra sự chuyển biến của DỄ và KHÓ, trong mối tương giao giữa chúng.

 1. CÓ LÒNG THƯƠNG XÓT, KHÓ THÀNH DỄ

Chúng ta bắt đầu với bài đọc một, trích sách Giô-suê chương 3 từ câu 7 đến 17. Sau thời gian bốn mươi năm lang thang trong sa mạc – kết thúc với cái chết cô đơn của ông Mô-sê mà chúng ta đề cập đến hôm qua – nay dân Ít-ra-en tiến vào Đất Hứa dưới sự lãnh đạo của ông Gio-suê, người kế nghiệp lãnh đạo của ông Mô-sê. Trích đoạn hôm nay nói đến việc dân Ít-ra-en chuẩn bị đi qua sông Gio-đan. Đây là một thử thách lớn đầu tiên. Làm sao có thể đưa dân vượt qua sông ngay trong mùa nước lũ này, vì nước sông tràn ngập hai bên bờ. Nhưng dân Ít-ra-en có Hòm Bia Giao Ước. Đây là dấu chứng cụ thể, hùng hồn, sự hiện diện yêu thương của Thiên Chúa ở giữa dân. Và khi các tư tế đang khiêng Hòm Bia vừa nhúng chân vào nước ở bờ sông, thì nước bỗng ngưng lại và dựng thành một khối, để dân đi qua sông một cách an toàn.

Hình ảnh này cho chúng ta nhận ra rằng nơi đâu có Thiên Chúa, nơi đâu có tình yêu của Người, lòng thương xót của Người, tất cả đều trở nên dễ dàng, và những ai cậy tin vào Người sẽ có sức mạnh vượt thắng những khó khăn. Điều quan trọng là có dám tin vào tình yêu của Thiên Chúa và tiến bước không.

Và bài Tin Mừng theo thánh Mát-thêu, với trích đoạn chương 18 từ câu 21 đến chương 19 câu 1, mở ra cho chúng ta những phản ứng khác nhau trước cái dễ và cái khó. Chúa Giê-su đã kể một dụ ngôn để đề cập đến việc tha thứ mà môn đệ Phê-rô đã nêu lên với Chúa về số lần cần phải tha thứ cho người xúc phạm đến mình. Dụ ngôn này liên quan đến ông chủ và người đầy tớ của mình. Người đầy tớ này mắc ông chủ số nợ rất lớn “mười ngàn yến vàng”. Tại sao lại có món nợ lớn như vậy? Chúng ta không biết nguyên do, chỉ biết số lượng. Quá lớn và vượt quá tưởng tượng. Và một điều cũng gây thắc mắc là anh đầy tớ này không có gì để trả cho chủ. Anh đã làm gì để thất thoát hết số vàng kết xù kia. Chúng ta cũng không được cho biết lý do, chỉ biết là anh không còn chút vàng nào trong tay. Anh chỉ còn vợ con cùng một số tài sản nào đó. Chủ ra lệnh bán tất cả những thứ đó cùng với bản thân anh. Những chi tiết này cho chúng ta thấy hoàn cảnh khách quan và sự kiện khách quan là rất khó, vì  con số nợ quá lớn và con nợ không còn gì. Có bán tất cả thì cũng chẳng đủ trả. Khó thật! Thật là khó! Anh đã xin chủ gia hạn cho số nợ. Và Chúa nói gì khi kể tiếp câu chuyện?

“Tôn chủ của tên đầy tớ ấy liền chạnh lòng thương, cho y về và tha luôn món nợ.” Tình hình chuyển biến hoàn toàn khác. Cái khó và rất khó kia nay trở thành cái quá dễ. Điều gì đã làm nên sự biến đổi này? Đó là lòng thương xót của ông chủ. Chính lòng thương xót biến cái khó thành chuyện dễ. Cái dễ đây là “tha hết”. Tôn chủ của tên đầy tớ trong dụ ngôn diễn tả hình ảnh của chính Thiên Chúa, Đấng đầy lòng thương xót, luôn chạnh thương. Nơi đâu có lòng thương xót của Thiên Chúa, nơi đó cái khó trở thành chuyện dễ dàng. Cái khó trở thành cái dễ được thực hiện nơi đây là lòng thương xót vô điều kiện. Thiên Chúa thương xót vô điều kiện, tha thứ vô điều kiện. Thiên Chúa luôn dễ dàng tha thứ, sẵn sàng tha thứ. Dụ ngôn về  Người cha nhân hậu đối với đứa con hoang đàng là hình ảnh của Thiên Chúa chúng ta (x.Lc 15,11- 32). Tôi còn nhớ lần kia tôi giải tội cho một cha già trong cộng đoàn. Với một cha già đạo đức đó, tội lỗi chẳng có gì nặng nề hay hệ trọng; cho nên tôi ra việc đền tội là một kinh Lạy Cha, một kinh Kính Mừng, một kinh Sáng Danh. Cha già phản ứng ngay và xin thêm việc đền tội. Tôi đành cho ngài thêm là lần một chuỗi năm mươi cộng vào số kinh kia. Ngài vẫn chưa hài lòng với việc đền tội mà ngài cho là chưa đủ “đô”. Tôi lại cho ngài thêm một việc nữa là đi đàng Thánh Giá một lần. Bấy giờ ngài mới hài lòng, an tâm, vì việc đền tội xứng với tội đã xưng!

Chúng ta nhiều khi không dám tin vào lòng thương xót của Thiên Chúa, vào sự tha thứ quá ư dễ dàng của Thiên Chúa, nên chúng ta không quí trọng đủ ơn phúc tha thứ đã nhận được, để biến đổi cuộc sống của mình nên xứng đáng với ơn Người xót thương. Chúa tha thứ chúng ta dễ quá, làm cho chúng ta không ý thức về ơn tha thứ của Người cũng như tội lỗi của mình. Phải chăng đó là thái độ của tên đầy tớ vừa được chủ tha nợ?

 2. KHÔNG CÓ LÒNG THƯƠNG XÓT, DỄ THÀNH KHÓ

Bây giờ chúng ta tiếp tục câu chuyện dụ ngôn Chúa Giê-su đang kể. Người nói tiếp: “Nhưng vừa ra đến ngoài, tên đầy tớ gặp một người đồng bạn, mắc nợ y một trăm quan tiền. Y liền túm lấy, bóp cổ mà bảo: “Trả nợ cho tao!” Bấy giờ, người đồng bạn sấp mình xuống van xin: “Thưa anh, xin rộng lòng hoãn lại cho tôi, tôi sẽ lo trả anh”. Nhưng y không chịu, cứ đi tống anh ta vào ngục cho đến khi trả xong nợ”.

Chúng ta thấy số tiền nợ kia chẳng là bao so với số vàng anh nợ chủ và được chủ tha cho. Số tiền ấy dễ trả. Tình huống bên ngoài là dễ. Nhưng, với những lời nói và cách hành động của anh với những cử chỉ thật hung hãn, hoang dã, đã biến cái dễ thành cái khó. Không những cái khó anh gây nên cho hoàn cảnh mà cho chính người đồng bạn khi bị nhốt tù. Tất cả đều trở nên khó khăn. Anh đã gây nên khó khăn. Cái gì nơi anh gây nên khó khăn đó? Chính là thiếu vắng lòng thương xót, vắng bóng lòng chạnh thương. Khi đó chỉ còn là sự độc ác.

Chúng ta tự hỏi là tại sao tên đầy tớ vừa được tha hết số nợ khủng lại đối xử tàn ác với đồng bạn nợ một số tiền không gì lớn lao lắm? Đây là một mầu nhiệm: mầu nhiệm của sự gian ác, của tội lỗi, của sự vô ơn. Tội lỗi, sự vô ơn, làm cho người ta quên đi ơn huệ lãnh nhận và không biết trao ban ơn huệ cho tha nhân. Tội lỗi, sự vô ơn, cột trói con người trong vòng nô lệ của cái tôi ích kỷ và gian ác. Chúng ta lên án tên đầy tớ độc ác kia, nhưng cũng hãy nhìn lại chính bản thân mình: đã bao lần chúng ta cũng đã hành động như thế với anh chị em mình, với tha nhân. Thiên Chúa tha thứ chúng ta muôn ngàn, nhưng chúng ta lại không tha thứ cho anh chị em mình, cho tha nhân, dù chỉ là một hoặc là hơn một chút và với biết bao điều kiện đưa ra. Hãy nhìn lại mình và tự xét xem mình đã hành động ra sao đối với sự tha thứ? Bao nhiêu lần chúng ta không biết chạnh lòng thương và tha thứ, bấy nhiêu lần chúng ta biến những gì dễ thành khó, khó cho hoàn cảnh, khó cho người khác và khó cho chính bản thân chúng ta.

3. MUỐN KHÓ HAY MUỐN DỄ?

Chúng ta tự xét bản thân mình, để thật sự là chúng ta muốn gì, muốn khó hay muốn dễ? Hãy tự hỏi về hình ảnh Chúa Giê-su đã sử dụng: chúng ta muốn đong cho anh chị em mình cái đấu nào, để Chúa đong cho chúng ta cái đấu đó?

Câu chuyện dụ ngôn Chúa Giê-su kể được tiếp tục với sự việc là ông chủ đòi người đầy tớ đến và bảo: “Tên đầy tớ ác độc kia, ta đã tha hết số nợ ấy cho ngươi, vì ngươi đã van xin ta, thì đến lượt ngươi, ngươi không phải thương xót đồng bạn, như chính ta đã thương xót ngươi sao?” Lời nói của ông chủ với tên đầy tớ – lời nói của Thiên Chúa với chúng ta – phải là ánh sáng soi dọi nếp sống và cách hành xử của chúng ta với anh chị em mình, với tha nhân. Chúng ta đã biết ông chủ đã hành động ra sao đối với tên đầy tớ đọc ác kia: lính hành hình cho đến khi trả hết nợ. Ông chủ hành xử “khó” đối với tên đầy tớ “khó” tha cho đồng bạn.

Chúng ta hãy trở về với nội tâm của mình để tự hỏi thật sự chúng ta muốn khó hay dễ trong cuộc sống, trong tương giao với Thiên Chúa và tha nhân? Nếu chúng ta “gieo khó”, chúng ta sẽ “gặt khó”; nếu chúng ta “gieo dễ”, chúng ta sẽ “gặt dễ”.

Không phải như môn đệ Phê-rô chỉ muốn hạn hẹp tha đến “bảy lần” – con số này cũng khá “khó” rồi! -, nhưng Chúa muốn chúng ta đạt con số “dễ” hơn là “bảy mươi lần bảy”, nghĩa là luôn luôn và “dễ” tha thứ. Đã đón nhận sự tha thứ dễ dàng của Chúa, thì cũng hãy dễ tha thứ cho anh chị em mình. Chúa đã dễ với mình, mình hãy dễ với anh chị em. Chúa đã dễ đong dấu xót thương, chúng ta cũng hãy dễ đong đấu xót thương cho tha nhân. Chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa với tất cả sự chân thành: “Xin Cha tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Amen”.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ 7 Tuần XXVI Thường Niên – Lc 10,17-24 Niềm vui và hạnh phúc đích thực

  NIỀM VUI VÀ HẠNH PHÚC ĐÍCH THỰC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Sau cuộc thực tập ra khơi với bao thành quả...

Thứ 2 Tuần XXVI Thường Niên – Lc 9,46-50 Ai là người lớn nhất

  AI LÀ NGƯỜI LỚN NHẤT Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Đoạn Tin Mừng hôm nay nằm trong giai đoạn Đức Giêsu...

Thứ 7 Tuần XXV Thường Niên – Lc 9, 43-45 Con Người sắp bị nộp

  CON NGƯỜI SẮP BỊ NỘP Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Sau thời gian, Đức Giêsu công khai loan báo Tin Mừng Nước...

Thứ 6 Tuần XXV Thường Niên – Lc 9,18-22: Thầy là ai?

  THẦY LÀ AI? Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Câu hỏi: Đức Giêsu là ai? Được đặt ra không phải chỉ trong thời...

Thứ 5 Tuần XXV Thường Niên – Lc 9,7-9 Hai con người

  HAI CON NGƯỜI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Với đoạn Tin Mừng chúng ta vừa nghe thật quá vắn, vỏn vẹn...

Thứ 4 Tuần XXV Thường Niên, Lc 9,1-6: Ra khơi

    RA KHƠI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Như chúng ta đã biết: Thánh sử Luca đã tường thuật cho chúng ta...

Thứ 4, Tuần XXV TN, Lc 9,1-6: Sống là vì sứ vụ

    SỐNG LÀ VÌ SỨ VỤ Bài suy niệm Tin Mừng Thứ tư Tuần 25 mùa Thường niên (Lc 9,1-6) M. Nguyen Sy, TP Bài Tin Mừng hôm nay,...

Thứ 3 Tuần XXV Thường Niên – Lc 8,19-21: Thành viên đích thực trong gia đình Chúa

  THÀNH VIÊN ĐÍCH THỰC TRONG GIA ĐÌNH CHÚA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Từ giã Đức Maria Thân Mẫu và gia đình quyến...

Ngày 15/9, Lễ Đức Mẹ Sầu Bi (Ga 19,25-27) – Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo

Ngày 15/9, Lễ Đức Mẹ Sầu Bi (Ga 19,25-27) - Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chuyện kể rằng: “Một...

Ngày 22/8, Đức Maria Trinh Nữ Vương: Lc 1,26-38

Ngày 22/8, Đức Maria Trinh Nữ Vương: Lc 1,26-38 Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Trong một thị kiến Đức Mẹ nói với thánh nữ Fautina rằng:...

Thứ 6, Tuần XVIII TN, B, Mt 16,24-28: Điều kiện và kết quả

ĐIỀU KIỆN VÀ KẾT QUẢ (Mt 16,24-28) M. Nguyên Sỹ, Thiên Phước Bài Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu đặt điều kiện với những ai muốn làm...

Ngày 8/8, Thánh Đa Minh, linh mục, Mt 16,13-23: Nói với Chúa – Nói về Chúa

Ngày 8/8, Thánh Đa Minh, linh mục, Mt 16,13-23 Nói Với Chúa - Nói Về Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Các Lời nguyện trong Giờ Kinh...