Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

ĐỐI DIỆN VỚI THỬ THÁCH- Thứ Hai tuần XXII TN- Vp. Duyên Thập Tự

TN-150-TN-TUẦN XXII-thứ hai-

ĐỐI DIỆN VỚI THỬ THÁCH

 (1Tx 4,13-18 / Lc 4,16-30)

VP Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

Trong chúng ta ai cũng có kinh nghiệm đối diện với thử thách. Thử thách là những tình huống, những việc làm khó khăn, đòi hỏi con người có nghị lực, khả năng mới có thể vượt qua. Như vậy, trải nghiệm những thử thách cho phép chúng ta khám phá ra chính bản thân để nhận rõ tinh thần, nghị lực và khả năng như thế nào. Và muốn thành công, cần phải dám đối diện với thử thách và cần có nghị lực để vượt qua.

Hai bài đọc Lời Chúa hôm nay gợi cho chúng ta hai tình huống lớn mà mỗi chúng ta phải đối diện, đó là thử thách trong mối tương giao với người khác và thử thách trước cái chết. Hai tình huống này đặt cho chúng ta câu hỏi về niềm hy vọng. Tôi xin chia sẻ với anh chị em về việc “ĐỐI DIỆN VỚI THỬ THÁCH”

 1. THỬ THÁCH TRONG TƯƠNG GIAO

Từ ngày hôm nay, chúng ta sẽ được nghe Tin Mừng theo thánh Lu-ca theo chu kỳ phụng vụ. Trong trích đoạn hôm nay ở chương 4 từ câu 16 đến 30, thánh sử thuật lại việc Chúa trở về làng quê Na-da-rét, nơi Người được dưỡng dục và lớn lên. Một ngày sa-bát, Chúa vào hội đường và hôm đó Chúa được trao cho cuốn Sách Thánh để đọc. Sau khi đọc xong đoạn văn trích trong sách ngôn sứ I-sai-a về người tôi trung của Đức Chúa, Chúa ngỏ lời với cử toạ. Ai trong chúng ta cũng thuộc những chi tiết trong trình thuật này. Điều tôi muốn ghi nhận nơi đây – liên quan đến vấn đề thử thách – đó là ‘SỰ THẬT”. Sự thật trong trình thuật này trở thành thử thách cho mọi phía.

– Trước hết, Chúa nói với những người hiện diện trong hội đường rằng những lời viết trong ngôn sứ I-sai-a mà họ vừa nghe, được ứng nghiệm hôm nay nơi bản thân Người. Đây là một thử thách lớn cho họ, vì làm sao một con người đã từng sống với họ, lớn lên nơi họ, mà dám áp dụng cho mình một điều lớn lao như vậy. Chúa đề cập đến một sự thật quá lớn, họ khó chấp nhận được.

– Và điều xảy ra tiếp đó nơi phản ứng của họ: họ cũng nói lên một sự thật của Chúa. Họ nắm vững sơ yếu lý lịch, “con ông Giu-se”. Đây là một sự thật được kiểm chứng dễ dàng. Một sự thật minh nhiên.

Nơi đây chúng ta nhận ra sự đụng độ giữa sự thật lớn và  sự thật nhỏ, giữa sự thật có tầm mức và sự thật giới hạn, và sự đụng độ này gây nên một thử thách lớn.

– Rồi câu chuyện lại tiếp tục với một sự thật khác, đó là sự thật của “tâm tưởng”, những tư tưởng phát sinh trong họ, mà Chúa đọc được. Tâm tưởng này với nội dung là một sự thách đố: hãy làm những gì đã làm nơi khác. Nghĩa là hãy chứng minh sự thật của bản thân bằng những việc thật.

– Trước tâm tư của họ, Chúa cũng diễn đạt suy nghĩ của Chúa về sự thật của chuyện xảy ra trong qúa khứ khi Chúa nhắc lại hai câu chuyện liên quan đến hai ngôn sứ Ê-li-a và Ê-li-sa với việc hai ngôn sứ cứu giúp hai người ngoại quốc là bà goá ở Sa-rép-ta miền Xi-đôn và quan Na-a-man người xứ Xy-ri khi họ đến với các vị. Đây là sự thật liên quan đến những người đang nghe Chúa nói, vì họ là người nhà, chứ không phải người ngoại quốc; và như vậy, họ hụt mất cơ hội rồi! Những việc thật -như họ đòi hỏi trên kia – không thể xảy ra.

Đây là sự đụng độ của hai tâm tưởng đối nghịch: họ đòi hỏi phải chứng minh bằng việc làm, nhưng việc làm không thể xảy ra vì họ không có niềm tin.

– Cuối cùng, một sự thật xảy ra trong tâm hồn họ, “đầy phẫn nộ” và được hiện thực trong hành động, “lôi Người ra khỏi thành, kéo lên tận đỉnh núi để xô Người xuống vực”. Sự thật Chúa nói đã chạm vào sự thật của họ. Và sự thật đau đớn đã xảy ra, là họ muốn loại trừ, giết chết Chúa. Và nơi Chúa, trước sự thật của tình huống, trước thử thách, “Người băng qua giữa họ mà đi”. Chúa ra khỏi đó, rời khỏi họ.

Trình thuật này – được nhìn trên nền “sự thật” – cho chúng ta nhận ra rằng sự thật luôn là một thử thách lớn trong tương giao giữa con người với nhau. Sống sự thật, nói sự thật, làm sự thật, luôn là những việc rất khó khăn. Phải nói thật lòng rằng chúng ta sẽ dễ đến với nhau, khi sự thật được để sang một bên hay che dấu đi. Mỗi chúng ta mang trong mình những hình ảnh “ảo” về bản thân, và cũng muốn người khác “ảo tưởng” về mình. Chúng ta vẫn thích “vai trò” hơn là “bản chất”. Chúng ta vẫn muốn đến với nhau với cái “vẻ bên ngoài” hơn là “căn tính chân thực”. Nói như vậy, không phải để lên án hay bôi đen tất cả; nhưng để nhận định một khuynh hướng. Khuynh hướng này mang chất “thế gian” và đó là “tinh thần thế tục”.

Chính vì thế, chúng ta cần phải đối diện với thử thách của sự thật. Chúng ta cần “nhìn lại” chính mình để biết mình trong ánh sáng sự thật. Đối diện với sự thật bản thân luôn là một thử thách lớn, rất lớn; vì trong chúng ta vẫn có một “hệ thống phòng thủ” và nhiều “phương án biện minh” rất tinh vi. Chúng ta xin Chúa cho chúng ta mỗi ngày khám phá ra bản thân hơn, trong ánh sáng của Chúa, của Lời Chúa, vì “trong ánh sáng Ngài, chúng con được nhìn thấy ánh sáng”

 2. THỬ THÁCH TRƯỚC CÁI CHẾT

Thử thách thứ hai liên quan đến chính sự sống, đó là cái chết. Chết là hết sống. Thánh Phao-lô, trong trích đoạn thư thứ nhất gửi giáo đoàn Thê-xa-lô-ni-ca nơi chương 4 từ câu 13 đến 18, đã đề cập đến trường hợp những người “đã an giấc ngàn thu”. Thánh nhân đã nhận ra nỗi buồn phiền nơi những người thân của những người chết. Cái chết luôn là một sự thật rất thử thách. Ai trong chúng ta cũng phải chết, nhưng chúng ta ít khi nghĩ đến cái chết, cứ nghĩ mình sống mãi.

Đối diện với cái chết của người thân là một thử thách. Không những cái chết mà cả cách chết. Trong thời đại dịch Covid-19 này, cái chết và cách chết đã và đang tạo nên những “chấn thương” cho người chết cũng như người thân. Từ CÔ ĐƠN diễn tả đúng với những hoàn cảnh. Những hình ảnh, những bài viết, những tin nhắn gửi cho nhau, xác minh hoàn cảnh rất thử thách này. Tôi xin không đi xa hơn để diễn đạt, sợ làm đau thêm những trái tim đã và đang rất đau vì cái chết, nhất là những cái chết trong những ngày này.

Nhưng chúng ta cần phải lắng động tâm hồn để dám đối diện với cái chết. Đối diện với cái chết không phải để gây nên những lo âu vốn đã có về nó, mà để sống một cuộc sống có ý nghĩa và hướng tới cùng đích cuộc đời. Cái chết có thể là ngõ cụt, như chiếc thuyền chìm xuống đại dương mang theo tất cả mọi thứ. Nó có thể gây nên sự bất mãn, chống đối Thiên Chúa, khi thấy mọi sự là vô nghĩa. Nó cũng có thể tạo nên thứ ảo tưởng về cuộc đời và thúc đẩy tranh thủ hưởng thụ mọi thứ bằng mọi giá, để đến nỗi đánh mất nhân phẩm, và cuối cùng là sự thất vọng ê chề.

Đối diện với cái chết của người thân, của tha nhân, là cơ hội nhắc cho chúng ta những giá trị căn bản mà mỗi người cần khám phá, và cũng để “yêu thương” hơn nữa: mến Chúa yêu người hơn nữa.

 3. THỬ THÁCH CỦA NIỀM HY VỌNG

Hai thử thách mà hai bài đọc Lời Chúa nêu lên cho chúng ta, dẫn chúng ta đến một thử thách khác – sẽ trở thành chìa khoá hay không – để “mở” ra những điều tốt đẹp ở bên kia thử thách. Đó là niềm hy vọng. Niềm hy vọng được ví như chiếc cầu vòng màu sắc tươi mới sau những cơn mưa nặng hạt hay giông tố. Chúng ta cần những chiếc cầu vòng đó trong cuộc sống, khi đối diện với những thử thách trong mối tương giao với tha nhân và với chính cái chết.

Thánh Phao-lô khẳng định và xác tín: “ĐỨC ÁI THÌ HY VỌNG TẤT CẢ” (1Cr 13,7). Niềm hy vọng – hay đức cậy – luôn là một thử thách lớn. Vẫn có cái cám dỗ nguyền rủa bóng tối hơn là thắp lên một ánh lửa. Trong tương giao với tha nhân – như chúng ta nói trên kia khi đề cập đến sự thật – nếu chúng ta chỉ lấy sự thật của con người mà đến với nhau, thì sẽ không đi xa được. Nếu chỉ lấy cái lý mà đối xử với nhau, thì không đi đến cùng, “duy ư lý hữu vị cùng”. Chúng ta cần đi đến với SỰ THẬT, viết bằng chữ hoa. Nghĩa là đi đến với chính ĐẤNG LÀ SỰ THẬT ( x.Ga 14,6). Ngài là nơi để chúng ta nhận ra bản thân và nhận ra anh chị em, tha nhân, trong ánh sáng sự thật. Và việc liên quan đến cái chết, chúng ta cũng được mời gọi đến với Chúa Giê-su Ki-tô, Đấng đã sống lại từ cõi chết và những ai chết – cả chúng ta nữa – sẽ được đưa về cùng Chúa, như thánh Phao-lô quả quyết: “Vì nếu chúng ta tin rằng Đức Giê-su đã chết và đã sống lại, thì chúng ta cũng tin rằng những người đã an giấc trong Đức Giê-su, sẽ được Thiên Chúa đưa về cùng Đức Giê-su…Như thế, chúng ta sẽ được ở cùng Chúa luôn mãi”.

Lời Chúa hôm nay đặt chúng ta trước thử thách của mối tương giao dựa trên sự thật và của cái chết. Đó là những thực tại chúng ta sống và đối diện hằng ngày. Chúng ta hằng ngày sống với nhau, với tha nhân, chúng ta chứng kiến hoặc nghe biết những cái chết; ước gì những sự thật đó dẫn chúng ta đến với Đấng mở ra cho chúng ta ý nghĩa trọn đầy, để khi bước đi trên hành trình cuộc sống, chúng ta luôn thắp sáng lên niềm hy vọng, vì niềm hy vọng sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi thử thách, để đạt tới chính bến bờ hy vọng, ngay cả đến chỗ “tuyệt vọng mà vẫn một lòng cậy trông” (x.Rm 4,18), như Tổ Phụ Áp-ra-ham ngày xưa.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 26-7, thánh Gioakim và thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17: Mối phúc được thấy được nghe

Ngày 26-7, Thánh Gioakim và Thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17 Mối phúc được thấy được nghe Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm...

Ngày 25-7, thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28: Chọn chỗ nhất trong nước Chúa

Ngày 25-7, Thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28 Chọn chỗ nhất trong nước Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Đoạn Tin mừng hôm nay có liên hệ...

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18: Tôi đi tìm Đấng tôi yêu

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18 Tôi đi tìm Đấng tôi yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ngày 3/6/2022 Đức thánh cha Phanxicô đã...

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30: Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30 Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay gợi lên...

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn): Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn) Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta   Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu ví...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bài trích sách ngôn...

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15: Được cho không phải cho không

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15 Được cho không phải cho không Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu sai...

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, tường thuật việc...

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38: Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt”

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38 Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay thuật lại...

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26: Chạm vào Chúa

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26 Chạm vào Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay thuật lại hai phép lạ của lòng...

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17: Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17 Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Người ta ăn chay với nhiều mục...