Thứ hai, 20 Tháng Một, 2025

Lễ Đức Maria Hồn Xác Lên Trời: Đức Mẹ lên trời là niềm vui và hy vọng cho chúng ta

 

ĐỨC MẸ LÊN TRỜI LÀ NIỀM VUI

VÀ HY VỌNG CHO CHÚNG TA

(Kh 11,19a;12,1-6a; 1Cr 15,20-27; Lc 1,39-56)

Vp. Vincent Hoà, PV

Hôm nay chúng ta cùng với Giáo Hội hoàn vũ long trọng mừng lễ kính Đức Mẹ Maria Hồn Xác Lên Trời. Hàng năm chúng ta có nhiều lễ để tôn kính Đức Mẹ qua các mầu nhiệm và các tước hiệu khác nhau như: lễ Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, lễ Đức Mẹ đi thăm viếng bà thánh Êlisabeth, lễ sinh nhật Đức Mẹ, lễ Đức Mẹ Sầu Bi, Đức Mẹ Dâng Mình, Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội … và nhiều tước hiệu khác về Đức Mẹ như: Đức Mẹ Lộ Đức, Đức Mẹ Fatima hay Đức Mẹ La-vang của Việt Nam chúng ta…

Là những con cái của Đức Mẹ, mỗi lần mừng kính các mầu nhiệm hay các tước hiệu khác nhau của Đức Mẹ, đều mang lại cho chúng ta, những cảm xúc và những niềm vui khác nhau. Tuy nhiên lễ Đức Mẹ Linh Hồn và Xác Lên Trời hôm nay mang lại cho chúng ta một niềm vui và một niềm hy vọng lớn lao hơn cả. Tại sao như vậy? Thưa vì hôm nay Đức Mẹ, Mẹ của chúng ta được Thiên Chúa ân thưởng bằng việc cho Mẹ được lên trời cả hồn lẫn xác sau một cuộc sống trần gian đầy đau thương khổ cực. Và việc Mẹ được Thiên Chúa đưa lên trời như thế cũng trở thành niềm hy vọng lớn lao cho chúng ta là những con cái của Mẹ đang ở trần gian, những người con theo gương Mẹ, đang cố gắng sống đẹp lòng Thiên Chúa. Chúng ta hy vọng rằng một ngày kia chúng ta cũng sẽ được lên trời cả hồn xác như Đức Mẹ.

Như thế có thể nói lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời hôm nay mang lại cho chúng ta những cảm xúc, những niềm vui hết sức lớn lao, hết sức đặc biệt, nhất là mang lại cho chúng ta một niềm hy vọng hết sức to lớn. Chúng ta vui vì: Mẹ của chúng ta được Thiên Chúa ân thưởng cách đặc biệt hơn tất cả mọi người phàm khác qua việc được đưa lên trời cả hồn lẫn xác. Chúng ta vui vì: việc Đức Mẹ được lên trời cả hồn lẫn xác như thế đã mở ra cho chúng ta một niềm hy vọng lớn lao là sau này chúng ta cũng sẽ được lên trời cả hồn và xác giống như Đức Mẹ. Có thể nói đây là niềm vui và niềm hy vọng lớn lao nhất và quan trọng nhất, vì nó liên quan đến cùng đích, liên quan đến đích điểm cuối cùng mà cuộc sống của chúng ta hướng tới. Quả vậy, niềm tin mách bảo cho chúng ta biết rằng quê hương đích thực của chúng ta là Thiên Đàng, là Nước Trời. Và do đó Nước Trời hay Thiên Đàng phải là niềm hy vọng lớn lao nhất, quan trọng nhất của chúng ta. Hy vọng sẽ được lên Thiên Đàng cả hồn lẫn xác như Đức Mẹ. Vậy thì cụ thể việc Đức Mẹ Lên Trời cả hồn lẫn xác mang lại niềm vui và mở ra niềm hy vọng cho chúng ta như thế nào?

  1. Việc Mẹ Lên Trời cả Hồn Lẫn Xác mang lại niềm vui lớn lao cho chúng ta

Làm sao chúng ta không vui cho được khi hôm nay Đức Mẹ, Mẹ của chúng ta đã đạt tới cùng đích tốt nhất, cái đích điểm cuối cùng mà cuộc đời chúng ta hằng mong ước và nhắm tới đó là được lên trời. Cuộc đời này được ví như là một cuộc lữ hành, và đích điểm của cuộc lữ hành này chính là Nước Trời, là Thiên Đàng. Cảm nhận được như vậy chúng ta mới thấy việc mừng lễ Mẹ Lên Trời hôm nay đem lại cho chúng ta niềm vui và sự phấn khích lớn lao như thế nào. Có thể nói Mẹ đã đạt đến được chiến thắng cao nhất, chiến thắng chung cuộc mà cho đến hôm nay chỉ mới duy một mình Mẹ Maria đạt được mà thôi, vì ngoài trừ Chúa Giêsu ra, chưa từng có ai nhận được vinh phúc lên trời cả hồn lẫn xác như Mẹ. Quả vậy, việc Mẹ được Thiên Chúa cho lên trời cả hồn lẫn xác là điều xưa nay chưa từng có bao giờ, chưa có ai có được đặc ân này như Đức Mẹ, ngoại trừ Chúa Giêsu. Trong Cựu Ước chúng ta thấy chỉ có trường hợp của ông Êlia được Thiên Chúa đưa đi lên trời trên một chiếc xe bằng lửa (2V 2, 6-14).

Vậy lý do nào mà Mẹ Maria của chúng ta lại được đặc ân như vậy?

Thánh Phaolô trong bài đọc thứ II nói lên cho chúng ta lý do tại sao Đức Mẹ đặc ân lên trời cả hồn xác như vậy, là vì: Chúa Giêsu  đã từ cõi chết sống lại như là hoa quả đầu mùa. Đức Mẹ là người đầu tiên và xứng đáng nhất để được ơn cứu rỗi, thì Đức Mẹ cũng là người đầu tiên được hưởng sự vinh quang sống lại ấy. Và bài Tin Mừng hôm nay còn cho chúng ta biết rằng, chính Thiên Chúa đã làm cho Đức Mẹ biết bao điều cao cả và kỳ diệu. Và một trong những điều cao cả và kỳ diệu đó là việc Thiên Chúa cho Mẹ lên Trời cả hồn lẫn xác.

Niềm tin và giáo lý dạy chúng ta rằng, thân xác của chúng ta sẽ được sống lại, nhưng sẽ chỉ được sống lại trong ngày sau hết, tức là ngày tận thế, ngày Chúa quang lâm, ngày Chúa đến lần thứ hai. Như thế việc Đức Mẹ được Thiên Chúa cho lên trời cả hồn lẫn xác lúc này, trước khi Chúa Giêsu ngự đến lần thứ hai, cho thấy Đức Mẹ đã đạt được niềm vui trọn vẹn trước thời gian và cách đặc biệt như thế nào. Cứ theo lẽ thường thì thân xác chúng ta sẽ chỉ được sống lại và lên trời khi Chúa Giêsu lại đến, nhưng với Đức Mẹ thì khác, Đức Mẹ đã được đặc ân cá biệt này ngay từ bây giờ. Như thế Mẹ đã tiên báo hai mầu nhiệm lớn lao trong Kinh Tin Kính mà chúng ta vẫn tuyên xưng hằng ngày đó là: mầu nhiệm xác loài người ngày sau sống lại; và mầu nhiệm các thánh thông công.

Mặc dầu Mẹ lên trời cả hồn lẫn xác, những Mẹ vẫn giúp đỡ chúng ta là những con cái của Mẹ còn ở trần gian này. Mẹ lên trời cả hồn lẫn xác là để mở đường cho chúng ta là những con cái của Mẹ. Và điều đó đã trở thành niềm vui hết sức lớn lao cho chúng ta là những người con của Mẹ hôm nay .

Vâng là những người con của Đức Mẹ, làm sao chúng ta không vui cho được khi hôm nay, Đức Mẹ, Mẹ của chúng ta, được tôn vinh, được vinh danh như một nữ hoàng thiên quốc? Việc tôn vinh này không phải như bao cuôc tôn vinh tầm thường khác do người phàm chúng ta tôn vinh lẫn nhau, nhưng đây là việc tôn vinh do bởi Thiên Chúa: chính Thiên Chúa đã tôn vinh Mẹ, chính Thiên Chúa đã tặng thưởng Mẹ, chính Thiên Chúa đã đưa Mẹ lên Trời cả Hồn lẫn Xác.

  1. Đức Mẹ Lên Trời cả Hồn và Xác đem lại niềm hy vọng lớn lao cho chúng ta

Việc Đức Mẹ được rước lên trời cả hồn lẫn xác không chỉ mang lại niềm vui to lớn cho chúng ta mà thôi, nhưng còn mang lại một niềm hy vọng to lớn cho chúng ta. Chúng ta hy vọng rằng một ngày kia chúng ta sẽ cũng được lên trời cả hồn xác như Đức Mẹ, và chúng ta hy vọng rằng, với sự cầu bầu và trợ giúp của Đức Mẹ trước toà Chúa trên Thiên Quốc, chúng ta sau này cũng sẽ được Thiên Chúa cho về Thiên Đàng cả hồn lẫn xác cùng với Đức Mẹ. Cho nên việc Đức Mẹ được rước lên trời cả hồn và xác, phải là một nguồn hy vọng lớn lao cho chúng ta. Chúng ta hy vọng rằng Mẹ lên trời, để rồi một ngày kia chúng ta cũng sẽ được về trời với Mẹ. Để rồi Mẹ ở đâu, chúng ta cũng được ở đó, Mẹ nơi nào, chúng ta cũng được ở với Mẹ nơi ấy. Cuộc sống trần gian phải là con đường đưa chúng ta về Thiên Đàng với Mẹ.

Như thế hôm nay chúng ta vui mừng vì Đức Mẹ được rước lên trời, vì từ nay chúng ta có một người Mẹ hằng ngự bên toà Chúa, hằng cầu bầu cho chúng ta trước mặt Chúa. Ngày xưa ở tiệc cưới Cana Chúa Giêsu đã nghe lời cầu xin của Mẹ, thì hôm nay trên trời, chúng ta tin rằng lời cầu xin của Mẹ Maria còn quyền thế hơn biết bao trước mặt Thiên Chúa. Chúng ta thấy Đức Mẹ đã hiện ra nhiều lần và nhiều nơi trên thế giới như: Fatima, Lộ Đức, La Vang… và đã không biết bao nhiêu người đã và đang được Đức Mẹ nghe lời cầu nguyện, được Mẹ thương cứu giúp và chở che.

Vậy, ngày lễ mừng Đức Mẹ linh hồn và xác lên trời hôm nay, như là một sứ điệp của Mẹ nhắc nhở chúng ta là con cái của Mẹ đang ở trần gian rằng: muốn được như Mẹ, chúng ta hãy cố gắng sống đẹp lòng Thiên Chúa, bằng cách lắng nghe và tuân giữ lời Chúa như Đức Mẹ, nhất là noi gương đức tin, đức cậy và đức ái của Mẹ trong đời sống hàng ngày của chúng ta.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

…Xin Người cho anh em biết con người và ơn gọi của anh em là gì…

Một vài suy nghĩ về con người và ơn...

01/11 Các Thánh Nam Nữ, Mt 5,1-12a: Tấm gương Các Thánh

  TẤM GƯƠNG CÁC THÁNH (Kh 7,2-4.9-14, Mt 5,1-12a)  M. Bosco, PS  ...

Ai tín

Cái giá của người môn đệ

24/11 - LỄ KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT...

Chúa Nhật Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Ga 20,19-23: Vai trò của Chúa Thánh Thần

VAI TRÒ CỦA CHÚA THÁNH THẦN (Ga 20,19-23) M. Michael Thành,...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa nhật II -Thường niên, Năm C (Ga 2, 1-11) “Họ hết rượu rồi”

Chúa nhật II -Thường niên, Năm C (Ga 2, 1-11) “Họ hết rượu rồi” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Không biết tự bao giờ người ta đã...

Chúa Nhật – Chúa Chịu Phép Rửa: Chúa bước xuống để nâng ta lên

Chúa Nhật – Chúa Chịu Phép Rửa: Chúa Bước Xuống Để Nâng Ta Lên Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa là...

Lễ Chúa Giêsu chịu Phép Rửa, Lc 3,15-16.21-22: Người môn đệ của Đức Giêsu sống tinh thần tự hủy

    NGƯỜI MÔN ĐỆ CỦA ĐỨC GIÊSU SỐNG TINH THẦN TỰ HỦY  (Lc 3,15-16.21-22) M. Giuse Tuấn, Phước Lý  Khi chúng ta lãnh nhận phép Rửa tội, Chúa...

Chúa nhật Chúa Hiển Linh (Mt 2,1-12) Con quyết đi tìm Ngài trong cuộc sống

Chúa nhật Chúa Hiển Linh, Mt 2,1-12 Con Quyết Đi Tìm Ngài Trong Cuộc Sống Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hàng năm cứ vào mùa Giáng...

Lễ Hiển Linh: Tìm ai hay tìm cái gì

    Chúa Nhật Chúa Hiển Linh 05.01.2025 TÌM AI HAY TÌM CÁI GÌ (Mt 2,1-12) M. Bosco, Phước Sơn Lễ Hiển Linh là lễ kỷ niệm việc Chúa tỏ...

Ngày 1-1, Lễ Mẹ Thiên Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21 Bình an của Thiên Chúa luôn ở cùng chúng ta

Ngày 1-1, Lễ Mẹ Thiên Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21 Bình An Của Thiên Chúa Luôn Ở Cùng Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Kỳ diệu thay Đấng là Mẹ Thiên Chúa

  KỲ DIỆU THAY ĐẤNG LÀ MẸ THIÊN CHÚA (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) Trường Kha, Phước Lý Tình mẫu tử cũng chính là tình cảm mãi...

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Có Mẹ đồng hành

    CÓ MẸ ĐỒNG HÀNH (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) M. Luca Ngọc, Phước Thiên Ngày đầu năm mới dương lịch, Giáo Hội cho chúng ta mừng...

Chúa Nhật Thánh Gia Thất, Năm C (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) Gia đình thánh giữa đời thường

Chúa Nhật Thánh Gia Thất, Năm C (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) Gia Đình Thánh Giữa Đời Thường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hàng năm,...

Lễ Thánh Gia, Lc 2,41-52: Hiếu Nghĩa

    HIẾU NGHĨA (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) M. David, Vĩnh Phước Qua các bài đọc trong Lễ Thánh Gia hôm nay, Giáo Hội cho ta chiêm...

Lễ Thánh Gia Thất, Lc 2,41-52: Gia Đình Thánh

  GIA ĐÌNH THÁNH ( Lc 2,41- 52)  M. Têrêsa Avila, Phước Hải Gia đình là nền tảng của Giáo Hội và xã hội, bởi gia đình đóng...

Giáng Sinh – Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời đã làm người và sống giữa chúng ta

Giáng Sinh - Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...