Thứ Tư, 4 Tháng Mười, 2023

“Đức Thánh cha Phanxicô chấp thuận con đường nên thánh thứ tư”

 

Đức Thánh cha Phanxicô chấp thuận con đường nên thánh thứ tư – hiến mạng sống trong một hành động bác ái phục vụ tha nhân cách anh hùng.

Trong Tự Sắc mới, Đức Thánh cha chấp thuận các tiêu chuẩn mới về tôn phong thánh dành cho những người sẵn sàng hiến mạng sống cách anh hùng và chết sớm vì “một hành động bác ái cao thượng”.

Văn kiện dựa trên “motu proprio” (quyết định riêng) có hiệu lực cùng ngày công bố hôm 11-7, với nhan đề “Maiorem hac dilectionem”, lấy cảm hứng từ Tin Mừng theo Thánh Gioan (Ga 15,13): “Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người hiến mạng sống mình vì bạn hữu”.

Đức Tổng Giám mục Marcello Bartolucci, thư ký Thánh bộ Phong thánh, nói việc thêm các tiêu chuẩn mới này nhằm “quảng bá bằng chứng anh hùng của Kitô hữu, vốn cho đến nay vẫn không có một tiến trình cụ thể, chính xác là do không hoàn toàn phù hợp theo trường hợp tử đạo hay các nhân đức anh hùng”.

Trong nhiều thể kỷ qua, việc xem xét quá trình tôn phong thánh yêu cầu Người Tôi tớ Chúa sống các nhân đức Kitô giáo cách anh hùng hay hy sinh vì đức tin. Trường hợp thứ ba ít phổ biến hơn, được gọi là trường hợp tương đương: khi có bằng chứng một người nào đó có danh tiếng thánh thiện trong các tín hữu, Đức Thánh cha có thể cho miễn điều tra chính thức lâu dài và có thể cho phép tôn kính người đó như các vị thánh.

Trong khi 3 con đường nên thánh này vẫn không thay đổi, nhưng lại không đủ “để giải thích tất cả các trường hợp có thể” nên thánh, đức tổng giám mục viết trên tờ báo Vatican L’Osservatore Romano hôm 11-7.

Theo Tự Sắc, bất kỳ án phong chân phước nào theo con đường mới “hiến mạng sống” đều phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:

–   Tự nguyện và sẵn sàng hiến mạng sống mình và anh hùng chấp nhận cái chết vì tình yêu; liên quan đến hành động bác ái anh hùng và chết sớm.

–   Bằng chứng sống các nhân đức Kitô giáo – ít nhất là theo cách bình thường, và không nhất thiết là anh hùng trước khi hiến mạng sống mình và cho đến chết.

–   Bằng chứng về danh tiếng thánh thiện, ít nhất là sau khi chết.

–   Cần một phép lạ được cho là nhờ lời chuyển cầu của vị Tôi tớ Chúa để tôn phong chân phước.

Đức cha Bartolucci viết các tiêu chuẩn mới này xuất phát từ việc Thánh bộ Phong thánh muốn xem xét những người đàn ông và phụ nữ “được truyền cảm hứng bởi tấm gương của Đức Kitô, tự nguyện và sẵn sàng hiến dâng và hy sinh mạng sống mình” vì người khác “bằng một hành động bác ái cao thượng, vốn là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết”, có xứng đáng được tôn phong chân phước không. Chẳng hạn như, trong suốt quá trình lịch sử, có những Kitô hữu sẵn sàng hiến mạng sống và chết vì bị nhiễm bệnh do giúp đỡ và phục vụ người khác.

Đức Thánh cha Phanxicô cho phép thánh bộ tiến hành nghiên cứu kỹ về đề xuất mới này đầu năm 2014, theo đức tổng giám mục.

Sau khi bổ sung, thảo luận và làm việc với các chuyên gia, đức hồng y và các giám mục trong Thánh bộ Phong thánh thông qua “con đường nên thánh mới dành cho những vị hiến mạng sống mình kèm theo các nhân đức Kitô giáo được công nhận rõ ràng” năm 2016.

Đức cha Bartolucci viết các quy định mới này không hề thay đổi giáo lý của Giáo hội về việc Kitô hữu sống thánh thiện để nên thánh và thủ tục tôn phong chân phước truyền thống.

Đúng hơn, phần bổ sung này mở rộng “tầm nhìn và cơ hội mới giúp dân Chúa, nơi các thánh nhân, nhìn thấy gương mặt của Chúa Kitô, sự hiện diện của Thiên Chúa trong lịch sử và gương sống Phúc Âm”.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thư Đức Giáo Hoàng Phanxicô gửi Cộng đoàn Công giáo Việt Nam

THƯ ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ Gửi cộng đoàn Công giáo Việt Nam nhân dịp công nhận Thoả thuận về Qui chế cho Đại diện thường trú...

Hội đồng Giám mục Việt Nam: Thư mục vụ gửi cộng đồng Dân Chúa về Giáo hội tham gia

HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM THƯ MỤC VỤ GỬI CỘNG ĐỒNG DÂN CHÚA  VỀ GIÁO HỘI THAM GIA  Anh chị em thân mến, Chúng tôi, các giám...

Việt Nam và Tòa Thánh ký kết Thỏa thuận về Quy chế của Đại diện Thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam

VIỆT NAM VÀ TÒA THÁNH KÝ KẾT THỎA THUẬN VỀ QUY CHẾ CỦA ĐẠI DIỆN THƯỜNG TRÚ CỦA TÒA THÁNH TẠI VIỆT NAM Hồng Thủy...

Đâu là vai trò của một Hồng Y?

ĐÂU LÀ VAI TRÒ CỦA MỘT HỒNG Y? Nhật Báo La Croix Nếu vai trò của họ trong mật nghị bầu Giáo hoàng được nhiều người biết...

ĐTC Phanxicô: Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hỗ trợ Giáo hội và việc truyền giáo

ĐTC Phanxicô: Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hỗ trợ Giáo hội và việc truyền giáo   Trong bài giáo lý có chủ đề “Đời...

Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Ơn gọi lần thứ 60 năm 2023 – Ơn gọi: Ân...

  SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA NHÂN NGÀY THẾ GIỚI CẦU NGUYỆN CHO ƠN GỌI LẦN THỨ 60, NĂM 2023 ƠN GỌI: ÂN SỦNG VÀ SỨ VỤ Sáng...

Biên bản Hội nghị thường niên kỳ I/2023 của Hội đồng Giám mục Việt Nam

HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM HỘI NGHỊ THƯỜNG NIÊN KỲ I NĂM 2023 (17-21/04/2023) BIÊN BẢN Hội đồng Giám mục Việt Nam đã tiến hành Hội nghị...

Tiến trình Hồ sơ cho án phong chân phước và phong thánh

TIẾN TRÌNH HỒ SƠ CHO ÁN PHONG CHÂN PHƯỚC VÀ PHONG THÁNH Linh mục Phêrô Nguyễn Thanh Tùng Trải qua dòng lịch sử Giáo hội, cho đến hiện...

Mùa Chay 2023: Mười lời khuyên của Đức Phanxicô để sống bốn mươi ngày này

MÙA CHAY 2023: MƯỜI LỜI KHUYÊN CỦA ĐỨC PHANXICÔ ĐỂ SỐNG BỐN MƯƠI NGÀY NÀY Gilles Donada Thứ Tư Lễ Tro mở ra Mùa Chay, một...

Sứ điệp Mùa Chay năm 2023 của Đức Thánh Cha Phanxicô

SỨ ĐIỆP MÙA CHAY NĂM 2023 CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ Khổ chế Mùa Chay và Lộ trình Hiệp Hành Anh chị em thân mến! Các Sách Tin Mừng Matthêu, Marcô và Luca...

Sứ điệp của Đức Giáo hoàng Phanxicô nhân Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội lần thứ 57

SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ NHÂN NGÀY THẾ GIỚI TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI LẦN THỨ 57 Nói bằng trái tim “Sự thật trong tình yêu”...

Đức Thánh Cha cầu nguyện cho các nạn nhân của trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Đức Thánh Cha bày tỏ đau buồn trước trận động đất kinh hoàng xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Ngài cầu nguyện...