Chủ Nhật, 22 Tháng mười hai, 2024

ĐỪNG SỢ! – Suy niệm Thứ Bảy, Tuần XIV TN – Vp. Duyên Thập Tự

TN-098-TUẦN XIV- thứ Bảy

ĐỪNG SỢ!

(St 49,29-32;50,15-26 /  Mt 10,24-33)

VP Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

Ai trong chúng ta, nhiều lần, đã trải nghiệm về sự sợ hãi. Trước một hoàn cảnh, tình huống hay người nào đó, hoặc con vật, đồ vật nào đó, con người cũng có thể cảm thấy sợ hãi, nghĩa là những đối tượng kia gây nên một mối đe doạ. Có những nỗi sợ in rất sâu trong tâm khảm của ai đó đến nỗi họ luôn bị ám ảnh, không thoát ra khỏi cái hình ảnh quá khứ đã gây nên chấn động trong tâm hồn họ. Những nỗi sợ đó gây nên một sự thu mình lại trong thế phòng thủ, không dám mở ra, vì sợ rằng mở ra là thêm một lần trải nghiệm sự tổn thương. Nỗi sợ hãi, hơn là một cảm xúc mau qua, ảnh hưởng sâu đến suy nghĩ và hành động. Để từng bước tiến tới chỗ trưởng thành về nhiều phương diện, chúng ta cần học vượt qua những nỗi sợ hãi.

Trong hai bài đọc Kinh Thánh hôm nay, lời khuyên “đừng sợ” được lập lại với những người trong cuộc trước những mối đe doạ hoặc do tưởng tượng mà có, hoặc thật sự sẽ xảy ra. Hơn cả một lời khuyên, “đừng sợ” phải là thái độ của người môn đệ Chúa khi sống những tương giao và khi bước đi trong cuộc sống, thi hành nhiệm vụ Người trao cho. Tôi xin được suy niệm về lời khuyên “ĐỪNG SỢ” khi suy niệm các bài Lời Chúa hôm nay.

 1. “ĐỪNG SỢ”; MỘT LỜI NÓI TỪ TRÁI TIM

Chúng ta bắt đầu với bài đọc một, trích sách Sáng Thế chương 49 từ câu 29 đến 32 và chương 50 từ câu 15 đến 26. Trích đoạn này cho chúng ta biết là ông Gia-cóp nhắn nhủ các con về việc chôn cất ông, một khi ông qua đời. Ông muốn được an táng bên cạnh ông bà nội là ông Áp-ra-ham và bà Xa-ra, bên cạnh cha mẹ là ông I-sa-ác và bà Rê-béc-ca cũng như bên cạnh vợ ông là bà Lê-a. Sau đó, ông qua đời. Vậy, khi người cha qua đời, những người con sẽ sống với nhau thế nào? Đâu là suy nghĩ của anh em ông Giu-se? Và đâu là tâm tư của ông Giu-se trước những suy nghĩ của anh em ông?

– “Sau khi ông Gia-cóp qua đời, các anh em ông Giu-se liền bảo nhau: “Không khéo Giu-se còn hận chúng ta và trả lại cho chúng ta tất cả những điều ác chúng ta đã gây ra cho nó”. Đây là suy nghĩ của họ. Bóng ma của quá khứ vẫn ám ảnh họ. Họ vẫn chưa có thể tha thức cho chính mình. Họ sống trong nỗi sợ hãi bị trả thù. Bóng đêm của những trải nghiệm đớn đau của quá khứ vẫn ập xuống trên họ. Họ lo lắng. Họ nói với nhau, nhưng lại không giúp nhau giải toả khỏi bóng ma quá khứ, khỏi những hoài niệm về những hành động ngày xưa. Ký ức của họ chưa được thanh tẩy. Đây là hình ảnh của những con người cứ để những nỗi sợ hãi dày vò mình, một cách ý thức hay vô thức.

– Suy nghĩ, bàn tán với nhau, và họ cùng nhau bày đặt ra câu nói của cha họ là ông Gia-cóp. Họ nhờ người chuyển đến ông Giu-se những lời họ “sáng tác” thay cho cha họ: “Cha của chú trước khi chết đã truyền rằng: Các con hãy đến nói thế này với Giu-se: ‘Thôi, xin tha lỗi cho các anh con, vì họ đã gây điều ác cho con’. Bây giờ xin chú tha tội cho các kẻ làm tôi của Thiên Chúa của cha chú!” Sau đó, “các anh ông đích thân đến cúi rạp xuống trước mặt ông và nói: “Này chúng tôi làm nô lệ của chú”. Nỗi sợ hãi sẽ bị trả thù làm cho những anh em của ông Giu-se đánh mất mối tương giao huynh đệ với ông. Họ sợ. Họ sợ mạng sống bị đe doạ. Họ sợ để rồi chính nỗi sợ mách cho họ con đường “làm nô lệ” là an toàn. Nỗi sợ làm cho họ sói mòn niềm tin vào ông Giu-se và tấm thịnh tình huynh đệ của ông. Nỗi sợ làm cho người ta lệnh lạc, vì suy nghĩ lung tung, tưởng tượng đủ thứ chuyện mà chẳng bao giờ xảy ra. Nỗi sợ làm cho người ta nghĩ miên man, xa xôi, nhưng không đưa đến điều tích cực. Dầu sao, chúng ta cũng hiểu cho anh em ông Giu-se: họ chưa được hoàn toàn giải thoát khỏi quá khứ, khỏi những hành động quá khứ, khỏi sự lên án chính mình. Nhưng đâu là phản ứng của ông Giu-se?

– “Ông Giu-se khóc”. Ông khóc vì đau lòng! Ông không bao giờ suy nghĩ như cách suy nghĩ của anh em ông, không suy nghĩ điều anh em ông suy nghĩ. Ông bất ngờ. Và vì quá bất ngờ, ông không thể kìm được nước mắt, vì điều bất ngờ đó chạm đến trái tim ông làm nó nhói đau, bị tổn thương. Nhưng vượt qua cảm xúc đó, ông đã hai lần nói với anh em ông: “Đừng sợ!” Vậy đừng sợ ai? Đừng sợ cái gì? Ông Giu-se không nói đến đối tượng của những nỗi sợ đó, nhưng ông nêu lên lý do để đừng sợ nữa. Ông nói với chính tiếng nói của trái tim ông.

+ Lý do thứ nhất, là “Đừng sợ! Tôi đâu có thay quyền Thiên Chúa”. Nghĩa là gì? “Các anh đã định làm điều ác cho tôi, nhưng Thiên Chúa lại định cho nó thành điều tốt”. Nếu Thiên Chúa đã làm điều tốt, mà tôi đâu có thay Thiên Chúa làm khác đi, thì anh em đừng sợ, vì tất cả đều tốt đẹp. Người ta sợ không xảy ra điều tốt đẹp. Nay điều tốt đẹp đã được thực hiện, còn gì mà sợ! Đây là tiếng nói “đừng sợ” phát xuất từ trái tim xác tín vào đường lối Thiên Chúa.

+ Lý do thứ hai, “Bây giờ anh em đừng sợ, tôi sẽ cấp dưỡng cho anh em và các con cái các anh”. Anh em Giu-se sợ bị trả thù bằng cách để cho đói mà chết. Chết đói, ai mà chẳng sợ. Ông Giu-se hiểu và ông rất thực tế. Ông xua đi nỗi sợ nơi các anh em ông, bằng việc tích cực chăm sóc họ, cấp dưỡng cho họ. Đời sống được bảo đảm, hết sợ! Ông nói “đừng sợ” với tiếng nói phát xuất từ trái tim yêu thương của ông đối với anh em ông một cách chân thành.

Và cuối cùng, để trấn an họ bằng cử chỉ cụ thể, “Ông an ủi và chuyện trò thân mật với họ”. Đây là cử chỉ phát xuất từ trái tim “bằng thịt” của ông Giu-se.

Câu chuyện giữa ông Giu-se và anh em ông liên quan đến nỗi sợ, gợi mời chúng ta đến với nhau bằng việc gỡ ra những “nút thắt”. Chính những nút thắt, những bế tắc do suy nghĩ tiêu cực gây nên, tạo nên những nỗi sợ vô căn cứ và vô ích. Chúng ta cần đến với nhau với niềm tin và tâm hồn thanh thản. Quá khứ đã qua, không cho bóng đêm của nó còn “đè” trên chúng ta; trái lại, hãy làm mọi sự – như ông Giu-se – để cuộc sống với nhau nhẹ nhàng và vui tươi.

 2. “ĐỪNG SỢ”: MỘT LỜI NÓI TỪ SỰ THẬT

Bây giờ chúng ta nghe lời nói “đừng sợ” từ nơi Chúa Giê-su. Chúa Giê-su tiếp tục đưa ra những chỉ dẫn cho các môn đệ để chuẩn bị các ông lên đường thực tập rao giảng Tin Mừng Nước Trời. Trong trích đoạn hôm nay, Tin Mừng theo thánh Mát-thêu chương 10 từ câu 24 đến 33, Chúa Giê-su đã nói đến ba lần câu “đừng sợ”. Vậy đâu là điều Chúa khuyên các môn đệ Chúa đừng sợ?

– “Anh em đừng sợ người ta”. Lý do: “không có gì che dấu mà không được tỏ lộ”.  Có kiểu “ném đá dấu tay”, có “thế lực ngầm” trong cách đối xử với các môn đệ Chúa. Các môn đệ Chúa là người ngay chính, nên không sợ. Người ta vẫn nói “cây ngay không sợ chết đứng”. Cứ sống công chính, ngay thẳng, như con cái của ban ngày. Người ta có xuyên tạc, đặt điều; những sự thật sẽ trả lời. Đừng sợ người đời và dư luận của họ, những điều họ đặt điều. Hãy cứ luôn là môn đệ Chúa, thì không sợ người ta.

– “Anh em đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn”. Lý do: thân xác phải chết, linh hồn bất tử. Lại nữa, linh hồn quí hơn thân xác, và linh hồn là chủ của thân xác. Thân xác bên ngoài, thể lý; còn linh hồn bên trong, thiêng liêng. Thân xác sẽ trở về bụi đất. Chết cách nào cũng là chết. Không sợ người giết thân xác, cũng đừng sợ phải chết. Đừng sợ qui luật tự nhiên của thân xác. Bình tĩnh và bình thản là điều cần chuẩn bị cho cái chết. “Đừng sợ!”

– “Anh em đừng sợ, vì anh em còn quí hơn muôn vàn chim sẻ”. Lý do: phẩm giá con người cao quí. Phẩm giá người môn đệ Chúa cao quí. Thiên Chúa đã có ý định trên người môn đệ. Tất cả đều do thánh ý yêu thương và nhiệm mầu của Người trên người môn đệ. Vì thế, hãy vững niềm tin. Hãy vững tâm. Đừng sợ!

Những điều Chúa Giê-su nói trên, không phải là những lời trấn an, nhưng là những lời phát xuất từ sự thật: sự thật của mạng sống và phẩm giá người môn đệ, sự thật của tình yêu quan phòng của Thiên Chúa trên người môn đệ. Khi khuyên các môn đệ “đừng sợ”, Chúa mời gọi họ đi vào những sự thật đó. Chính những sự thật đó làm nền tảng cho sự vững tin trong cuộc sống và vững tin đi rao giảng Tin Mừng Nước Trời. Không dựa trên những sự thật đó, người môn đệ, khi gặp những con người muốn bách hại mình, thì sẽ hoảng loạn và sợ hãi. Và nếu để sự sợ hãi không chế mình, thì chắc chắn sẽ bỏ cuộc; và như thế, không thể bền đỗ đến cùng và chạy hết chặng đường của công cuộc loan báo Tin Mừng. Như vậy, người môn đệ cần lắng nghe và giữ trong lòng lời Chúa Giê-su nói “đừng sợ” như là bửu bối giúp vượt thắng mọi sự. Lời Chúa nói “đừng sợ” ban cho người môn đệ sức mạnh và sự kiên trì để sống và để hành động vì lợi ích của Tin Mừng.

Lời Chúa hôm nay, qua lời nói “đừng sợ” của ông Giu-se ngỏ với anh em ông và qua lời Chúa Giê-su nói với các môn đệ, cũng chuyển đến mỗi chúng ta, để, dù trong hoàn cảnh thế nào, chúng ta ngước mắt lên Thiên Chúa, vì nơi đó – nơi Thiên Chúa – có ơn cứu độ và sự trợ giúp, để chúng ta hoàn toàn tin tưởng vào Chúa, tín nhiệm vào Người, và để Chúa hành động trong mọi sự.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi tìm vinh quang thật

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi Tìm Vinh Quang Thật Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Bản chất của Hội...

Kính thánh Phanxicô Xaviê, Mc 16,15-20

  KÍNH THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét tiểu sử: Thánh Phanxicô Xaviê sinh năm 1506 tại Điên Xaviê thuộc...

Thứ 7, Tuần XXXIV, Kính Thánh Anrê Tồng đồ, Mt 4, 18-22

KÍNH THÁNH ANRÊ TÔNG ĐỒ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét về tiểu sử: Thánh Anrê quê ở Betsaida và là một...

Ngày 30.11 – Lễ kính thánh Andre Tông đồ

  HÀNH TRÌNH ƠN GỌI (Mt 4, 18-22) M. Kolbe, Phước Hiệp Lễ thánh Andre Tông đồ, là dịp để chúng ta suy niệm về tiếng gọi...

Thứ 6 Tuần XXXIV TN, Lc 21,29-33 Trời mới đất mới

TRỜI MỚI ĐẤT MỚI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Với bài diễn từ “Cánh Chung” Đức Giêsu tiên báo thành Giêrusalem...

Thứ Năm Tuần XXXIV TN – Lc 21,20-28 Giêrusalem bị tàn phá

  GIÊRUSALEM BỊ TÀN PHÁ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Để chúng ta biết được phần nào đoạn Tin Mừng của thánh...

Thứ 4 Tuần XXXIV TN – Lc 21,12-19 Vì danh Thầy anh em sẽ bị bắt nộp và ngược đãi

  VÌ DANH THẦY ANH EM SẼ BỊ BẮT NỘP VÀ NGƯỢC ĐÃI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Các môn đệ cũng như...

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi tin có sự sống đời đời

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi Tin Có Sự Sống Đời Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta đang sống trong...

Thứ 6 Tuần XXXIII TN, Lc 19,43-48: Thanh tẩy nhà Cha

THANH TẨY NHÀ CHA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Vào dịp trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt qua hơn hai...

Thứ 5, Tuần XXXIII TN, Mt 12,46-50: Ai thuộc về gia đình Đức Giêsu

    AI THUỘC VỀ GIA ĐÌNH ĐỨC GIÊSU Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Sau những lời khiển trách các người cứng tin,...

Thứ 5 Tuần XXXIII TN, Lc 19,41-44: Chúa Giêsu than khóc thành Giêrusalem

CHÚA GIÊSU THAN KHÓC THÀNH GIÊRUSALEM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Từ Giêrikhô, Đức Giêsu đã cuốc bộ suốt quãng đường...

Thứ 4 Tuần XXXIII TN – Lc 19, 11-20 Dụ ngôn mười yến bạc

DỤ NGÔN MƯỜI YẾN BẠC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Dụ ngôn mười yến bạc này được Đức Giêsu kể...