Thứ năm, 10 Tháng mười, 2024

GIÁ TRỊ CỦA SÁM HỐI (Bài Suy Niệm Thứ 5 tuần XXXI TN) – Mai Thi

GIÁ TRỊ CỦA SÁM HỐI

(Bài suy niệm Thứ 5 tuần XXXI TN)

 

Ngôn sứ Edêkiel đã công bố cho chúng ta “Tin mừng”: Thiên Chúa là Cha nhân từ, “chẳng vui gì khi kẻ gian ác phải chết, nhưng vui khi nó thay đổi đường lối để được sống” (Ed 33,11).

Vâng, Thiên Chúa vui khi con người biết thật lòng hoán cải, Ngài sung sướng vì con người biết thành tâm sám hối ăn năn. Ngài chỉ hạnh phúc và thành công khi con người từ bỏ lối sống cũ để sống và chết cho Thiên Chúa, hầu đón nhận được ơn cứu độ.

“Biết Chúa và biết mình” là một hồng phúc, là một ơn ban để từng bước kiến tạo nên con người hoàn thiện. Sở dĩ con người hoán cải đời sống được trước hết là do ơn Chúa ban, và biểu hiện của lòng sám hối là niềm vui: niềm vui đó không những cho riêng bản thân đương sự mà còn nhân rộng ra mọi người trong gia đình, với cộng đồng xã hội và cả triều thần Thiên Chúa.

 

  1. Ơn sám hối đến từ Thiên Chúa.

“Nỗi lòng” Thiên Chúa đối với chúng ta được Kinh thánh diễn tả rất cụ thể và sống động: Thiên Chúa như người cha già mất đứa con yêu, như người phụ nữ đánh rơi quan tiền, như mục tử lặn lội tìm chiên lạc giữa đồng hoang (x. Lc 15). Dù là số lẻ ít oi nhưng Thiên Chúa vẫn kiên nhẫn chờ đợi, vất vả kiếm tìm và hy vọng sẽ nhận lại được con người trong niềm vui và hạnh phúc.

Ơn sám hối được Thiên Chúa ban cho con người liên tục và bằng nhiều phương cách khác nhau. Điều quan trọng là con người có đủ bình tâm để nhận ra và can đảm thực hiện hay không. Lời mời gọi hoán cải là sứ điệp tình yêu Thiên Chúa gởi đến chúng ta hàng ngày, lời đó đang chờ chúng ta cộng tác và đáp trả. Cũng một tội như nhau nhưng Phêrô thì khác với Giuđa vì Phêrô tin ở tình thương tha thứ của Chúa; đồng thời quyết tâm hoán cải đời sống.

Sám hối là điều kiện cần và đủ để được niềm vui trọn vẹn trong Chúa, để sống hạnh phúc với Ngài. Lời mời gọi hoán cải và ơn giúp hoán cải đã có rồi, việc còn lại của chúng ta là mở lòng ra đón nhận ơn ban của Chúa; đồng thời tin tưởng gắn bó cuộc đời với Đấng vì yêu thương đã trao ban tất cả cho chúng ta. Nhận ra tình yêu thương Chúa dành cho mình và sống niềm tin đó sẽ là động lực căn bản thúc đẩy con người hoán cải mỗi khi mắc phải lầm lỗi. Và chúng ta sẽ thay đổi đời sống, đón nhận niềm vui khi để cho Chúa làm chủ cuộc đời mình, là lúc nhận ra mình được Thiên Chúa yêu thương.

 

  1. Vui vì được yêu.

Hiệu quả của việc sám hối là niềm vui. Bình an và niềm vui sẽ tràn ngập tâm hồn những ai gặp được Đấng có thể giải thoát con người khỏi tình trạng đau khổ, tội lỗi và chết chóc. 

Đọc Kinh thánh chúng ta bắt gặp nhiều cuộc đời đã được biến đổi, cảm nhận hạnh phúc tràn trề vì được ơn Thiên Chúa tha thứ.

Trước hết, người phụ nữ Samari chỉ sau ít phút gặp Đức Giêsu phải tự thú với mọi người: “có một người đã nói với tôi tất cả những gì tôi đã làm. Ông ấy không phải là Đấng Kitô sao?” (x. Ga 4, 29).

Còn viên thái giám Êthiôpi chúng ta đọc trong sách Công vụ Tông đồ, rất vui mừng tiếp tục cuộc hành trình trở về xứ sở vì đã nhận được phép rửa tái sinh qua trung gian ông Philipphê (x. Cv 8, 39).

Cũng vậy, khi Giakêu được Chúa viếng thăm nhà ông, thì ông nói rằng: “Tôi lấy nửa gia tài mình mà chia cho kẻ nghèo, nếu có hại ai, tôi sẽ đền gấp bốn” (x. Lc 19, 6-8). Một khi Giakêu có niềm vui khác tràn ngập tâm hồn, thì vấn đề tiền bạc, của cải không còn có giá trị bao nhiêu.

Sau hết, người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình đã nghẹn ngào sung sướng vì Chúa không lên án mà còn tỏ lòng thương yêu và tha thứ cho bà tất cả. Dòng lệ của người phụ nữ làm nghề bất lương trong lần gặp gỡ với Đức Giêsu hôm đó cứ tuôn ra không dứt, một phần là đau đớn vì đã phạm tội; đàng khác đó là niềm vui sướng khôn nguôi mà chỉ mình Thiên Chúa mới lấp đầy cuộc đời của bà: Giọt nước mắt hạnh phúc, giây phút được đổi đời.

Nhưng niềm vui không chỉ giới nơi cá nhân người thụ ơn nhưng lan tỏa ra mọi thành viên trong gia đình và nhân rộng đến mọi người. Đứng trước hồng ân lớn lao như vậy ai cũng phấn khởi, muốn chung vui, chia sẻ và hát lên bài ca cảm tạ tình thương của Thiên Chúa.

Khi người cai ngục thành Philíp tin Chúa và cả nhà đều tin, thì ai nấy đều vui mừng vì đã được tha tội (x. Cv 16, 31-34). Cũng thế, niềm vui của cha già trong dụ ngôn người cha nhân hậu không thể diễn tả hết được khi ông hạ lệnh mở tiệc ăn mừng vì con trai ông đi hoang đã trở về. Hoặc niềm vui của bạn bè Giakêu, của các đồng nghiệp với Matthêu trong bữa tiệc hôm đó hay của những người hàng xóm khi biết bạn mình tìm thấy chiên lạc, tìm thấy quan tiền đánh mất.

Tương tự như niềm vui của con người kể trên đây, triều thần Thiên Chúa cũng vui mừng mỗi khi có ai đó biết thành tâm thống hối lỗi lầm.

 

  1. Niềm vui của triều thần Thiên Chúa.

Ngày lễ các thánh nam nữ, chúng ta đã được nghe tường thuật thị kiến của thánh Gioan về một buổi cử hành phụng vụ rất đông đảo, trang trọng, thánh thiêng và sầm uất, đó là niềm vui của tất cả dân thánh trong triều thần thiên quốc. Còn niềm vui nào, còn niềm hạnh phúc nào lớn cho bằng khi cả triều thần thánh đang chờ đón chúng ta gia nhập vào con số đó?

Giọt nước mắt thống hối, giọt nước mắt của niềm vui vì thấy mình được tha thứ là tất cả những gì Thiên Chúa muốn: chỉ vậy là đủ và đó là thành công của Thiên Chúa. Dù chỉ là con số nhỏ biết thực lòng trở về với Chúa vẫn hơn là số đông người khác muốn tự định liệu lấy cuộc đời của mình: “Trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn” (Lc 15 ,7).

Sám hối là con đường đưa người ta đến gặp Chúa. Nhận ra những bất toàn và đau xót vì đã xúc phạm đến Thiên Chúa là điều rất quí, nó có sức biến đổi người ta từ tình trạng này sang tình trạng khác: từ mất thành được, từ buồn tủi chết chóc sang hy vọng mừng vui.

Các thánh trên trời xưa cũng khao khát mong mỏi và hy vọng đạt được sự sống viên mãn khi về sum họp với tổ tiên, với cả triều thần Thiên Chúa và các ngài đã được toại nguyện. Còn chúng ta thì sao? Thiết nghĩ, những giọt nước mắt sám hối trong tin yêu và hy vọng là điều kiện để chúng ta thẳng tiến về thế giới vĩnh hằng. Nhưng niềm vui được sống trong vương quốc Thiên Chúa đã bắt đầu ngay từ hôm nay ngang qua hành vi sám hối ăn năn của con người. Và Thiên Chúa đang chờ chúng ta thực hiện điều đó.

 

Mai Thi

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ 5 Tuần XXVII Thường Niên – Lc 11,5-13 Kiên trì cầu nguyện

  KIÊN TRÌ CẦU NGUYỆN Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Sau khi Đức Giêsu dạy thể thức cầu nguyện với Kinh Lạy Cha,...

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên (Lc 10,38-42) Phục vụ Chúa hay phục vụ tôi?

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên (Lc 10,38-42) Phục Vụ Chúa Hay Phục Vụ Tôi? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay cho...

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên – Lc 10,38-42 Gia đình Bêtania đón tiếp Chúa

GIA ĐÌNH BÊTANIA ĐÓN TIẾP CHÚA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Lời Chúa hôm nay tường thuật cho chúng ta việc Đức...

Thứ 7 Tuần XXVI Thường Niên – Lc 10,17-24 Niềm vui và hạnh phúc đích thực

  NIỀM VUI VÀ HẠNH PHÚC ĐÍCH THỰC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Sau cuộc thực tập ra khơi với bao thành quả...

Thứ 2 Tuần XXVI Thường Niên – Lc 9,46-50 Ai là người lớn nhất

  AI LÀ NGƯỜI LỚN NHẤT Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Đoạn Tin Mừng hôm nay nằm trong giai đoạn Đức Giêsu...

Thứ 7 Tuần XXV Thường Niên – Lc 9, 43-45 Con Người sắp bị nộp

  CON NGƯỜI SẮP BỊ NỘP Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Sau thời gian, Đức Giêsu công khai loan báo Tin Mừng Nước...

Thứ 6 Tuần XXV Thường Niên – Lc 9,18-22: Thầy là ai?

  THẦY LÀ AI? Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Câu hỏi: Đức Giêsu là ai? Được đặt ra không phải chỉ trong thời...

Thứ 5 Tuần XXV Thường Niên – Lc 9,7-9 Hai con người

  HAI CON NGƯỜI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Với đoạn Tin Mừng chúng ta vừa nghe thật quá vắn, vỏn vẹn...

Thứ 4 Tuần XXV Thường Niên, Lc 9,1-6: Ra khơi

    RA KHƠI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Như chúng ta đã biết: Thánh sử Luca đã tường thuật cho chúng ta...

Thứ 4, Tuần XXV TN, Lc 9,1-6: Sống là vì sứ vụ

    SỐNG LÀ VÌ SỨ VỤ Bài suy niệm Tin Mừng Thứ tư Tuần 25 mùa Thường niên (Lc 9,1-6) M. Nguyen Sy, TP Bài Tin Mừng hôm nay,...

Thứ 3 Tuần XXV Thường Niên – Lc 8,19-21: Thành viên đích thực trong gia đình Chúa

  THÀNH VIÊN ĐÍCH THỰC TRONG GIA ĐÌNH CHÚA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Từ giã Đức Maria Thân Mẫu và gia đình quyến...

Ngày 15/9, Lễ Đức Mẹ Sầu Bi (Ga 19,25-27) – Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo

Ngày 15/9, Lễ Đức Mẹ Sầu Bi (Ga 19,25-27) - Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chuyện kể rằng: “Một...