Thứ ba, 22 Tháng mười, 2024

Hạnh phúc được đọc kinh Mân Côi – M. Bosco Hùng – PS.

Hạnh phúc được đọc kinh Mân Côi

Lc 1,26-38

(7. 10.2016)  

 

Kết quả hình ảnh cho kinh Mân Côi

Đức thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II trong tông thư “Kinh Mân Côi Đức Trinh Nữ Maria”, ở số 2, nói rằng: “Kinh Mân Côi là kinh tôi ưa thích. Một lời kinh kỳ diệu! Kỳ diệu qua vẻ đơn sơ và chiều sâu của nó…” Với lời xác định này, chắc chắn đức giáo hoàng cảm nhận được hạnh phúc khi đọc kinh Mân Côi. Bởi lẽ khi đọc kinh Mân Côi là được chào Đức Maria bằng chính lời chào của sứ thần Gabriel. Vả lại, việc đọc kinh Mân Côi sẽ mang lại những giá trị cao quý mà các đức giáo hòang và các thánh đã mạnh mẽ xác quyết.

  1. Lời kinh của sứ thần

Trong chuỗi kinh Mân Côi, kinh được lặp đi lặp lại nhiều nhất là kinh Kính Mừng. Một tràng kinh Mân Côi có tới 50 kinh Kính Mừng! Kinh Kính Mừng gồm hai ý chính: ý thứ nhất là lời ca ngợi tán dương Đức Maria, ý thứ hai là lời cầu xin cùng Đức Maria. Riêng trong ý thứ nhất, lời đầu tiên là “Kính Mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ.” Đây chính là lời sứ thần Gabriel chào kính Đức Maria trong ngày truyền tin cho Đức Maria: “Mừng vui lên hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà.” Như thế, khi chúng ta đọc lời đầu tiên trong kinh Kính Mừng là chúng ta dùng chính lời của sứ thần Gabriel để chào Đức Maria.

Việc chúng ta tự ý dùng lời tán dương thánh thiêng của sứ thần Gabriel để chào Đức Maria là một việc đáng khuyến khích. Chính Đức Maria khi hiện ra với các trẻ Luxia, Phanxicô và Giaxinta ở Fatima đã tự xưng mình là Mẹ Rất Thánh Mân Côi. Lúc ấy Đức Maria cũng nhắc lại sứ điệp ở Lộ Đức là kêu gọi con cái Mẹ năng lần hạt Mân Côi. Bởi đó, khi chúng ta lần hạt Mân Côi và lập đi lập lại lời sứ thần Gabriel không chỉ có giá trị do mình tự nguyện đọc, mà còn có giá trị là thực thi mệnh lệnh của Mẹ Maria.

Con cái của Mẹ đọc kinh Kính Mừng với tâm tình thực thi mệnh lệnh của Mẹ thì chắc chắn sẽ được Đức Mẹ vui mừng âu yếm. Bởi thế, việc đọc kinh Mân Côi vừa là việc làm vui lòng Đức Mẹ, vừa là một hạnh phúc cho người đọc.

Trong muôn vàn thiên thần, Thiên Chúa chỉ sai sứ thần Gabriel đi truyền tin cho Đức Maria và chào Đức Maria bằng một lời tán dương ca ngợi đặc biệt dành riêng cho Đức Maria. Ngày nay đọc kinh Mân Côi là chúng ta được diễm phúc lập lại chính lời của sứ thần Gabriel. Hay có thể nói một cách khác mạnh mẽ hơn là chúng ta làm sống động lại khung cảnh sứ thần truyền tin cho Đức Maria. Chúng ta làm điều này không phải trong tư cách là sứ thần được Thiên Chúa sai đến như sứ thần Gabriel ngày xưa, nhưng trong tư cách người con yêu mến Mẹ mình và cụ thể hóa lời chào trang trọng, thiêng liêng đối với Mẹ Maria. Song song với những lời ca ngợi Mẹ Maria qua kinh Mân Côi, chúng ta nhận được những giá trị lạ lùng từ kinh này.

  1. Giá trị lạ lùng của kinh Mân Côi

Nói về hiệu lực của kinh Mân Côi có lẽ không bao giờ cho cùng; kể về việc Mẹ làm cho con cái của Mẹ khi họ ca ngợi bằng kinh Mân Côi có lẽ không bao giờ cho đủ. Bởi đó, chỉ xin liệt kê ra đây vài xác quyết tiêu biểu của các giáo hoàng và các thánh về hiệu lực của kinh Mân Côi. Chẳng hạn đức thánh giáo hoàng Pio X xác tín rằng: “Không có lời nguyện nào hữu hiệu cho bằng lời cầu nguyện kinh Mân Côi. Các thánh chứng minh như thế. Đối với họ, kinh Mân Côi bảo đảm cho phần rỗi, là bó hoa hồng lan tỏa mùi hương thiên quốc.”

Thánh Gioan Phaolô II quả quyết: “Qua kinh Mân Côi các tín hữu lãnh nhận vô vàn ơn thiêng, hầu như qua chính đôi tay của Mẹ Đấng Cứu Thế” (Tông thư Kinh Mân Côi Đức Trinh Nữ Maria, số 1). Thánh Gioan Phaolô II còn nói thêm: “Giáo Hội luôn luôn tin tưởng vào hiệu năng của lời cầu nguyện này… Trong những khi Kitô giáo gặp nguy hiểm, sự giải thoát được gán cho sức mạnh của kinh Mân Côi, và Đức Maria là Bà Mân Côi được tôn vinh là Đấng nhờ lời chuyển cầu đã đem lại ơn cứu độ” (số 39).

Nhiều vị thánh cũng nhấn mạnh đến giá trị lạ lùng của kinh Mân Côi. Chẳng hạn thánh Benado nói: “Kinh Kính Mừng làm cho quỷ dữ chạy trốn, và hoả ngục run sợ.”

Thánh Bonaventura thì nói rằng: “Ai lơ là với Mẹ, sẽ chết trong tội lỗi. Mẹ Maria chúc phúc cho chúng ta với ơn lành, nếu chúng ta kính chào Mẹ bằng kinh Kính Mừng.”

Thánh Boromeo khuyên: “Kinh Mân Côi là kinh linh thánh nhất sau Thánh Lễ Hy Tế. Các bạn hãy đọc kinh Mân Côi siêng năng bao nhiêu có thể.”

Thánh Anphongso thì nói: “Nhờ kinh Mân Côi, biết bao tội nhân bỏ đường tội lỗi, bao linh hồn đã tiến cao trong nẻo trọn lành. Biết bao người đã nhờ kinh Mân Côi đã được ơn chết lành và hưởng phúc trường sinh.”

Kinh mân côi là kinh quá thông thường mà rất cao quý. Ước gì mỗi người chúng ta ý thức hơn về giá trị của kinh Mân Côi, cũng như bổn phận đọc kinh Mân Côi để thêm lòng thiết tha yêu mến Mẹ, gần gũi với Mẹ, nhờ đó cuộc đời chúng ta được hoà vào trong cuộc đời của Mẹ, ân sủng của Mẹ ảnh hưởng trên cuộc đời chúng ta, ngõ hầu một ngày kia chúng ta cũng được nghe sứ thần chào chúng ta như xưa đã chào Đức Maria: “Mừng vui lên hỡi đấng đầy ân sủng.”

M. Bosco Hùng

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật Truyền Giáo (Mt 28,16-20) Truyền giáo bằng tình yêu thương

Chúa Nhật Truyền Giáo (Mt 28,16-20) Truyền Giáo Bằng Tình Yêu Thương Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Khánh Nhật Truyền Giáo là ngày Giáo Hội...

Chúa Nhật XXVIII Thường Niên B (Kn 7,7-11; Hr 4,12-13; Mc 10,17-30) Sắm Nước Trời khi còn tại thế

Chúa Nhật XXVIII Thường Niên B (Kn 7,7-11; Hr 4,12-13; Mc 10,17-30) Sắm Nước Trời Khi Còn Tại Thế Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Có ai...

Chúa Nhật XXVIII TN, B, Mc 10,17-30: Từ bỏ tất cả để theo Chúa

    TỪ BỎ TẤT CẢ ĐỂ THEO CHÚA (Mc 10,17-30) M. Marcellino Minh, Phước Hiệp “Hỡi các con, những kẻ cậy dựa vào tiền bạc, thật khó mà...

Chúa Nhật XXVIII TN, B, Mc 10,17-30: Ánh nhìn của Đức Giêsu

  ÁNH NHÌN CỦA ĐỨC GIÊSU (Mc 10,17-30) FM. Martin       “Đức Giêsu đưa mắt nhìn anh ta và đem lòng yêu mến” (c.21). “Đức Giêsu...

Chúa Nhật XXVI, Thường Niên B (Ds 11,25-29; Gc 5,1-6; Mc 9,38-43.45.47-48) Nối vòng tay lớn

Chúa Nhật XXVI, Thường Niên B (Ds 11,25-29; Gc 5,1-6; Mc 9,38-43.45.47-48) Nối Vòng Tay Lớn Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Cha Anthony De...

Chúa Nhật XXVI TN, B, Mc 9,38-43.45.47-48: Giáo huấn của Chúa Giêsu

      GIÁO HUẤN CỦA CHÚA GIÊSU (Ds 11,25-29; Gc 5,1-6; Mc 9,38-43.45.47-48) M. Pet. Dũng Nguyễn Đình Khi, Phước Lý Bài Tin Mừng của Mác-cô hôm nay khá...

Chúa Nhật XXV TN, B, Mc 9,30-37: Tinh thần phục vụ

  TINH THẦN PHỤC VỤ (Mc 9,30-37) Hữu Quỳnh, Phước Lý Chúa Nhật tuần trước chúng ta được nghe thánh sử Marcô trình thuật lại câu chuyện Chúa...

Chúa Nhật XXIV Thường Niên C (Xh 32,7-11.13-14; Lc 15,1-32): Niềm vui hoán cải

Chúa Nhật XXIV Thường Niên C (Xh 32,7-11.13-14; Lc 15,1-32) Niềm Vui Hoán Cải Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Phụng vụ Lời Chúa tuần này toát...

Chúa Nhật XXIV TN, B, Mc 8,27-35: Mức độ biết Đức Giêsu

  MỨC ĐỘ BIẾT ĐỨC GIÊSU (Mc 8,27-35) M. Bosco, PS     “Đức Giêsu là ai?” là câu hỏi được đặt ra suốt 20 thế kỷ nay...

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) Xin Chữa Con theo Cách Của Chúa

Chúa Nhật XXIII, Thường Niên B (Is 35,4-7a; Gc 2,1-5; Mc 7,31-37) XIN CHỮA CON THEO CÁCH CỦA CHÚA Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Một cô...

Lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria

QUÀ SINH NHẬT (Mt 1,18-23) M. Clara, Phước Thiên Nếu có dịp đi dự tiệc sinh nhật ai đó, chúng ta thường không đến tay không nhưng...

Chúa Nhật XXII TN, B, Mc 7,1-8a.14-15.21-23: Canh tân tâm hồn

    CANH TÂN TÂM HỒN (Mc 7,1-8a.14-15.21-23) M. Gioan Nguyễn An, Vĩnh Phước Tin Mừng Chúa Nhật XXII thường niên, Năm B hôm nay là những lời giáo...