Thứ tư, 4 Tháng mười hai, 2024

Hạnh Tích Cha Benoit (R. P. Henri Denis Cố Thuận)

PHẦN THỨ BA (PHỤ THÊM)

 

Từ ngày Cha Tổ Phụ ly trần 25-07-1933

Đến khi di cư 15-11-1953

 

 

CHƯƠNG I

 

Từ khi Cha Tổ Phụ qua đời đến khi lập dòng Châu Sơn

 

Cha Tổ Phụ tạ thế rồi, tự nhiên Cộng-Đồng trông-mong Đức Cha đặt Đấng nào lên kế vị; khi ấy phần đông anh em đoán Đức Cha sẽ đặt Cha Bề Trên Nhì, một số khác tưởng Cha Anselmo sẽ đắc cử, nhưng cũng có một số mong muốn được Cha Placido làm Bề Trên (Vị kiến trúc sư nhà thờ Châu sơn).

Phần Cha Bề Trên Nhì Bernad, một Đấng rất khiêm nhượng, đơn sơ, có lẽ Ngài tưởng Đức Cha sẽ đặt Cha Alselmo làm Bề trên, nên Ngài tỏ lòng cung kính Cha Alselmo  lắm; mặc lòng, theo phận sự Bề trên II, Ngài cứ tiếp tục công việc: viết thư cho bà Hyacinthe Louvier ở Lille, đưa tin buồn Cha Tổ Phụ qua đời. Được thư, bà trả lời chia buồn và kể truyện Cha Benoit, trước khi sang Việt Nam, đến từ giã bà, đã tỏ ý muốn làm Thầy Dòng và lập Dòng cho người Việt nam, như chúng tôi đã nói trong phần thứ II.

Ngày 27 tháng 07, tức hai ngày sau khi an táng Cha Tổ Phụ, Ngài viết thư hầu Cha Bề trên Cả Dòng Xi-tô, vừa đưa tin buồn, vừa nhắc lại đơn Phước Sơn đã xin nhập Xitô; đồng thời cũng nhân danh toàn thể Tu hội xin lại lần nữa.

Đang khi cộng đồng Phước Sơn ngóng trông, chưa biết Đức cha sẽ đặt sẽ ai làm Bề trên, không biết tương lai Dòng sẽ ra sao, thì được thư mấy Cha Tây làm cho một số các thầy sinh hoang mang ngao ngán: Chẳng hạn như thư Cố Hoà (R.P. Barbier) Địa phận Vinh viết cho cha Augustinô Cựu (cha quản lý dòng Phước lý hiện thời) cựu thầy giảng của Ngài, nói : “Thôi, Cố Thuận qua đời rồi, thì Phước Sơn sẽ tan, các thày soạn đồ mà về”.

May nhờ nhiều thư khác, nhất là thư các Đức Cha gửi đến, không phải chia buồn, bèn là chia vui, Các Đức Cha an ủi; “Nay Chúa cất cha Bề-trên về Thiên Đàng rồi, ở đó Ngài sẽ mưu ích cho nhà Dòng hơn, các thầy không nên buồn, một hãy vui mừng và xin Ngài bầu cử cho nhà Dòng thịnh đạt…”. Trong các thư ấy, chúng tôi chú trọng thư Đức Cha Cao Miên “Mgr. Hergott) Đức Cha Vinh (Mgr. Eloy), Đức Cha Hà Nội (Mgr. Gendreau) Đức cha Hưng Hoá (Mgr. Ramond) và Cố chính Kontum (T.R.P. Décrouille). Rồi độc giả sẽ thấy lời các Đức cha đồng ý nói đó có đúng không ?

Nghe đọc nhưng lá thư vừa lo buồn, vừa mừng vui pha lẫn như thế, càng làm cho các thầy nóng lòng sốt ruột, mong chờ có cha Bề-trên mới … thì ngày 05-08, tức là 12 ngày sau khi cha Tổ- Phụ qua đời, một bức thư khác đến làm cho Cộng đồng được an tâm và trông cậy vào Chúa, đó là thư Đức cha chính thức đặt cha Bề trên II  Bernard lên chính quyền.

 Cha Anselmo đọc thơ ấy xong thì cha Bề-trên mới lại đặt ngay cha Anselmo làm Bề trên II và vẫn kiêm chức Tập sư. Và đặt cha Placido làm Bề trên III, kiêm coi sóc anh em qui sĩ, và dạy Thần học phần Luân lý, đồng thời cũng xin ngài dọn giảng cấm phòng cho cộng đồng dịp lễ cha thánh Bernado 20 tháng 08-1933. Hôm ấy cha bề trên II mới R.P Anselmo và thầy Y tá khấn trọn đời.

Bây giờ mời các độc giả xem lời các Đức cha yên ủi chúng tôi vừa kể trên, có tính cách linh thiêng thế nào.

Trước hết vấn đề xin nhập Xitô. Như đã kể trong phần II, sau khi thanh tra Phước Sơn, Đức Viện  phụ Lerin hài lòng làm phúc trình đệ lên cha Bề-trên cả, chỉ còn chờ đại hội quyết định là xong.

Mong chờ hơn hai năm, nay có lẽ sau khi được thơ cha Bề- trên Bernard đưa tin cha Tổ Phụ Phước Sơn qua đời, đồng thời nhắc lại đơn ngài đã xin nhập Xitô, thì cha Bề-trên cả triệu tập Đại Hội ngoại lệ, để quyết định vấn đề ấy. Chúng tôi nói “có lẽ”, vì Đại Hội khai mạc ngày 11 tháng 10 năm 1933, thì  ngay phiên họp đầu tiên buổi chiều hôm ấy, đã đề cập đến vấn đề Phước Sơn xin nhập, và sáng hôm sau, Đại Hội quyết định chấp thuận và tuyên bố: “Đầu năm 1933 đã cử Đức Viện Phụ Lerin đi thanh sát về nhân sự, kỷ-luật và tài sản Tu viện Thánh Mẫu Phước Sơn Việt Nam, mà theo bản phúc trình Ngài đệ lên Đức Tổng Phụ, thì thấy mọi điều kiện cần thiết chiếu theo luật đều có đầy đủ, nên nay Đại Hội chấp thuận cho tháp nhập vào Thánh Dòng ta, dưới quyền trực trị của Đức Tổng Phụ, cho đến khi Đại Hội định thể khác”. (Acta Curiae Generalis S.O.C. Anno 1933… N.4)

Như vậy có thể cắt nghĩa theo thư các Đức cha nói : “Nhờ cha Tổ Phụ bầu cử mà Chúa soi lòng Đức Tổng Phụ triệu tập Đại Hội “Ngoại lệ” để quyết định vấn đề bấy lâu mong chờ Đại Hội. Vả, Đại Hội lại khai mạc ngày 11/10 thì cách đó 15 năm, cũng ngày 11/10 năm 1918 lễ Đức Mẹ là Mẹ Đức Chúa Trời, Toà Thánh đã chuẩn y cho phép Đức Cha Lý lập dòng Thánh Mẫu Phước Sơn. Luôn luôn có lòng  nhân từ  Mẹ can thiệp vào.

Đại Hội xong, Đức Viện Phụ Raimundus Bazzichi, Tổng quản lý Dòng Xitô đệ sớ tâu Toà Thánh xin Châu phê :

PETITIO XXXII.

Curia Generalis         .    Aggregatio “Societatis Nostrae Dominae’’

S.0. Cisterc. Annam.

Beatissime Pater.

Franciscus Janssens, abbas generalis S.Ord. Cisterc., ad pedes  S.V.humiliter provolutus, exponit sequentia :

In Indocina, Provincia Annam, Vicariatu Apostolico de Huế, extat quaedam Congregatio Religiosorum a votis simplicibus perpetuis, juris dioecesani, Nostrae Dominae nuncupata, cujus fundator anno 1933 mortuus est.

Religiosi dictae, Congregationis enumerantur 70 ; quorum 7 sunt sacerdotes, 8 professi votorum sive perpetuorum, sive temporariorum ; 9 novitii choristae et 2 postulantes; 44 fratres conversi, computatis novitiis (24) et postulantibus (1).

Congregatio haec, vitae contemplativae et activae debita, utitur Constitutionibus a Vicario Apostolico approbatis. Ante tres annos Superior Congregationis desiderium patefecit se velle uniri Ordini Cisterciensi. Ordo Cisterciensis hoc desiderium suscipiens. misit illuc, Abbatem Lerinensem, ut de visu cognosceret scopum et vitam praefatorum Religiosorum. Relationem Abbas Lerinensis protulit hoc anno (1933) Capitulo Generali, et Capitulum Generale annuit pro affiliatione dictae Congregationis.

Haec affiliatio importat unionem cum Ordine, simili modo quo ceterae Congregationes existentes, vel monasteria nondum in Congregationem unita Ordini conjunguntur.

Cum in praesenti dicta Congregatio “ Nostrae Dominae ” una tantum constituatur Domo cum proprio novitiatu, non poterit tanquam Congregatio Ordinis sui juris censeri, sed subjecta remanebit, usque dum in veram Ordinis Congregationem coalescat, Rev mo Abbati, Generali.

Omnibus perpensis, orator Sanctitatem Vestram humillime, exorat, ut affiliationem Congregationis “ Nostrae Dominae”  in Vicariatu, Apostolico de Huế, Annam, Ordini Cisterciensi benignissime approbare dignetur.

Et Deus etc…

Romae, ex Curia generali S.0. Cisterc.

     die 30 0ctobr. 1933

  1. Raimundus Bazzichi abbas proc. gen

 

Đơn xin XXXII

Tổng dinh thự Dòng Xitô

Trích yếu : Dòng Thánh Mẫu Việt Nam xin tháp nhập Dòng Xitô,

Tâu Đức Thánh Cha,

Fr, Phanxico Janssens, Tổng Phụ dòng Xitô, khiêm nhường sấp mình dưới chân Đức Thánh Cha thượng tấu việc sau đây :

Bên Đông Dương, Việt nam, Địa phân Huế đại diện Tông Toà, có một Tu Hội khấn đơn trọn đời, thuộc quyền địa phận mệnh danh Tu Viện Thánh Mẫu Phước Sơn. Vị sáng lập mới qua đời năm nay 1933.

Nhân số Tu viện được 70 : gồm có 7 linh mục, 8 thầy khấn hoặc trọn đời hoặc tạm, 9 tập sinh ca sĩ, 2 thỉnh sinh : 44 anh em qui sĩ trong đó 24 tập sinh và một thỉnh sinh.

Tu Viện này chuyên lo chiêm niệm, giữ theo Hiến Pháp đã được Đức giám mục Địa Phận y phê. Trước đây 3 năm Bề-trên Dòng đó có tỏ bày ước vọng muốn được gia nhập Dòng Xitô. Dòng Xitô châp thuận nguyện vọng đó, và đã cử Viện Phụ Lérins đến tận nơi tìm hiểu mục đích và đời sống các tu sĩ nói trên.  Viện Phụ Lérins đã phúc trình biên bản cho Đại Hội, và Đại Hội đã chấp thuận cho Tu Hội đó được nhập Xitô.

Sự gia nhập này làm cho Tu Hội đó được hợp nhất với Dòng Xitô cũng một cách như các chi Dòng khác hiện có, hay là các tu viện chưa thành Chi Dòng, đã hợp nhấp với Dòng.

Vì hiện nay Tu Hội Đức Bà Việt nam mới có một nhà và tập viện nên chưa thể được gọi là “Chi Dòng tự lập” do đó còn dưới quyền trưc trị Tổng Phụ cho đến khi thành Chi Dòng thực danh.

Khi đã cân nhắc mọi lẽ, đương sự hết lòng khiêm nhường tấu xin Đức Thánh Cha đoài thương châu phê việc tháp nhập Tu Hội Thánh Mẫu Việt nam Đia phận Huế vào Dòng Xitô.

Và Thiên Chúa…

Roma, Tổng Dinh Thự Dòng Xitô

Ngày 30/ 10/ 1933

  1. Raimundus Bazzichi

Viện Phụ Tổng quản lý

 

Ex Secretaria

  1. Congregationis de Religiosis
  2. 6954-33.

DECRETUM

Quum Religiosi Congregationis a Nostra Domina, juris dioecesani, in Indocina, Prov. Annam, Vicariatus Apostolici de Huế, degentes, ob speciales circumstantias, in quibus versantur, huic S. Congregationi de Religiosis supplices porrexerint preces, eum in finem ut se unire possint Sacro Ordini Cisterciensi, haec eadem S.

Congregatio in Congressu diei quintae maii 1934, attento favorabili voto Exc.mi Vicarii Apostolici de Huế et Rev.mi Procuratoris Generalis S.O. Cisterciensis, benigne annuit pro gratia, ac propterea committi mandavit Rev.mo Abbati Generali ejusdem Ordinis facultatem deveniendi, servatis servandis, ad praefatam Unionem personarum ac bonorum, extinctive ; emissa et singulis Religiosis transeuntibus ad S. Ordinem nova professione, juxta formam, quae in Libro professionum adservetur, ita ut in posterum Institutum a Nostra Domina sic unitum S. Ordini Ciaterciensi remaneat ut cum ipso unum constituat corpus et ex S. Ordine Cisterciensium nuncupetur.

Dissentientibus autem, si qui sint, jus esto vel petendi dispensationem votorum vel manendi in Ordine Ciaterciensi in eo statu, in quo nunc sunt, sub disciplina et obedientia Superiorum.

Cum autem praefatum Institutum a Nostra Domina una tantum, in praesenti bus conditionibus, constituatar domo, cum proprio novitiatu et tan quam Congregatio Ordinis sui juris censeri non possit, subjectum manebit immediate Rev.mo Abbati Generali, usque dum in veram Congregationem coalescat, servatis ceteris de jure servandis. Contrariis quibuscumque non obstantibus.

Datum Romae. die 24 maii 1934

Fr. Alexius H.M. Card. Lpicier O.S.M.

Taxa lib. 100;                                   Praefectus

  1. 16; Exce. 8 Vincentius La Puma, Secr

PHÚC Y của TÔNG TOÀ

Văn phòng thơ ký

Thánh Bộ Dòng Tu

Số; 6954 / 33

SẮC LỆNH

Những Tu sĩ Tu Hội Thánh Mẫu dưới quyền địa phận,  Đông Dương, Việt Nam, Địa phận Huế Đại diện Tông toà, vì hoàn cảnh đặc biệt họ đang sống, có đệ đơn thỉnh nguyện Thánh Bộ Dòng Tu để được gia nhập Dòng Xitô. Thánh Bộ Dòng tu trong phiên họp ngày 5.5.1934, với sự thoả thuận của Đức Giám Mục Huế và cha Tổng quản lý Thánh Dòng Xitô, đặc ban ơn thỉnh nguyện và uỷ cho Tổng Phụ Dòng nói trên quyền xúc tiến việc hợp nhất nhân sự và tài sản theo thể thức ấn định. Mỗi Tu sĩ nhập Thánh Dòng phải khấn lại theo mẫu quen dùng trong sách lễ nghi khấn, để từ nay Hội Dòng Đức Bà được hợp nhất chặt chẽ với Thánh Dòng Xitô thành một thân thể và được gọi là Dòng Xitô.

Hoặc có ai không đồng ý nhập Xitô, thì được phép hoặc xin chuẩn lời khấn, hoặc ở lại trong Dòng Xitô cũng một bậc như hiện nay, dưới qui chế và vâng lời Bề trên.

Vì hiện tình Hội Dòng Thánh Mẫu mới có một nhà và tập viện riêng nên chưa thể coinhư chi Dòng tự lập được, do đó phải đặt dưới quyền trực tiếp của Tổng Phụ cho đến khi  trở thành Chi Dòng thực thụ: phải giữ các điều kiện khác theo luật buộc giữ. Sắc lệnh này có giá trị hơn bất cứ chỉ thị nào khác.

Ban hành tại Roma ngày 24. 5. 1934

Fr. Alexius H.M. Lépicier O.S.M

Hồng Y Tổng Trưởng

Vincentius La Puma, Thơ Ký

Sau đó, cha Bề trên cả gửi thư đưa tin vui mừng ấy cho Phước Sơn. Ngày 07 tháng12. 1933, ông Tình, Dòng ba, đi chợ Cửa Tùng lấy thư về khuya, sáng mồng 08 Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm, ông mới đem hộp thư nộp cha Bề trên. Đọc thư chắc ngài mừng lắm, song tính ngài bằng an, bình tĩnh, không tỏ dấu gì bề ngoài, không cho ai biết; đến giờ lễ trọng… khi ấy còn giữ thói quen cộng đồng sắp hàng trong nhà thờ Thánh giá trước phòng đồ lễ, ba Đấng Chánh Phó tế mặc phẩm phục chờ đến giờ  điểm ba tiếng chuông thì cùng nhau bái Thánh giá, rồi thứ tự đi vào nhà thờ-hôm ấy lễ Đức Mẹ, cha Bề trên làm Chủ tế, mặc phẩm phục xong, Ngài quay mặt lại phía cộng động đưa tin vui mừng ấy; ngài mượn lời Thiên thần đưa tin vui Chúa Giáng sinh cho chúng mục đồng, Ngài nói tiếng La tinh: “Ecce annuntio vobis gaudium magnum: này cha đưa tin vui mừng cho chúng con: là sáng nay được thư cha Bề trên Cả cho hay: Đại Hội đã chấp thuận cho chúng tôi nhập Xitô. Cám ơn Chúa, cám ơn Đức Mẹ”. Rồi Ngài trở mặt lại làm hiệu bái Thánh giá vào nhà thờ hát Tertia và Lễ trọng.

Tự nhiên khi ấy tâm hồn toàn thể tu viện vui mừng chừng nào. Bấy lâu hết sức ngóng trông điều ấy. Nhất là từ khi cha Tổ Phụ qua đời rồi, họ đồn Phước Sơn sẽ tan, mà nay được tháp nhập Dòng Cả Xitô thì không sợ tan nữa.

Thế nhưng, nhập Xitô rồi mà không thêm người vào Dòng, thì cũng không đáng mừng. Về vấn đề này là thêm ơn kêu gọi thì càng nhận thấy lời các Đức Cha an ủi chúng tôi trước đây, thật có tính cách thiêng liêng. Vì từ khi cha Tổ Phụ quá vãng, ơn kêu gọi ngày một thêm nhiều, đến nỗi tập viện 48 phòng chật hết, phải sang ở nhờ nhà khấn, phải làm thêm nhà ngủ,.

Trong phần II kể chuyện thầy Phêrô đo móng xây tập viện, tính làm 20 phòng, mà chẳng may đo lầm ra 48 phòng, đi thú lỗi với cha Tổ Phụ; Ngài trả lời: Thánh ý Chúa đó, con cứ để vậy.

Từ đời cha Tổ Phụ vẫn giữ thói: dịp tết, nhà Dòng cử người vào tết Đức cha, vì Đức Ngài là Bề trên nhà Dòng. Vậy đầu năm 1934, tết đầu hết sau khi cha Tổ Phụ qua đời, cha Bề trên sai 2 thầy Stanilaus và Emmanuen vào tết hai Đức cha. Đức cha già Lý, khi ấy đã loà, hầu như Ngài chỉ ở trong nhà thờ chầu Mình Thánh. Khách đến hầu, thì có người lên mời về phòng. Khi nghe có 2 thầy Phước Sơn vào hầu, Ngài về phòng ngay, vui vẻ ban truyện lâu giờ… và nhất là nhấn mạnh hai điểm: “Nay Cố Thuận chết rồi, chúng con hãy giữ, chớ vào thói quen đi giảng và đừng làm nhà lầu nghe. Cố Thuận lập Dòng cho người thôn quê bản xứ làm ăn nuôi mình, để chuyên môn hy sinh cầu nguyên cho dân ngoại giáo. Việc giảng giải để kính các Dòng khác. Và người thôn quê bản xứ, thì rất ít ai cò nhà lầu…phần nhiều là nhà tranh vách đất.

Đầu năm 1934, ngày 13 tháng 01, cha Paulo Phạm Thanh Nhân, Hà-Nội, vào Dòng. Tiếc thay gần đến ngày khấn, ngài bị chứng đau đầu đành phải từ giã bậc tu mà trở về làm cha sở. Trung tuần tháng 06 năm 1934 cha Willibrodus từ Pháp sang xin vào Dòng. Bản quán ngài ở Hoà Lan, thuộc Hội Dòng Thánh Tâm Chúa, giảng đạo bên quần đảo Tân Guineé. Muốn cho ở đó có Dòng chuyên bề chiêm niệm, ngài đã xin đổi Dòng, nhập vào Xitô nhặt phép ở Briquebek, và từ Briquebek, xin sang Phước Sơn.

Thật là hay, Phước Sơn đang sửa soạn gia nhập Xitô, phải đổi sách lễ, sách kinh nhật khoá, thì Chúa khôn ngoan vô cùng, thương yêu vô hạn, đã sai Ngài đến để giúp trong việc cải đổi lễ nghi phụng vụ và tục lễ Xitô: mặc dầu đã có sách lễ nhạc; song trăm hay đâu bằng tay quen. Lễ Sinh Nhật năm ấy khởi sự đọc kinh theo lễ nghi Xitô.

Rồi sửa soạn cấm phòng chung dọn mình khấn trọng thể. Tối 10 tháng 03 cả cộng đoàn vào phòng, đã mời cha Dion Bề Trên Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế đến giảng.

Dịp long trọng như thế, lẽ ra Đức Tổng Phụ toàn Dòng đã sang chủ toạ, song tiếc thay, ngài bị đau, nên đã uỷ quyền xin Đức cha giáo Chabanon đại diện nhận lời khấn. Cha Bề trên Bernard đã tuyên thệ trọng thể nhập Xitô sáng ngày 19 thánh 03 lễ Thánh Cả Giuse, trong tay Đức cha.

Sáng ngày 20, những anh em đang kỳ khấn tạm, thì khấn tạm lại nhập Xitô; và anh em mãn kỳ tập thì cũng khấn nhập Xitô.

Ngày 21, lễ Thánh Tổ Benedicto, một ngày muôn đời ghi nhớ, cả nhà khấn lại trọng thể nhập Dòng cả Xitô. Cha Hồ Ngọc Cẩn Bề trên Dòng Thánh Tâm giảng bài đại thể. Sáng hôm sau, Đức cha lại ban chức linh mục cho thầy Y tá Emmuen, và chức tư cho hai thầy Laurent Thơ và Stanilaus Trương Đình Vang.

Ngày 02 tháng 07 lễ Đức Mẹ đi viếng, cha Silvester Nguyễn Hữu Niên, nguyên cụ chính xứ Kẻ Bưởi Hà Nội, vào Dòng mặc áo Thỉnh sinh. Cám ơn Chúa nay Ngài đã đắc thọ lục tuần.

Ơn Chúa thương anh em vào thêm nhiều thì cha Bề trên nghĩ đến sự đi lập Dòng.

Vậy cha Bề trên và cha Anselmo sang Cao Miên, coi sở đất của một Cố có ý cho mấy mẫu đất ở Kép. Địa điểm này tuy có nhiều điều hay, song cũng không thiếu sự bất tiện, nên xin cám ơn Ngài hiện nay có Dòng các cha Benedicto ở.

Sau đó, cha Bê trên được thơ Đức cha Phát Diệm mời ra. Hai cha Bề trên I và Bề trên II lại đi coi đất Phước Địa, Vô Hốt ra cho đến Chinê, đồn điền Chatet. Song không được nơi nào vừa ý.

Ngày 20 tháng 8 năm 1935, lễ cha Thánh Bernardo, cha Willibrod mãn năm tập Hội Thánh, được chuẩn năm tập Dòng và được khấn trọn đời ngay vì theo Giáo Luật: Tu sĩ đổi Dòng mới đã khấn trọn ở Dòng trước, thì khi sang Dòng sau, mãn kỳ tập, được khấn trọn đời ngay.

Khấn rồi, cha Willibrod đề nghị : bên Malacca đất rộng, khí hậu tốt, người bản thổ giống Việt Nam… Có nhiều điều hay, nên sang lập Dòng bên ấy. Tu Hội đồng ý. Cha Bề trên cho Tu Hội đề nghị bầu ai làm Bề trên Dòng mới, thì cha Anselmo trúng, cha Willibrod làm phó và thầy Chrysologo phụ giúp (thầy này sau ra Châu Sơn và qua đời ở đó). Rồi tuỳ cha Anselmo sẽ xin ai nữa mặc ý. Tiên vàn cha Willibrod đi Malacca tìm đất trước.

Ngày 21 tháng 11 năm 1935 cha Anselmo giao nhiệm vụ Tập sư cho Cha phó rồi sang nhà khấn, chuyên môn học tiếng Malacca, dọn mình đi lập Dòng.

 

CHƯƠNG II

 

 Chung quanh việc lập Dòng Châu Sơn

 

Xảy ra đầu năm 1936, Đức cha Tòng cho biết : “nhà Ngân Hàng Hà Nội bán đấu giá sở Lacombre 5000$, một sở rất đầy đủ có thể cho một nhà Dòng ra ở tạm được, nhà cửa đầy đủ tiện nghi lại có máy nước, vườn Cafe nhiều, gần núi, sẵn củi; có chừng hơn bốn chục mẫu ruộng ở Đế Cốc. Nay là dịp rất thuận tiện, miễn là phải  ra coi ngay; Có đồng ý thì can thiệp với ông chủ Ngân Hàng Hà Nội (Mr. God). Trông cậy ông sẽ giữ giá ấy cho nhà Dòng”.

Được thơ, cha Bề trên liền hội các cha bàn tính… khi  ấy nhiều ý kiến tất tiếc: nếu cha Willibrod chưa đi Malacca thì đi ra Phát Diệm ngay được. Song có ý kiến đối lại: thánh ý Chúa muốn cho cả hai nơi, vì nay sắp thêm cha mới: thầy sáu Stanislaus Trương Đình Vang, thầy năm Maxime Hậu và Philippe Năng, thầy Laurent, thầy Marco, thầy Alberico…, nên xin cha Bề trên cứ đi  coi xem thế nào…

Thì ngày 20-01-1936, cha Bề trên đem theo cha Martin Khanh ra thăm sở Lacombre. Đến nơi, hai cha coi thích chí lắm! Thật như lời Đức cha Tòng đã nói: một sở có nhà cửa, đầy đủ tiện nghi, đất tốt, ra nhận là có hoa màu ngay. Một sở như vậy mà bán 5000$ thì quá rẻ. Coi  rồi, hai cha tính về Phát Diệm trình lại Đức cha nhà dòng bằng lòng mua, rồi đi Hà Nội gặp ông chủ Ngân hàng ngay. Song đức cha bàn: không nên gặp trực tiếp với ông. Viết thư cho ông thì dễ nói hơn, ông sẽ coi thư và cân nhắc các lẽ.

Cha Bề trên về ráp thư, rồi đưa cha thư ký viết lại, đại ý như sau:

 “Kính thưa ông chủ,

Tôi xin vào đề ngay, khỏi mất giờ Ong Chủ.  Đức cha Tòng, Giám Mục Phát Diệm, vừa cho chúng tôi hay; Ông Chủ có ý bán đấu giá sở đồn điền Lacombre với giá 5000$.

Tu viện chúng tôi đang muốn lập dòng ngoài Bắc, mà chưa tìm ra được nơi nào thuận tiện; Vì ít lâu nay có nhiều người ngoài ấy muốn vào dòng chúng tôi, song đàng xá xa xôi cách trở…

Nếu nay được Ong Chủ để cho sở ấy, thì hay quá, có sẵn nhà cửa, có đầy đủ tiện nghi… Anh em chúng tôi có thể ra ngay được, ai muốn vào Dòng sẽ có Dòng ngay.

Vậy dám xin Ông Chủ dùng quyền tối cao của Vị Giám Đốc, mà bán giá ủng hộ 5000$ cho Tu viện chúng tôi, thì đó là Ông Chủ làm một việc thiện, công ích xã hội lâu dài.

Nếu Ông Chủ vui lòng chấp nhận, thì xin gởi cho chúng tôi tấm ảnh của Ông Chủ, vì trong anh em chúng tôi có người vẽ truyền thần khéo sẽ vẽ một bức kính biếu Ông chủ làm kỷ niệm.

Chúng tôi xin ghi ơn nhớ nghĩa ông chủ ngàn thu.

Ký…

Được thơ, ông trả lời: đồng ý để sở đất Lacombre cho nhà dòng với giá 5000$, liệu lo tiền, hai tuần nữa ông sẽ vào thăm dòng; Trong thư ông kèm theo tấm hình của ông.

Cám ơn Chúa, vạn ơn Đức Mẹ. Hoan hô Đức cha cho ý kiến thượng sách.

Cha Bề trên liền bảo Thầy sáu Stanislaus Trương Đình Vang vẽ gấp bức ảnh cho ông. Còn ngài thì viết thư  vay tiền ông Pháp, nhà đại phú ở Kim Long. Mọi  sự có tay Chúa; Là cha nhân lành lo cho con cái; ông Pháp sẵn lòng cho dòng mượn 5000$. Thế là xuôi rồi, còn chờ Ông chủ vào giao tiền nhận đất.

Đúng hẹn, hai tuần sau, ông chủ Ngân hàng vào, Thầy Stanislaus vừa vẽ song bức ảnh, đẹp và giống lắm, ông rất hài lòng.

Câu chuyện rôm như pháo nổ, rồi hẹn ngày ta Châu Sơn nhận sở đất trao giấy, trả tiền… thế là thuận mua vừa bán.

Ông đi rồi, cha Bề trên hội các cha bàn tính đặt Bề trên nhà mới Phát Diệm. Lại một lần nữa Tu hội tiếc, vì đã cho cha Willibrod đi tìm đất bên Mallacca, nếu không thì nay cử cha Bề trên nhì Anselmo. Bàn lui bàn tới, sau hết cha Bề trên đồng ý với Tu hội cử cha Tập sư; Song ngài nói thêm: hiện nay sẽ sai cha Placido đi trước, có cha Martin giúp, ra thu xếp công việc, sau lễ Đức Mẹ Lên Trời cha Tập sư sẽ ra.

Ngày 18 tháng 02 năm 1936, lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam, cha Bề trên Martin ra nhận sở mới. Giấy tờ song xuôi, đánh điện tín vào cho một lớp anh em ra tạm dẹp nhà cửa. Cha Bề trên ở lại ngoài ấy gần lễ Phục Sinh mới về.

Nên ngày 21 tháng 03 lễ Thánh Tổ Benedicto, cha Bề trên nhì Anselmo đại diện cha Bề trên, nhận một lớp anh em vào nhà tập, gồm các thầy: Gerardus Thảo, Ephrem Lương, Simon Đại, Cypriannus Chấn (Vinh), Henrico Bá, Bellarminus Quì (Phát Diệm), Leonardus Cần và Theodoro Hoan (cha hoan nay đã thượng thọ lục tuần)

Hay đâu hạ tuần tháng tư, cha Willibrod đi Malacca tìm đất về, mà không được việc. Thế là rủi mà may! Cha Bề trên mừng vì ngài có ý đặt lại đấng làm Bề trên nhà mới. Từ đó còn sai nhiều lớp anh em thay đổi nhau ra làm việc nhà mới.

Đầu tháng 06-1936, Thầy sáu Stanislaus Trương Đình Vang cấm phòng dọn mình thụ phong linh mục ở nhà thờ Chính toà Phủ cam Huế do Đức Cha Tardieu Giám mục Quy nhơn, vì Đức Cha Giáo về Tây uống thuốc và qua đời trên tàu.

Lễ Đức Mẹ lên Trời rồi, cha Bề trên mới hội các cha đặt Bề trên nhà mới lại. Thì cha Anselmo đắc cử.

Vậy ngày 06-09, Chúa nhật XIV sau lễ Hiện Xuống, cơm tối xong, nói chuyện anh em từ giã nhau;  7 giờ chuông vào nhà hội đọc sách, bấy giờ cha Anselmo đi đầu. Theo sau là thầy năm Philippius Năng, thầy tư  Marcus Vinh, thầy Thomas Khảvà bốn chú đệ tử: Thảo, Dương, Thủ, Thỉnh, cả phái đoàn cùng nhau vào nhà hội quỳ sấp mình xin cha Bề trên ban phép lành, đoạn đứng dậy bái chào từ dã Cộng đồng lần sau hết, rồi xuống đò ra ga Tiên An, 9 giờ tối lên tàu suốt đi Ninh Bình…

Khi ấy ở Châu Sơn. Những phái đoàn đã ra trước, gồm có cha Placido, cha Martin, Thầy Batolomeo Khoá, Phêrô Hồng, Anton Tấn, Leo Trác, Felix Thạnh, Simon Vượng, Ignatio Chích, Odilon Mộ, Gulielmo Gió, Victor Sở và hai thầy nhà thử: Fidelis Diệu và Malachia Minh tất cả là 14 người vui mầng đốn rước cha Bề trên và phái đoàn chánh thức ở Ninh Bình lên.

Sáng hôm sau, 8-9-1936, lễ Sinh nhật Đức Mẹ, cha Bề trên Anselmo chính thức nhận quyền quản trị nhà Dòng mới.

Từ đây xin độc giả coi lịch sử Dòng Châu sơn.[1]

 

 

CHƯƠNG III

Từ khi lập dòng Châu Sơn

đến khi lập dòng Phước Lý.

 

Đây xin trở về Phước Sơn.

Các cha và anh em đi Châu Sơn rồi ca toà nhà thờ hơi trống, thì Chúa lại ban thêm: kể đây ít ơn kêu gọi đặc  sắc:

Ngày 11-11 lễ thánh Martin, Cha Chiếu địa phận Huế vào lãnh áo thỉnh sinh.

Sau ngài thì thầy Coelestin Druai người thượng Banar Kontum nhập địa phận Qui Nhơn, ra học triết ở Xuân Bích Hà Nội, rồi xin vào Dòng Phước Sơn (hiện là giáo sư La văn Đệ tử Viện Châu Sơn)

Tiếp đến Cố Bình T. R. P Radelet, cố Chính địa phận Vinh, đã từ mấy năm xin vào Dòng, mà Đưc Cha không cho, nay có lẽ nhờ lời cha Benoit cầu bầu, Chúa mở lòng Đức Cha ban phép.

Ngài vào Dòng ngày 11-7-1937, được cha Bề trên chuẩn cho chỉ ở nhà thử hơn một tháng, đến ngày 19-8 áp lễ cha Thánh Bernardo có bốn thầy khấn tạm: Christophoro Nhị, Anphonso Sửu, Columbano Hào và Raphael Quyền.

Sau đó thầy Casimirô Hồ Thiên Cung, thuộc Dòng các thầy giảng Banam, xin đổi Dòng, nhập Phước Sơn (hiện là cha Bề trên II Dòng Phước Lý). Rồi đến Cha Chrisologo Đoàn Như Cương, địa phận Hải phòng… Đọc tới đây, độc giả thấy rõ Cha Tổ Phụ Phước Sơn qua đời rồi. Phước Sơn đã không tan rã như có người lầm tưởng, trái lại Chúa ban cho có nhiều ơn kêu gọi đủ các đấng bậc…

Theo luật Dòng Xitô, cứ năm năm một lần, cha Bề trên cả phải đi kinh lý các nhà không có nhà mẹ. Phước Sơn được làm con Xitô từ tháng 10-1933, đến nay 1938, là gần năm năm; Vì đau yếu, nên Đức Tổng Phụ uỷ quyền xin Đức Khâm sứ Toà Thánh Mgr Drapier đi thay. Vậy hạ tuần tháng 03-1938, Đức Khâm  sứ ra tuần viếng Phước Sơn, tuần hành có cha ký lục mỹ tự Michael Nguyễn Khắc Ngữ (tức Đức Cha Long xuyên đương kim). Tuần viếng Phước Sơn rồi, Đức Ngài cho mời cả các cha Châu Sơn vào, để làm tuần viếng Châu Sơn luôn thể; sau đó, ngày 6-4 chụp bức ảnh kỷ niệm cuộc tuần viếng chính thức theo Giáo luật, từ ngày Dòng thành lập đã 20 năm, đây là lần đầu tiên.

Trong dịp này, Đức khâm sứ phong phong chức năm cho thầy Alberico Trần Văn Nhơn.

Nhân dịp có các cha Châu Sơn vào, mấy cha Bề trên cùng nhau  bàn về vấn đề Tổng hội chi Dòng theo Hiến pháp, tuy chưa thành chi dòng thực danh, nhưng nay đã có hai nhà, thì hàng năm cũng nên hội. Vậy đã định sang năm 1939, sẽ hội tại Phước Sơn ngày 12-9 và các cha đã khấn trong dều dự hội.

Trước này đã nói cha Remi, tức Cố Bình, được chuẩn, chỉ ở nhà thử hơn tháng rồi được mặc áo tập ngày 19-8-1937, nay gần mãn năm tập thứ nhất, thì cha Bề trên lại đồng ý với Tu hội chuẩn cho năm tập thứ hai theo luật Phước Sơn và cho khấn tạm ngày 20- 8-1938 lễ cha Thánh Bernardo, hôm  ấy cùng khấn với ngài có cha Silvester Niên và năm thầy nữa: Conrado Kỳ, Bonaventura Dũng, Matheu Yêm, Damiano Ngọc, Chrysologus Tình. Tất cả hai cha, năm thầy cùng khấn tạm một ngày. Cha Remi và thầy Chrysologus đi Châu Sơn, cả hai qua đời tại đó (cha Remi qua đời ở Hà Nội), thầy Damiano chúng tôi qua đời vì bom đạn ở Phước Long.

Qua năm 1939 ngày 12-9 các cha Châu Sơn vào họp Tổng Hội lần đầu tiên như đã định năm trước. Nhưng tiếc thay, quyển ghi chép biên bản quyết nghị của Tổng Hội đã thất lạc bên kia vĩ tuyến ngày di cư…

Cùng năm ấy, cha Nguyễn Văn Qui, cụ xứ Kẻ Tùng, địa phận Vinh vào Dòng và ngày 20-8 lễ chaThánh Bernardo mặc áo nhà tập, nhận thánh hiệu Berchmans, hiện nay là Bề trên nhà hưu trí Tu viện Phước Lý.

Cuối năm ấy, một lớp các chú Đệ tử vào nhà thử: từ khi thành lập Đệ tử viện đây là lớp thứ ba, được năm chú, quí danh là: Dược, Ngư, Liễn, Hưởng, Hoá. ngày lễ Cha Thánh Bernardo 20-8-1940, các chú được mặc áo dòng, nhận thánh hiệu: thầy Bernadino Trần Phúc Dược, Xavier Lê Ngư, Anton Trần Văn Liễu, J.Cruce Nguyễn Văn Hoá, còn chú Hưởng đã về, trước khi mặc áo.

Đệ tử viện Phước Sơn thành lập 1926, thì đầu năm 1931, dịp Đức Viện Phụ Lérins sang thanh tra Phước Sơn, đã nhận lớp đầu tiên vào nhà thử, được sáu chú, khi khấn rồi thầy Cyrillo Minh qua đời được trọn phúc nhà Dòng, còn năm thầy về. Lớp thứ hai, 4 chú cho đi Châu Sơn cả, như đã kể trên là: Thảo, Dương, Thủ, Thỉnh. Chú Thủ được chết trong ơn kêu gọi, chú Thỉnh về, chú Dương đã thành ông Quận trưởng, còn chú Thảo là cha Berchmans, vị linh mục tiên khởi của Đệ tử viện Phước Sơn, tức cụ Thủ chỉ các chú chi Dòng Thánh Gia.

Đến lớp thứ ba này được năm chú, về 3, còn hai, thì cha Bernadino Trần Phúc Dược là vị đệ thứ do Đệ tử viện, thăng quyền linh mục. Ngài đã làm Bề trên kỳ di cư Phước Sơn, Thủ Đức. Vị linh mục đệ tam của Đệ tử viện là cha Xavier Lê Ngư, đã làm quản lý Phước Lý, hiện là phó quản lý Dòng Châu Sơn. Thầy Anton Trần Văn Liễu đã thăng linh mục Triều, là cha Trần Trí Tuệ địa phận Kontum.

Qua năm 1941, lễ Ba Vua, khai mạc Tổng Hội lần thứ hai tại Châu Sơn. Kỳ tổng hội này, đã quyết định: lễ Sinh Nhật các cha làm lễ thứ nhất theo ý nhà Dòng, còn  hai lễ phải chỉ: “Proseipso Sacerdote”.

Ngày lễ Đức Mẹ lên Trời năm ấy, Cố Bá R. P. Gilbert Barnabé, Tổng quản lý giáo phận Thanh Hoá xin vào Dòng, mặc áo thỉnh sinh. Ngài đã xin vào dòng từ lâu, ngay khi cha Tổ Phụ Phước Sơn còn sinh thời. Ngài đã vào cấm phòng hai lần, ở lâu ngày, hai cha cùng nhau thân mật chuyện vãn đàng thiên liêng. Dòng dã mấy năm trời mong đợi, nay mới được toà thánh ban phép chuẩn, theo Giáo Luật khoản “ 542, n. 1”. Ngày lễ Thánh cả Giuse 19-03-1942, ngài được mặc áo thỉnh sinh.

Sau cơn gian nan khổ cực, gần hai năm trên chiến khu (1953- 1954), quá kiệt sức, ngài phải về quê hương điều dưỡng; qua năm 1958 đắc cử Bề trên Dòng Châu Sơn, cuối năm 1962 mãn nhiệm kỳ thì tháng 5-1963 được cử sang La Mã làm bí thư Đức Tổng Phụ toàn Dòng.

Sang năm 1942, Đức Cha Ngô Đình Thục Vĩnh Long gởi bốn thầy Dòng Cái Nhum ra du học Phước Sơn về khoa Thần học. Bốn thầy có quí hiện là: Micharl Nguyễn Văn Lực, thầy Henri, Thầy Ephrem Nguyễn Văn Liễu và thầy Hermenegilde. Đầu năm 1945, các thầy mãn khoá, từ giã Phước Sơn trở về Dòng và lần lượt thụ phong linh mục. Sau khi thụ phong, cha nào cũng ra làm lễ tại Dòng và chúc lành đầu tay cho cộng đoàn Phước Sơn.

Cũng đầu năm ấy (1942), cha Tuyến địa phận Huế vào nhà thử, song được ít tháng bị đau, ngài đành phải trở về chức vụ cha sở, với lòng luyến tiếc nhà Dòng.

Tiếp đến cha già Ninh cụ xứ Bình Thuận địa phận Vinh vào Dòng, nhận thánh hiệu Justino, mặc dầu đầu râu tóc bạc, mà ngài còn khoẻ. Cha Bề trên đã uỷ thác công tác đúc bánh lễ, kế nghiệp cha già Thomas Chỉnh. Chu toàn chức vụ đến năm 1951, ngày 27 tháng 11 ngài mới nghỉ giấc ngàn thu trong Chúa.

Đầu năm 1943, bảy chú đệ tử được nhận vào Tập viện, là lớp thứ tư có quí danh: Đức, Thiều, Thứ, Trọng, Thái, Bích, Thâm; song thay vì được phong linh mục Giáo Hội, thì đã thăng sỹ quan Tổ Quốc, hiện là Trung tá Bửu Thiều, Đại uý Trần Thứ, Quận trưởng Hồ Thâm và Trung uý Trọng…

Năm 1943, một năm đáng ghi nhớ, năm ngân khánh Phước Sơn thành lập, kỷ niệm 25 năm từ khi cha Tổ Phụ làm lễ thứ nhất trên núi Phước ngày lễ Đức Me Lên Trời 15- 8 1918 đến 15-8 1943. Đã mới các cha và anh em Châu Sơn vào đông đủ, tổ chức tuần tam nhật, kinh lễ tạ ơn cầu cho các vị ân nhân. Ngày nào cũng hát lễ trọng, nghe giảng và đặt Mình Thánh Chúa chầu đến chiều. Ngày thứ nhất, tức 13-8, một cha Dòng giảng, đại ý tạ ơn Chúa, cám ơn các vị ân nhân và ghi ân cha già Tổ Phụ. Ngày thứ II, tức 14-8 đã mời cha Philipphe Lê Thiện Bá giảng. Ngày 15, chính ngày kỷ niệm, hồi 07 giờ 30, hai chuông trên tháp thi nhau reo vang vui mừng mời cộng đồng tu viện rước Đức Cha Mgr. Lemasle và quí khách tề tựu trước tiền đường nhà thờ, đã xây đài kỷ niệm đặt tượng cha Tổ Phụ đứng quay mặt vào nhà thờ, chung quanh đài ghi lời vàng ngọc cha Tổ Phụ trối ngụ ý đứng đây yên lặng không nói chi, song đêm ngày luôn luôn cầu bầu cho Tu viện và nhắc nhở chúng con giữ lời cha trối “MUỐN NÊN THÁNH THÌ GIỮ LUẬT DÒNG”.

Dứt hồi chông, Đức cha nói ít lời tuyên dương công đức cha Tổ Phụ, cùng thay mặt Tu viện cám ơn các vị ân nhân và sau hết khuyên các cha các thầy hai nhà ra sức thi hành lời trối của cha Tổ phụ để bõ công các vị ân nhân, và ích cho địa phận Huế. Tiếp ca đoàn hát kinh Magnificat tạ ơn Chúa và Đức Mẹ, và thánh vịnh Beati omnes quitiment Dominum. Rồi kinh cám ơn kết thúc.

Hai chuông, lại đua nhau inh ỏi mời Đức cha và các quan khách vào nhà thờ dự lễ. Đức cha cử hành lễ Đại trào và giảng. Trong buổi lễ, ngài phong chức linh mục cho  thầy sáu Theodoro Nguyễn Văn Hoan, đánh dấu ngày đáng ghi nhớ trong sử chi dòng.

Hai giờ chiều, ông Phủ Vĩnh-Linh đến chia vui với nhà Dòng. Tùng hành có nha lại bản phủ. Quan Phủ đến trước Khánh đài Tượng cha Tổ Phụ, mấy ông nha lại sắp hành đằng sau, cùng nhau vái. Ông phủ cầm bánh pháo đốt giơ lên trước tượng, nói: mừng Đức Ngài ngàn thu nơi chín suối. Cầu chúc Tu viện con cái ngài muôn năm thịnh đạt. Dứt tiếng pháo, lại cùng nhau bái. Bấy giờ một tràng pháo tay hoan hô quan Phủ Vĩnh.

Ngày 13-01-1944, cha Bề trên Bernard thượng thọ thất tuần (13-1- 1874; 13-1-1944). Các cha, anh em cùng nhau vui mừng, tổ chức ngày hân hoan mừng cha già “cụ lão 70”, đánh điện tín ra Châu Sơn mời cha Bề trên Anselme vào. Chiều ngày 12, ngài vào vừa kịp hội chung lúc 07 giờ tối. Toàn thể Tu viện gồm các cha, các thầy, các chú đệ tử, và ông lão Dòng ba tề tựu đông đủ. Cha phó Bề trên đọc bài chúc thọ, dựa theo lời Thánh kinh sách Đệ Nhị Luật V, 16: Chúa phán; “Con hãy thảo kính cha mẹ con, như  Chúa Giavê, Chúa con đã truyền, để con được sống lâu và hạnh phúc trên đất Người ban cho con”. Thảo kính thì làm vui lòng cha mẹ, nhớ công việc người đã làm, tuyên dương công đức người đã lập.

Cha học Tiểu chủng viện địa phận Bayonne, năm 1892 nhập Đại chủng viện Hội Dòng thừa sai Paris, năm 1897 thụ phong linh mục, được bổ sang Việt Nam địa phận Huế, đắc cử ngay giáo sư Đại chủng viện Phú Xuân, suốt 5 năm. Đến năm 1902, Đức cha sai đi lập xứ đạo Lăng-Cô. Năm sau (1903), cha được đón tiếp cha Bernoit Tổ phụ Phước Sơn lần đầu tiên từ Âu Châu sang (như chúng tôi đã kể trong phần I) sau 10 năm làm Bổn sở Lăng-Cô, cha lại tái cử giáo sư Đại chủng viện 8 năm nữa, tất cả 13 năm ngồi ghế giáo sư. Năm 1920 cha vào Dòng Phước Sơn, tới khi ấy cha làm Bề trên kế vị cha Tổ phụ đã được 11 năm… sáng 13, cha Bề trên hát lễ trọng, tạ ơn Chúa bậc I, nhà Dòng được nghỉ tối nói chuyện mừng cha đắc thọ ông lão thất tuần.

Hạ tuần tháng 11 năm ấy, ông toàn quyền Decoux đến thăm nhà Dòng, tháp tùng là Khâm sứ Trung kỳ, công sứ Quảng trị, bên Nam Triều có cụ Phạm Quỳnh, Lại Bộ Thượng Thư. Cộng đồng Tu viện, áo mão chính tề, sắp hàng ra rước vị thượng khách, theo nghi lễ Dòng, vào nhà thờ hát “Te Deum” rồi vào nhà hội chung, cha nhạc trưởng đọc bài Thánh kinh theo thánh Phêrô, khuyên vâng phục vua chúa quan quyền… Đọc xong, cha Bề trên nói một câu trong luật Thánh Tổ Benedicto: “Christus adoretur in hospite qui et suscipitur: chúng tôi thờ lạy Chúa Kitô trong vị thượng khách mà chúng tôi tiếp rước”. Mọi người liền quì sấp mình, rồi dậy, cha Bề trên đọc chúc từ, đại ý:

“Toàn thể Tu viện chúng tôi gồm 8 linh mục, hơn 40 tu sĩ, 30 đệ tử, và 20 ông lão dòng ba, đầy lòng vui mừng và rất hân hoan được đón rước quí Toàn Quyền quá bộ đến thăm nhà Tu chúng tôi, ở nơi rừng rú này. Chúng tôi hết lòng cám ơn và ngàn đời ghi nhớ sự vui mừng trong ngày hạnh phúc này.

Chúng tôi đi tu, bỏ mọi sự theo Chúa Kitô, tin theo các lời Người phán dạy,… Người đã phán: mọi quyền bính trên trời dưới đất đã ban cho Người, Người đã trao lại cho trần thế. Do đó, cộng đồng chúng tôi vừa sấp mình thờ lạy quyền phép Người trong quí vị Thượng khách. Thế tất chúng tôi hết lòng cầu xin Người ban muôn ơn cho quí ngài, ngọc thể khang an trường thọ…

Một lần nữa toàn thể Tu viện hân hoan cám ơn và kính chúc:

Nước Pháp muôn năm!

Quan Toàn quyền Decoux muôn năm

Nước Việt Nam muôn năm”

Quan Toàn Quyền đáp lời đại ý như sau:

“Kính thưa Cha Bề trên!

Các Cha và các thầy yêu dấu!

Tôi rất cảm động cuộc đón tiếp long trọng uy nghiêm theo lễ nghi Dòng, mà cha Bề trên và Tu viện đối xử với tôi. Chưa có nơi nào đã đón tiếp tôi cách uy nghiêm như vậy. Tôi hết lòng cám ơn cha Bề trên và Tu viện.

Cha Bề trên, các cha, các thầy ẩn tu nơi rừng rú hẻo lánh này, có lẽ ít người lui tới, xem ra như Tu viện không làm ích cho đồng bào-mà có người nghĩ như vậy-song lịch sử minh chứng các nhà Dòng bên Tây giúp ích cho xã hội lắm, nhất là đời Trung Cổ, Dòng Thánh Bernoit, Thánh Bernard thì Âu Châu biết ơn lắm… đó là ích về đàng văn minh phong hoá vật chất, còn như ích về tinh thần siêu nhiên, thì một mình Thiên Chúa biết vì có biết bao Linh mục, Tu sĩ thông thái bởi hai dòng ấy mà ra.

Nay cha Bề trên, các cha, các thầy đây cũng con cái hai Thánh Tổ phụ Benoit, Bernard, cũng đi con đường hai  Đấng thánh,  thì tự nhiên cũng làm ích cho đồng bào nhờ sự hy sinh hãm mình cầu nguyện của Tu viện.

Cám ơn cha bề trên đã cầu chúc cho nước Pháp, cho nước Việt Nam và cho tôi. Cám ơn.

Sang đầu năm 1945, ngày 11 tháng 03 đảo chính. Các cha người Pháp phải tập trung vào Huế, cha Bề trên và cha Gilbert cũng đồng số phận. Thì ngày 25 lễ Đức Mẹ chịu Truyền Tin, cha Bề trên và cha Gilbert từ giã cộng đồng ra đi… than ôi tình cảnh đau thương cha con ly biệt! Cha ra đi biết khi nào về… tương lai nhà Dòng sẽ ra sao! Thôi chỉ còn biết phó dâng mọi sự trong tay Chúa và Đức Mẹ cùng Thánh Cả Giuse. Cha phó Bề trên đã khấn thánh Cả Giuse xin phù hộ nhà Dòng bằng an sẽ dựng tượng kỷ niệm kính Ngài. Mà thật ông thánh đã nhận lời. Vì cha Bề trên và cha Gilbert chỉ phải tập trung hơn bốn tháng, nghĩa là từ 25 tháng 03 đến mùng 06 tháng 08, chính phủ Hồ Chí Minh khoan hồng cho hai cha Dòng Phước Sơn được về đang khi các cha khác vẫn bị lưu giam tại đó.

Đảo chính độc lập chưa được bao lâu, thì không biết tại đâu mà sinh đói, mà đói quá lẽ là đói, chết đói kể từng mấy triệu con người, nên ca dao cửa miệng đồng bào đã hát:  “Việt Nam độc lập nằm co, hết cơm hết gạo đói to, chết nhiều”. Phần nhà Dòng, Chúa thương, cho thông phần công nghiệp với đồng bào, là chỉ ăn cháo 15 ngày, rồi có lúa gặt về.

Đang khi cha Bề trên Bernard bị tập trung vào Huế kỳ đảo chính độc lập, rồi đổi chính quyền, thì các thầy Dòng Xitô hai nhà Phước Sơn và Châu Sơn lo buồn; Châu Sơn thương ông, Phước Sơn tiếc bố, thì Chúa lại ban ơn yên ủi là Toà Thánh chọn cha Anselmo Bề trên Châu Sơn làm Đức Cha Phát Diệm. Trung tuần tháng 06 năm 1945, ngài vào Huế gặp Đức Khâm sứ để phụng lệnh Toà Thánh, lúc về, ghé thăm Phước Sơn với sắc phục Giám Mục, toàn thể Tu viện đón rước huynh trưởng thăng quyền Giám Mục. Trong bài chúc từ, cha Bề trên nhì nhắc câu Kinh Thánh : Tu gloria Jerusalem. Tu laetitia Israel. Tu honorificencia populi nostri: cha là vinh dự cho Jerusalem Châu Sơn, cha là hoan lạc chi dòng Thánh Gia, cha là vinh quang cho toàn dân Xitô.”

Như đã nói trên, ngày 08-08-1945, cha Bề trên bị tập trung ở Huế, được về, thì ngài bàn tính với các cha sẽ cho cha Stanislaus Trương Đình Vang đại diện Phước Sơn ra dự lễ tấn phong Đức cha Lê, đồng thời đưa hai thầy sáu Vitalis Nguyễn Văn Bổn và Cassimiro Hồ Thiên Cung ra xin Đức cha ban chức linh mục đầu tay cho hai thầy, đó là của lễ thật vinh dự Phước Sơn mừng Đức Cha, rất hợp thời hợp cảnh thì ngày 05- 11 1945, lễ cung hiến nhà thờ Châu Sơn, hai thầy Vitalis và Cassimiro được thụ phong linh mục do tay Đức cha Huynh Trưởng bản Dòng.

Cuối năm 1946, ba chú đệ tử: Nguyên, Phẩm, Vị vào nhà thử là lớp thứ năm, mặc áo tập sinh, nhận thánh hiệu là Basilio, Jean Bosco và Phêrô, rồi lần lượt xin rút lui. Basilio vì đau, Jean Bosco xin sang Dòng Thánh Tâm Huế, còn Phêrô sau khi khấn tạm được cử theo phái đoàn đi lập nhà mới, xuống đến Tân Thành rồi về nhập hàng ngũ sĩ quan cứu quốc.

Ba chú đệ tử về, thì hai thầy giảng địa phận Hà Nội vào, là thầy Đỗ Chính Thống, tức cha Maximo, sau 9 năm du học Au châu, nay về giữ chức phó Tu viện; và thầy Cúc, sau khi thụ phong linh mục là: cha Thomas, cũng được du học, rồi từ La mã, xin nhập Dòng Chartreux.

Tháng hai năm 1946 chánh phủ Hố Chí Minh lại truyền các cha Tây phải tập trung tại Cầu Rầm. Tự nhiên cha Bề trên và cha Gilbert cũng phải đi…cha Bề trên II cử cha Theodoro và thầy Melchiades ra thương lượng với ông Giám đốc công an xin cho hai cha về…Ong vui lòng cho. Đó là ơn Thánh cả Giuse. Hai cha về tới Phước Sơn ngày 11 tháng 02, lễ Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức. Cám ơn Mẹ, cám ơn Thánh Cả Giuse.

Sang năm 1947, lại có lệnh bắt di cư triệt để, phải thi hành chính sách vườn không nhà trống. Nhà Dòng phải tản cư một nửa ra Nghĩa Yên, một nữa ra Cầu Rầm. Vì lẽ rằng:  1) Nếu Dòng ở lại, sẽ nên địa điểm cho đối phương. 2) Khi súng nổ, nếu Dòng bị hại, thì chính phủ phải chịu trách nhiệm với La Mã.

Cha Bề trên cử một cha và thầy Alberto ra Cầu Rầm xin khỏi di cư. Hai anh em đi tầu suốt tối ngày 16, sáng ngày 17 đến Cầu Rầm tìm gặp ông Giám đốc công an. Sáng hôm sau ngày 18 lễ các thánh Tử đạo, đi gặp ông Chủ tịch Khu Tư, quí hiệu Hồ Tùng Mầu, ông chấp thuận cho Dòng ở lại khỏi tản cư. Thật là ơn đặc biệt Thánh Cả Giuse đã cầu bầu, chứ sức loại người không thể xin được. Nếu đã phải tản cư ra Vinh rồi thì nhà Dòng nay ra sao? Một lần nữa cám ơn Thánh Giuse.

Ngày 25-03-1947, lễ Đức Mẹ chịu Truyền Tin, cha Gilbert khấn trọng thể. Ngài hết sức vui mừng, vì nếu bị tập trung, thì khấn sao được.

Cũng năm ấy (1947), ngày 29-6, lễ kim khánh cha Bề trên Bernard thăng quyền Chánh tế (ngày 29- 6 -1897 — 29-6 1947).

Song vì tình thế đất nước bất an, cha không cho tổ chức trọng thể, chỉ trong nhà cha con vui mừng với nhau; làm lễ tạ ơn và nhà cơm cho dọn cả ba bữa cá.

Ngày 13-07-1947, thầy sáu Pio Ngô Mai Huê, thụ phong linh mục. Cám ơn Chúa, nay ngài làm giáo sư  La-văn Đệ tử Viện Phước Sơn.

Qua năm 1948, ngày 22-3, cha Bernardino Trần Phúc Dược thăng quyền Chánh tế  (hiệu du học Thuỵ sĩ).

Thượng tuần tháng 6 năm 1949, một thầy địa phận Hải Phòng vào Dòng, quí hiệu là Đào Trọng Thanh, tức Cha Gregorio, sau 6 năm du học Thuỵ Sĩ,  nay về giữ chức Tập sư.

Sau đó thầy Una người lai Xiêm: bố Xiêm, mẹ Việt đến nói: “con xin dzô tu”, điệu bộ sốt sắng lắm; Song, sau năm tháng lại nói: “con xin dzề”, cực quá con chịu không nổi.

CHƯƠNG IV

 

Chung quanh việc lập dòng Phước Lý

 

Cuối năm 1949, được tin dòng Trappe bên Trung Hoa bị tàn phá. Các cha lo sợ, bàn tính với cha Bề trên, tìm đất lập dòng đề phòng khi gặp hoạn nạn có nơi di cư trú ẩn.

Tìm chưa được nơi nào ưng ý, có ý kiến bàn sang Lào; Có ý kiến khác bàn lên Kontum, vì đời cha Tổ Phụ đã tính lên đó. Đang khi còn phân vân, chưa biết tính đi đâu, thì Chúa quan phòng xếp đặt mọi sự khôn khéo êm đềm mạnh mẽ. Trung tuần tháng 06 năm 1950, cha Aberico đau, phải vào Sài Gòn điều dưỡng. Ngài xuống Vĩnh Long thăm Đức cha Thục, vì là cựu học trò của Ngài khi ở trường lớn Huế. Đức cha đọc báo, cũng biết việc dòng Trappe bên tàu bị tản cư, ngài nói: tình hình thế Việt Nam mình xem ra cũng nguy hiểm, nhà dòng tính lập nhà con để có chỗ tản cư, thì vào Nam mà lập. Ngài sẽ cho khu nhà trống của xứ Chà Và, ở tạm đó mà đi tìm nơi thuận tiện lập dòng.

Cha Aberico về trình bày công việc, Cha Bề trên và các cha vui mừng lắm, cám ơn Chúa, vạn tạ Đức Mẹ. Cha Bề trên liền viết thơ hầu Bề trên cả, gặp kỳ đại hội ngày 21-09-1950. Đại hội nghe nói Đức Cha Thục ủng hộ, thì chấp thuận ngay, ban phép lập dòng trong  Nam Việt .

Cha Bề trên bàn tính cùng Tu hội, cử cha Casimiro Hồ Thiên Cung đi làm Bề trên nhà mới. Thì ngày 05-11-1950, cha Bề trên mới, dẫn phái đoàn đi lập dòng trong Nam, gồm có; Cha Aberico, Cha Sylvester, Cha Vitalis, Cha Xaverio, thầy sáu Gioan và các thầy Gabriel, Aloysius, Paulinus, Paschalis, Clement, Hardingus, Aegidius. Ireneus, Leo, Antonius, Robertus, Phero, Luca và Andreamus…

Đưa anh em đến Chà Và yên rồi, lo đi tìm đất, Đức Cha Thục chỉ cho hai nơi: Vồng Rùm và Vồng Lớn. Hai cha đi coi không ưng ý. Bấy giờ Cha Bề trên nhớ đến sở bà Tám Dung.

Nguyên là thượng tuần tháng 9, năm 1944, cha Thà, địa phận Sài Gòn, ra Phước Sơn cấm phòng, Ngài cho hay: có hai chị em bà Tám Dung ở Chợ Quán, Chợ Lớn, muốn dâng một sở đất cho Phước Sơn lập dòng, nếu các cha đồng ý, thì xin cho bà hay. Cha Bề trên và các cha rất bằng lòng, song còn tuỳ thời thế xem sao… Cấm phòng xong, Cha Thà về nói lại, bà Tám mừng lắm, hy vọng một ngày sẽ được tiếp rước Phước Sơn. Bà mua ngay 200 con bò để cho Dòng. Đầu tháng 03 năm 1945 đảo chính, bà mừng quýnh, viết thơ ra xin Phước Sơn vào gấp. Hay đâu khi ấy cha Bề trên Bernard đang tập trung ở Huế, rồi tiếp đến đổi chính quyền, thế là 200 con bò của bà cũng không còn nữa.

Nay cha Bề trên Casimirô muốn tìm đến sở đấy ấy;  song còn thuộc khu vựa kiểm soát, chưa vào được…, thì hai cha lại đi coi sở Kép, là nơi mà cha Bernard và cha Aselmo đã đi năm 1934…., coi rồi hai cha cũng không ưng ý. Thôi về Chà Và nghỉ đã…

Đầu tháng 03-1950, cha Bề trên Casimiro liệu cho thầy sáu Gioan Luận được thụ phong linh mục ở Sài Gòn, song Đức Cha Sài Gòn đau, nên đã mời Đức Cha Thục truyền chức, ngày 10 tháng 3 tại nhà thờ Chính Toà Sài Gòn. Thế là Dòng mới được thêm một vị linh mục nữa, thành 6 cha.

Lễ truyền chức xong, cha Bề trên Casimiro đi tìm đất ở Vùng Mạc Bắc, quê hương của Ngài, thì gặp ngay Ông Chín Nhiệm, quen biết Ngài, Ông vui lòng dâng cho Dòng 30 mẫu đất ở Tân Thành, vừa ruộng cấy, vừa vườn dừa… gần sông Bassac, đường giao thông rất tiện… Hết sức vui mừng, Ngài trở về Chà Và cám ơn Cha sở và đồng bào cả họ đã rộng tay bác ái  hơn 4 tháng trời tiếp tế đầy đủ. Nay từ giã cha sở và cả họ ra đi mà không phải đi đâu xa, bèn là cũng trong địa phận nhà, chỉ đổi nơi thôi, trước sau cũng vẫn là bà con với chắc. Ra đi mà để lại tấm lòng luyến ái.

Đến Tân Thành, đất tốt, vườn dừa nhiều, trái trăng vô số, song phải lo cất nhà, và sắm sửa đồ dùng, vì còn thiếu thốn lắm. Khi ở Phước Sơn ra đi, đường sá xa xôi, chưa mua sắm chi được. Đến Chà Và, thì nhờ đồng bào trợ cấp, nay mới phải sắm. Vậy Cha Alberico nhận công tác lên Sài gòn mua sắm, may nhờ cha Giacôbê Huỳnh Văn Của, Bổn sở Gia Định, đầy lòng bác ái, giới thiệu với đồng bào: các ông, các bà hằng tâm hằng sản trợ cấp, mua được đầy xe, nào là chén bát, sanh nồi, nào là dầu đèn mến chiếu. Chở về anh em vui mừng ra đón. Cám ơn Chúa, vạn tạ Đức Mẹ, ghi ơn nhớ nghĩa các vị ân nhân. Nhớ xưa kia, khi Dòng Xitô mới sơ khai, đời Cha Thánh Stêphano làm Bề trên, lúc trong nhà quẫn bách, anh em phải đi công khuyến, lúc đầy thúng mang về, cả nhà sắp hàng cầm Thánh giá ra đón của Chúa ban, và hằng ngày cầu nguyện cho quí vị ân nhân trong giờ kinh lễ. Xin Chúa trả công vô cùng trên trời cho các ngài vậy.

Ngày lễ thánh Tổ Bênêdicto 21-03-50, lớp thứ sáu của Đệ Tử viện vào nhà tập, cám ơn Chúa 6 chú được 5 thăng quyền linh mục là Cha Hoà, Minh, Hậu, Bích, Lâm. Còn chú Khang nay mang hoa vàng Đại Uý. Cha Joan Lâm sau 9 năm du học nay làm Giám Đốc Đệ Tử viện.

Từ khi đảo chính cha Bề trên không đi tuần viếng Châu Sơn được nữa. Mãi đến tháng 8-1951, dịp lễ Cha Thánh Bêrnardo, được thư Đức Cha Từ, khẩn khoản mời ra tuần viếng, kẻo anh em ngoài ấy mong Cha Bề trên lắm.

Được thư, Cha Bề trên định đầu tháng Môi khôi sẽ đi, để phú dâng cuộc hành trình và việc tuần viếng trong tay Đức Mẹ hộ phù.

Ngày 2-10, lễ các Thánh Thiên Thần Hộ Thủ, Cha Bề trên ra đi đem theo Cha Phó Bề trên kiêm thơ ký. Hay đâu đến Huế, thì được tin cho biết: đi Châu Sơn không được, đường giao thông bế tắc. Bấy giờ Cha Bề trên nói: “Thì vị chi đi Sài  Gòn tuần viếng nhà mới”.

Đến Sài Gòn, đi thăm Đức Cha, cố Giữ Việc, rồi xuống Vĩnh Long thăm Đức Cha Thục là con đỡ đầu khi chịu phép thêm sức. Đến nhà Dòng Tân Thành vừa kịp làm lễ Đức Mẹ Môi Khôi, cha con gặp nhau hết sức vui mừng. Cha Bề trên liền hỏi thăm ngay Ông Chín Nhiệm đã có hảo tâm dâng cho Dòng sở đất đó gần sông, khí hậu mát, anh em ở đó xem ra cũng tốt, song đất sình quá, ngồi trong nhà mà chân ghế lún xuống, như vậy làm nhà phải đóng cừ nhiều, mới trông vững được; lại lắm muỗi quá, hai giờ đêm dậy đọc kinh nguyện gẫm khó cầm trí, anh Gabriel chuyên môn đi thụt muỗi, để anh em yên trí mà gẫm. Vì thế phần đông anh em không ưng ở đó, xin cha Bề trên, nếu có thể tìm cho nơi khác nên ngài tính trở lên Chà Và coi lại hai sở Đức Cha đã chỉ.

Sau một tuần ở với anh em rồi đi thăm ông chín Nhiệm, thăm cha sở và ngày 15 từ giã anh em lên Vĩnh Long gặp Đức Cha, ngài liền đưa cho bức điện tín Đức cha Từ gởi vào: “mời cha bề trên về gấp” Cha Bề trên nói: “Việc chi mà gấp, Châu Sơn không đi được, thì vị chi cứ đi coi đất Chà Và cho yên đã”. Đến Chà Và coi hai Vông  Đức cha cho, nhưng xem ra không tiện; song có Vồng khác tiện hơn, họ Chà Và xin dâng. Cám ơn ho – Trở về Sài Gòn lo giấy tờ. Hay đâu về đến Sài Gòn có người mời đi thăm sở Bà Tám có ý dâng như đã nói trên, thì cha Bề trên đến thăm, bà mừng lắm, nói: “Phước Lý đã an ninh, có đồn bót rồi, lên Xoài minh được, mời cha Bề trên đi coi, nếu ưng ý, thì xin dâng ngay, vô điều kiện, dâng cả ruộng, cả vườn dừa, đất rộng để lập dòng”.

Ngày hôm sau 18-10-1951 lễ Thánh Luca, cha Bề trên, cha Phó Bề trên, Cha Alberico, thầy Aloysius, thầy Aegidius, năm cha con đi Phước Lý coi đất. Không may gặp ngày cha sở đi vắng, năm cha con kéo nhau sang thăm Ông Trung uý Robert Giám đốc Thanh thuỷ Hạ, có ý xin xe, ông tử tế quá, mời ăn cơm, rồi cho xe đưa lên Xoài-minh coi đất; lại nhờ có Ông đội Ngân, Đồn trưởng làm hướng đạo. Đến nơi coi cám ơn Chúa, vạn tạ Đức Mẹ, thấy một sở đất rộng mênh mông, ruộng cấy nhiều, lúa đã xanh, vườn dừa rộng, gần sông, có rừng tràm nhiều củi, tiện đường giao thông, gần chợ Cát Lái, xa Sài Gòn mà lại gần, vì đường tốt. Đây thật là đất Chúa hứa, nên không cần xin làm giấy nhượng đất Chà Và nữa. Trở về gặp lại Bà Tám, cám ơn Bà cho sở đất tốt, Nhà Dòng rất bằng lòng lập ở đó.

Xong xuôi rồi, cha con về Huế, thì gặp Đức Cha Từ, đưa thư cha Bề trên Cả chấp thuận đơn cha Bề trên Già xin từ chức, và đồng thời cha Bề trên Cả uỷ quyền xin Đức cha đặt Bề trên khác kế vị.

Bấy lâu cha Bề trên Già trông mong sự ấy, nay được, ngài mừng lắm, nói ngay: “Thì vị chi phải về Phước Sơn  bầu Bề trên”. Đức cha trả lời: “Phước Sơn nay ở vùng chiến khu không lên được, xin cho mời các cha Phước Sơn vào và tin cho mấy cha trong Tân Thành ra.

Còn về địa điểm để cha tựu hội thì sao?- Trụ sở Phước Sơn ở nhà Ông Hội Nghị, song từ khi ông bà đi Pháp, anh em vào Huế đã trọ nhà Cụ lớn Quận Công, nhà rộng rãi, rất đủ tiện nghi…

Vậy sáng ngày 25 các cha Phước Sơn và Tân Thành tề tựu gần đủ mặt; nhân khi ấy, hai cha Berchmans và Malachia Châu Sơn vào gặp cha Bề trên, thì Đức cha nói: “nay bầu Bề trên nhà mẹ Phước Sơn, thì hai nhà con cũng thông công để góp ý kiến giúp đỡ Đức cha đại diện cha Bề trên Cả đặt Bề trên “Ad nutum. Thế là sáng ngày 26 Đức cha làm lễ về Đức Chúa Thánh Thần, 9 giờ các cha tựu hội Đức cha chủ toạ bỏ vé kín, chọn Bề trên nhà mẹ Phước Sơn. Sau đó Đức cha mở vé, xem một mình, rồi tuyên bố: “Cha Bề trên Cả uỷ quyền cho ngài hỏi ý kiến các cha và đặt Bề trên “Ad nutum”, cho đến khi cha Bề trên Cả sang tuần viếng sẽ công cử chính thức; thì nay ngài đặt cha Bề trên Nhì làm Bề trên Phước Sơn “Ad nutum”. Lúc ấy là 10 giờ 15 ngày 26-10-1951.

Cha Bề trên Mới cám ơn Đức cha và xin dâng lên cha Bề trên Cả tấm lòng con thảo tùng phục. Còn đối với cha Bề trên Già thì xin phép để về nhà Dòng tổ chức anh em đông đủ tạ ơn cha.

Vì bị bệnh phải nằm nhà thương, nên mãi ngày 24 tháng sau (XI-51) lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, cha Bề trên mới về Dòng nhận chức vụ, tổ chức cuộc hân hoan tạ ơn cha Bề trên Già, rồi hát lễ các Thánh Tử Đạo xin phù hộ cho được ơn bắt chước các Đấng mà chịu khó vì Chúa.

Nhận chức vụ rồi, Cha Bề trên Mới  để trí lo việc Dòng Tân Thành.

Ngày 8 tháng 12 lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm, hội các Cha bàn về hai vấn đề: – có nên bỏ Tân Thành mà rời lên sở Phước Lý Bà Tám mới dâng chăng? Sau khi cho các cha biết các chi tiết về cả hai sở, thì các Cha liền đồng ý bỏ Tân Thành rồi lên Phước Lý.

Vấn đề thứ hai là chọn Bề trên khác thay cho Casimiro. Sau cuộc tuần viếng hai cha Bề trên đã cùng nhau bàn tính, và thể theo ý Cha Casimiro, thì xét nên cho Ngài nghỉ, phải chọn đấng khác thay, nên xin các cha cho ý kiến.

Sau khi bỏ vé kín, và so sánh các vé… thì cha Bề trên cử Cha Stanislaus Trương Đình Vang làm Bề trên nhà mới, nghĩa là rời nhà Tân Thành lên Phước Lý. Thêm Cha Berchmans đi giúp, thay vì hai cha Sylvester và Vitalis đã về Phước Sơn lại.

Thu xếp đồ đạc xong, ngày 15-12-1951, cha Bề trên Mới Stanislaus Trương Đình Vang từ giã  Phước Sơn vào Nam nhận quyền rời nhà Tân Thành lên Phước Lý, tùng hành có Cha Berchmans  và hai thầy Martin và Gulieno.

Từ đây xin độc giả xem tiểu sử dòng Phước Lý.

 

CHƯƠNG V

 

Từ khi lập Dòng Phước Lý đến khi di cư

5-IX-1950 —15-11-1953

 

Đức cha Từ và hai cha Berchmans, Malachia về Bắc rồi, tự nhiên anh em ngoài Châu Sơn biết tin cha Bề trên Già đã hưu trí, thì có nhiều thư vào mừng Ngài đã được bớt gánh nặng… Đồng thời cũng nài xin cha Bề trên Mới ra tuần viếng… Chính Đức cha Từ cũng viết thư nên gắng ra thăm anh em…; vì khi đắc cử Giám Mục, Ngài đã đặt cha Martin làm Bề trên quyền tạm, sau đó ít tháng cha Bề trên già cử cha Stanislaus ra đại diện cha Marco lên chính quyền, đợi ngày cha Bề trên nhà mẹ ra, vì thế anh em cứ mong cha Bề trên ra hoài.

Vậy sau khi đã đặt cha Gilbert làm Bề trên Nhì, cha Augustino làm Bề trên Ba, cha Silvester giữ chức Tập sư, cha Theodoro làm thủ quỹ, cha Pio quản lý cha Vitalis coi họ Phước Sơn, và cha Bernadino Giám đốc Đệ Tử…

Các chức vụ yên rồi, ngày 9 tháng Đức Bà năm 1952, cha Bề trên đi máy bay ra Hà Nội…

Xuống sân bay, cha Malachia, biết tin trước, đã mượn xe Ông Mai Văn Hàm chờ sẵn, đưa về nhà in Roma, ở đó đợi dịp tàu thuỷ đi Nam Định.

Đang khi chờ đợi, đi gặp Đức Khâm Sứ Dooley, Đức ngài tiếp rước niềm nở, vì khi mới sang, ở Huế, muốn đi thăm Phước Sơn, song thiếu phương tiện, nhất là thiếu an ninh, không giám đi… Rồi ngài nói, đi Châu Sơn về ghé lại, Ngài sẽ cho Lễ – khi ấy được những Lễ như vậy quí lắm.

Đến Nam Định còn phải trọ ở Giáo Hoàng Chủng Viện các cha Đa Minh 12 ngày, mới có dịp tầu xuống Phát Diệm – Xin muôn đời ghi ơn các cha: cha Nguyễn Đại Xuyên quyền Bề trên, cha Giáo Yến, cha Quản Lý Vang – Đến Phát Diệm vào nhà chung gặp Đức cha, rồi được cha Giám đốc Tiểu Chủng viện Phúc Nhạc mỹ tự Nguyễn Duy Phượng, dẫn đi coi và cắt nghĩa khu nhà thờ, kỳ công kiệt tác của cụ lớn Trần Lục; từ đó để lòng nhớ ơn cha Giám đốc rất đáng mến. – Hôm sau đi Như Tân, nơi các chú Đệ tử Châu Sơn di cư do cha Giám đốc Berchmans Nguyễn Văn Thảo điều khiển, trên 20 chú, và bốn vị giáo sư quý danh: Hiển, Hạnh, Quảng, Sáu. Bốn thầy này, chỉ còn thầy Quảng, du học Thuỵ Sĩ, thăng quyền linh mục, tức cha Gregorio, hiện là nhạc trưởng Dòng Châu Sơn.

Ngày 17 tháng 6 từ giã cha Giám đốc và các chú Như Tân, đồng hành có thầy Leo Vũ Đức Chính (Phó Bề trên Châu Sơn hiện thời )và một anh Dòng Ba, đi qua Tam Tổng rồi chiều tối xuống xà- lúp, có ý đi Rịa; hay đâu mai sáng, 8 giờ, đến Thanh Hoá. Càng hay! Được dịp may vào thăm Nhà Chung. Thì giờ đâu được gặp cha Chính An, bố nuôi, nhận cho đi nhà Thầy, thì nay mới được phước Dòng đây. Cám ơn Chúa quan phòng mọi sự. Rồi lên chào Đức cha. Gặp cha Tần (tức Đức cha đương kim), ở đó tới 19 mới có xà lúp đi Rịa. Sáng 20 đến Văn lâm, phải đổ bộ; hôm ấy là thứ sáu, lễ Trái Tim Chúa nên ghé vào nhà xứ xin làm lễ, cha xứ rất tứ tế, ban cơm, rồi chỉ lối đi Rịa.

Mười giờ khuya đến Rịa. Công an soát giấy nói: không hợp lệ, bị giữ lại. Sáng sau dẫn đến Công an Tỉnh và bị giam lỏng 25 ngày.

Được tha, về lại Như Tân …

Đến nơi, gặp được nhiều thư Cha Bề trên II Gilbert. Than ôi! một tin rất đau  đớn: Thầy Fidelis bị cọp bắt ngày 25 tháng 5 …

Như đã nói ở phần II, Nhà Dòng có thói quen hàng tháng đi rú chặt củi… Cơm trưa xong các thầy ai nấy tìm nơi yên tĩnh, hoặc nghỉ hay xem sách tuỳ ý. Thường thì ai nấy đến chỗ mình đã chặt củi để khi lên hiệu thì bó củi vác về một nơi. Hôm ấy thầy Fidelis và thầy Giuse rủ nhau đi chặt cây Trầm ná (thứ gỗ cứng để làm giằm cối xay). Thầy Giuse đang chặt, thì thầy Fidelis nói:

– Sao mà em sợ lắm!

– Sợ chi mà sợ, cứ chặt đi, thầy Giuse trả lời vừa xong.

Tức thì con cọp vồ thầy Fidelis. Thầy Giuse liền cầm hai chân thầy Fidelis kéo lại và kêu la: “Cọp bắt anh Fidelis …! Cọp bắt…” Các thầy chung quanh, kẻ ngủ, người thức, nghe kêu, hoảng hồn, không biết ngả nào, vì rú cả… Ai nấy cũng la om sòm … Thầy Giuse dành nhau với con cọp được xác thầy Fidelis rồi, thì bỏ đó, chạy ra kêu các thầy để biết lối mà vào…  Khi chạy trở vào thì cọp lại đã tha xác thầy Fidelis đi mất rồi… Ai nấy càng hoảng sợ… sẵn giao rựa, cứ gọng giao hai cái gõ một, thầy gõ thầy kêu, inh ỏi khu rừng, vừa kêu vừa chạy vô tìm; cọp ta cũng thấy thất kinh, đành phải bỏ mồi lại, chạy thoát sau khi đã công đi chừng mười thước.

Tìm thấy xác thầy Fidelis, các Thầy cấp tốc chặt cây làm “kiệu” sắp hàng khiêng thầy về, vừa đi vừa lần hạt to tiếng, cầu nguyện cho linh hồn thầy, và có ý cho cọp không dám tiếc mồi đuổi theo… mặc lòng, vừa đọc kinh vừa run sợ, về gần nhà rồi mới hoàn hồn.

Cha Bề trên Nhì Gilbert buồn lắm, lễ tang thầy xong, Ngài tự ra hình phạt cho mình: “ngồi ăn cơm dưới đất”; Cha Tập sư Silvester cũng bắt chước hình phạt ấy; Song ai mà chả biết cả hai Ngài không có lỗi chi. Mọi sự do Thánh ý Chúa. Thầy Fidelis là con mồ côi, nhà con trẻ Phước Viện Quảng Bình, tính nết đơn sơ thật thà, trung thành giữ luật, nên khi mặc áo Dòng, Cha Tập sư đặt cho tên Fidelis. Song trí khôn kém, học lời khấn lâu thuộc, học trước quên sau, nên thầy lo: nếu không thuộc đủ, không được khấn… đàng khác, thầy mộ mến ơn kêu gọi, thích ở Nhà Dòng lắm, chỉ sợ Nhà Dòng cho về…

Thường khi đi rú làm củi, thì sửa soạn ngày hôm trước, nên thầy Fidelis đã biết, chiều hôm ấy thầy gặp cha giải tội lâu giờ. Thế là thầy đã dọn mình kỹ… ơn Chúa thúc dục Thầy.

Được trọn phước nhà Dòng… an táng rồi, các thầy hát kinh “Te Deum” tạ ơn Chúa.

Tiếp chuyện cha Bề trên được tha về Như Tân, ở đó chờ dịp thuyền nhà buôn lên Phúc Nhạc, luôn luôn có cha Malachia lo liệu cho mọi sự.

Đến Phúc Nhạc, vào trọ Tiểu Chủng Viện, lại hân hạnh gặp cha Bề trên Nguyễn Duy Phượng và Đức cha Từ cũng đang ở đó, chờ dịp tầu bay đi Hà Nội, thì cha Malachia lại can thiệp với Nhà binh xin cho mình đi luôn thể.

Đến Hà Nội lại về trụ sở là nhà in Roma của Châu Sơn do cha Malachia điều khiển.

Hôm sau đi gặp Đức Khâm Sứ, Đức cha Khuê và các cha; Các đấng đều mừng cho đã thoát nạn. Đức Khâm Sứ và Đức cha Khuê đã cho nhiều lễ to. Cám ơn các ngài. Chờ ở trụ sở Roma mãi đến ngày 10 tháng 8, Cha Malachia mới liệu được tàu bay. Ngài cũng tiễn chân vào Huế. Về đến Nhà Dòng là ngày 14, trước lễ Đức Mẹ Lên Trời. Vừa kịp nhận lời khấn bốn thầy: Stanislaus Hoà, Montfortius Minh, Camillus Minh và Gioan Lâm ngày lễ cha Thánh Bernardo 20-8

Bốn thầy này đã có dịp nhắc đến ở chương IV trên này.

Trong phần thứ II đã nói Quan cụ Quận Công đã chiêu dân lập ấp thành họ Phước Sơn. Quan cụ xây nhà thờ cho họ và sắm đồ thờ cho họ; chuông, trống, cờ xí …vv. Còn việc đạo, thì Quan cụ xin Đức cha nhờ nhà dòng Phước Sơn lo.

Vậy từ ngày làm phép nhà thờ, Đức cha đặt cha Bề trên Benoit làm bổn sở họ. Từ đó có cha Dòng xuống làm lễ cho họ các ngày Chúa nhật, lễ trọng …

Vậy ngày 15 tháng 02 năm 1953, ngày mồng hai tết Nguyên Đán, cha Bề trên xuống làm lễ. Lễ xong Chủ tịch xã và Công an mời Ngài ra cuối nhà thờ. Trước mặt bổn đạo đông đủ, ông nói;

-Trong nhà thờ trang hoàng nhiều thứ cờ đẹp, trong đó có bốn lá cờ Long tinh của địch. Đang khi đánh địch mà lại treo cờ địch có bất đáng không?

Mọi người ở lặng lâu, mấy ông chức việc ngó mặt sợ quá… cha bề trên nghĩ; không có cờ địch, vì cờ tam tài của pháp đã huỷ cả rồi, cờ chính phủ hiện tại là “vàng ba nẹp đỏ” thì không có, nên Ngài mạnh dạn trả lời:

-Bất đáng.

Ông chủ tịch nói: cho hạ 4 lá cờ xuống.

Họ sợ quá đứng yên. Cha bề trên nói: chức việc vào xem, cờ nào là cờ địch thì hạ xuống. Công an vào bảo hạ 4 lá cờ cũ thời Bảo Đại: giữa đỏ hai bên vàng, tức là long tinh mắt rồng. Ông chủ tịch nói:

-Ông Chu Kim Tuyến là chủ động trong việc này thì phải mời đi với 4 lá cờ.

Ông Giáp T nói:

-Không, việc dọn nhà thờ, treo cờ, là việc họ, cha Bề trên chúng tôi chỉ xuống làm lễ thôi.

– Anh bịt miệng đi, cứ vào làm biên bản, ông chủ tịch nói. Cha Bề trên biết ngay là nguy rồi, không cần chữa mình chi nữa, kẻo ra đổ lỗi cho con chiên mà không thành việc. Ngài theo họ vào làm biên bản. Ký xong, cùng theo họ đi … bị đem lên chiến khu … rồi nhà Dòng bị tản cư … từ tháng năm 1953.

 

PHẦN TIẾP IV

 

Từ khi dòng tản cư đến bây giờ

Xin khất độc giả, khi bằng an sẽ có

 

Bài Giảng Của Cha Giáo Cẩn ( Đức Cha Địa Phận Bùi ) giảng lễ ngày các thầy Phước sơn mặc áo lớp đầu tiên ngày 20 – 03 -1920. Phần II chương V.

 

Domine, bonum est nos hic esse; si vis, faciamus hic tria tabernacula: Tibi unum, Moisi unum, Eliae unum.

“Lạy Chúa, chúng con ở đây thì hay lắm; nếu Chúa muốn, thì chúng con  xin làm đây ba cái nhà: một cái cho Chúa một cái cho ông Môisen, một cái cho ông Elia ”.

Ấy là lời ông thánh Phêrô thưa cùng Đức Chúa Giêsu khi Chúa đem lên núi Tabore mà cho xem một chút sự hiển vinh Chúa. Ay là một câu rất mỹ vị rất ngọt ngào, làm cho Hội Thánh muốn ngâm đi ngâm lại trong ngày Chúa nhật thứ hai về mùa chay cả; ad Primam đã lấy câu ấy làm Antiphona; ad Tertiam còn muốn lặp lại, ở các thầy, các trò trong Dòng này,chúng tôi hết thảy đều vui mừng cho anh em, vì bây giờ chẳng phải là ad Pimam hay là ad Tertiam mà thôi, mà lại mỗi giờ mỗi khắc, thì lòng các thầy hằng than cùng Chúa rằng: Lạy Chúa, chúng con ở đây thì hay lắm; lại cũng nguyện cùng Chúa rằng: Nếu Chúa muốn chúng con xin làm ở đây ba cái nhà.

Thánh Phêrô xưa muốn ở lại trên núi Tabore mà không được; xin làm ba cái nhà mà Chúa cũng không cho; về phần anh em nay muốn ở lại trên núi Phước sơn, thì đã được rồi; xin làm ba cái nhà thì Chúa cũng đã cho.

Vậy anh em phải vui mừng, cùng cám ơn Chúa biết là chừng nào: Vui mừng vì được ở đây thì hay lắm; cám ơn Chúa, vì Chúa đã nhận lời cha Bề trên ao ước, và lòng anh em sở cầu, mà cho làm ở đây ba cái nhà, hầu đặng ở núi Phước Sơn mà nhìn xem sự oai nghi Chúa cách kín nhiệm, ngỏ ngày sau lên núi Tabore trên trời, mà xem tỏ sự vinh hiển Chúa đời đời chẳng cùng. Bởi đó bây giờ nên  nghiệm lại làm sao mà dám nói rằng: Ở đây thì hay lắm, làm sao mà xin ở đây ba cái nhà.

  1. Chúng tôi ở đây thì hay lắm bonum est nos hic esse. Ở đây là nơi nào, có phải ở nơi đất Phước sơn không? – không vì đất Phước Sơn cũng là chốn khách đầy, cũng là nơi sũng khóc lóc, cũng là nơi đất khô núi trọc, chẳng phải có sẵn đặng vật thanh ba gì đó, mà nói rằng ở đây là hay. Vậy thì ở đây là nơi nào? – Ở đây là ở lại trong nhà Dòng đây, ở đây thì hay thật: hay, chẳng phải vì khí tốt, nước hiền, hay là vì phong quang, cảnh đẹp, hay  chẳng phải vì ở đây cho khỏi sưu bơi thuế viết hay là cho khỏi mướn làm thuê đâu, hay, chẳng phải vì ở đây cho nhàn thân, khỏi tìm phương sinh lý đâu. Nếu ai vào đây cho đặng tìm những sự hay ho thế ấy, thì chớ nói rằng: ở đây là hay.

Ở đây là hay, vì ở đây đặng hưởng cũng một sự như thánh Phêrô cùng hai Tông Đồ được hưởng trên núi Tabore xưa, là được xem thấy Đức Chúa Giêsu … Song ba thánh Tông Đồ xưa thì xem thấy tỏ tường, mà các thầy nay thì nhìn xem cách kín nhiệm vậy mà thôi.

Vì chưng kẻ ở nhà Dòng thì hằng thấy Đức Chúa Giêsu tỏ mình ra trong mọi sự cùng trong mọi việc mình làm, và trong mỗi giờ mình sống, hằng gặp Đức Chúa Giêsu trong sách vở, trong giờ đọc kinh nguyện gẫm, dầu khi ở trong nhà thờ, dầu khi ra ngoài rẫy, dầu ở đâu, đi đâu, làm việc gì cũng hằng kết hiệp cùng Đức Chúa Giêsu, lại trong cách ăn nết ở thì hằng vẽ Đức Chúa Giêsu ra. Thật ở nhà Dòng thì hay lắm. Thầy Dòng chẳng khác gì Maria chọn phần nhất hảo ngồi dưới chân Đức Chúa Giêsu, mà học đàng trọn lành, ai làm Matta lo lắng bồn chồn trăm triều ngàn việc thì mặc ai, thầy Dòng cứ làm Maria ngồi dưới chân Chúa.

Ớ anh em, anh em muốn biết số phận mình phước lộc là thế nào, thì hãy lấy mắt thiêng liêng đứng trên núi Phước Sơn xem xuống xung quanh bầu thế giới mà nhìn xem số phận thế gian một chút, khi anh em nhìn xem như vậy, thì sự nghe lời Thánh Kinh bảo rằng: “Cả thế gian đều ở trong tay quỉ dữ cùng đầy sự xấu xa. Vì chưng những sự ở thế gian thì thảy là mê tham sắc dục, chồm ôm tiền tài, và khoe khoang kiêu hãnh. Mundus totus in maligno etc  …Vì đó mà tội lỗi tràn trề khắp thiên hạ, vì đó mà sinh  giận hờn oán thù kiện cáo giặc giã, vì đó mà lao tâm tiêu tứ trót ngày thâu đêm, bỏ phế mọi việc lành. Song sự cùng nhắm mắt lại, của trần thế lại hoàn trần thế, đến toà phán xét hai bàn tay trắng, lại thêm cục tội đen thui. Ay số phận thế gian khốn nạn làm vậy, bây giờ nó mở miệng than rằng: Nos insensati, chúng tôi dại, song than vắn thở dài khi ấy cũng muộn rồi.

Còn trí như những kẻ tu thân ở trong Dòng, thì khỏi được cái điều nguy hiểm dường ấy.

Anh em ở trong Dòng, thì cũng như kẻ ngồi an trên bờ sông thấy người ta đang chơi vơi dưới nước, vậy anh em ngó xuống thế gian thì nên mượn lời Kinh Thánh mà than rằng: Hỡi Sion, ta ngồi trên bờ sông thành Babylon mà than khóc, khi tưởng nhớ mầy, super flumina Babylonis etc …

Xưa có một lần ông thánh Anselmô đang nguyện gẫm ngất trí, thì thấy một con sông lớn đang chảy cuồn cuộn đổ nhào ra biển, mà các giống dơ nhớp thúi tha trên mặt đất thảy đều trôi xuống sông ấy hết, cho nên nước sông ấy tanh hôi ghê gớm lắm, không lưỡi nào nói cho xiết, và sông ấy chảy mạnh quá lẽ, hễ gặp ai, bất luận nam nữ, lớn bé già trẻ, giầu nghèo, thì nó cũng nhận vày đi mà trôi theo lòng sông ấy hết, và ai nấy cứ nổi lên chìm xuống mãi, chẳng hề nghỉ yên được chút nào. Ong thánh ấy thấy sự gở lạ làm vậy, thì kinh khiếp mà hỏi rằng: chớ những người khốn nạn ấy ăn uống giống chi mà sống hoài vậy được? Người liền nghe tiếng trả lời rằng: nó ăn những bùn dơ ấy, và uống những nước ấy mà sống, song nó cũng lấy làm vui lòng.

Ong thánh lại hỏi rằng: Vậy thì sông ấy cùng các sự gở lạ ấy chỉ chi? Tức là có tiếng trả lời rằng: sông ấy là thế gian, mà người  đời lặn lội dầm dề trong sự phú quí, vinh hoa, sắc dục, thì khốn nạn như vậy đó song càng khốn thay, vì sống khốn nạn như vậy, mà nó cũng làm thích tinh toại chí. Thấy bấy nhiêu sự ấy đoạn, ông thánh ấy lại đang thấy mình đang đứng giữa một vườn lớn, có thành luỹ xuông quanh, ở giữa một cánh đồng đầy hoa xanh tươi xinh đẹp, ngồi trên nó thì êm ái như ngồi trên nệm gấm chiếu hoa, song càng quí thay, hoa ấy chẳng nhàu chẳng úa, người ta ngồi trên nó, vừa đứng dậy, nó lại chửng lên, và cũng cứ tốt tươi sắc nở. Lại vườn ấy cũng khí thanh gió mát, ở đó thì chẳng khác thể như ở vườn Đia đàng vậy. Bấy giờ ông thánh ấy lại nghe tiếng phán rằng: vườn này là hình bóng nhà Dòng, con hãy xem kẻ ở đó, thì thanh nhàn phước lộc là thể nào. Bởi đó trong sách một người nhân đức kia đã làm hiệu là pratique Progres –sive de la confession, có một câu mà rằng: “ ở đời này  chẳng có chi trọng vọng tốt đẹp cho bằng đấng bậc thầy Dòng, vì ở đó thì giữ trọn các điều Chúa khuyên dạy trong E-vang đó là nơi ẩn vững vàng khỏi những sự cheo leo ở thế, ở đó thì mới tế lễ mình cho thật, ở đó thì đặng kết hiệp cùng Đức Chúa  Giêsu cho chí thiết thanh tịnh, ở đó lòng vẫn chăm lo về trời …” Vậy nào có chi phước lộc cho bằng ở Dòng mà tu thân? Cho dầu ở ngoài đời muốn tu thân lập công cũng được đó chúc, song ở đâu tu thân dễ và tiện cho bằng ở trong nhà Dòng. Bởi đó bổn đạo đàng ngoài có một câu ví rằng: dữ tu hành cũng  hơn lành ở thể, nghĩa là ở trong nhà Dòng mà tu thân cho dù có lếu, có kém thua anh em trong nhà, thì cũng còn khá hơn người ở ngoài đời. Câu ấy cũng hợp với lời ông thánh  Bênađô nói rằng: “tôi tưởng ở ngoài thế gian mà làm đặng  góc tư việc lành kẻ ở nhà Dòng đang quen làm, thì thiên hà kể người ấy như một đấng thánh vậy.

Thôi, nở nói làm chi cho dài lời, chỉ nói tắt rằng: ở trong nhà Dòng thì được phúc lộc mọi bề: sống ở đời thì được phước có vào luyện tội cũng được phước, mà lên nước Thiên  Đàng càng được phước hơn  nữa. Ông thánh Bênađô tóm tắt các phước ấy lại trong một câu mà rằng:

“Sống thanh tịnh , ngã ít khi.

Ngã mau chỗi dậy, bước đi chững chàng.

Ơn nhuần, nghỉ lặng, chết an.

Luyện càng mau sạch, thưởng càng lớn lao”.

“In quo homo vivit purius, cadit rarius surgit velocius, inceditcautius, irrogatur frequentius; quiescit securius: moritur fiducialius, purgatur citius, proemiatur copiosius.

Vậy ta còn biết lấy lời gì mà khen chốn nhà Dòng, nhà ẩn tu, một phải mở miệng mà than cùng Chúa rằng: chúng tôi ở đây thì hay lắm, Bonum est nos hic esse.

  1. Sivis, faciamus hic tria tabernacula … “ nếu Chúa muốn, thì chúng tôi đây xin làm đây ba cái nhà: một cái cho Chúa, một cái chop ông Môisen, một cái cho ông Elia”.

Đã hay rằng: ở đây thì hay lắm, song cho được ở đây, thì cần phải có nhà, nhưng lạ!

Ong thánh Phêrô xin làm ba cái nhà mà thôi; một cái cho Chúa, một cái cho Môisen, một cái cho Elia, sao người không xin làm một cái khác cho mình và cho anh em mình được ở? Vậy thì Chúa cho ở lại đây, thì ba Tông Đồ ở vào đâu, thế tất cả ở trong nhà Chúa, và trong hai nhà kia. Thật như vậy; vì chưng có được ở như vậy mới gọi rằng: ở đây là hay. Ví bằng ở trong một nhà riêng nào khác, thì chẳng có chi là hay cả.

Cám ơn Chúa đã nhận lời, đã cho cha Bề trên làm ở đây ba cái nhà; có ba nhà ấy mới thành nhà Dòng được, và phải biết ở trong ba nhà ấy, thì mới nên thầy Dòng.

Tibi unum một cái cho Chúa. Nhà cho Chúa là nhà nào, thế ai  nấy cũng biết là nhà thờ. Có nhà thờ mới có Chúa ngự cách riêng, nhất là mới có nơi đặt Mình Thánh, cho các thầy ra vào nói khó, khẩn cầu chầu lạy và học tập đàng nhân đức với Chúa. Dẫu ở nhà Môisen, dẫu ở nhà Elia, thì cũng phải qua lại nhà Chúa mới được, cho nên phải có nhà Chúa, thì đã đành. Song phải có nhà Môisen và nhà Elia, mới giúp các thầy tu thân nên người trọn lành. Vậy nhà Môisen, nhà Elia là nhà chi? Anh em muốn biết hai nhà ấy, thì nên nhớ qua một chút hai đấng thánh ấy là ai. Cứ lời Kinh Thánh truyền lại: ông Môisen là kẻ đã sinh ra tại nước Egipto cũng đã hòng chết trôi theo bờ sông nước ấy, song Chúa đã dùng kì diệu mà cứu lấy. Sau khi Chúa lại bảo phải bỏ nước Egipto mà tìm về đất Chúa hứa. Vậy Môisen vâng lệnh Chúa mà đi; song trước phải chống cự với ý vua Pharao, rồi đi qua biển đỏ, lại lủi khắp rừng xanh; trên rừng cần phải dẹp loạn nội, đánh giặc ngoài, dầu vậy cũng chưa vào được đất thánh, chỉ thấy xa xa mà thôi.

Ơ anh em, nghe sự tích đó, đủ hiểu Môisen là hình bóng ai, cho nên cũng hiểu nhà Môi sen, là nhà nào? Vậy Môi sen là hình bóng kẻ mới vào nhà Tập. Mai nay trong anh em có kẻ khởi sự mặc áo Dòng cho được vào nhà Môisen, thì hãy sánh mình với Môisen cho biết đàng ở nhà Tập. Vì Môisen xưa sinh ra tại nước Egipot cũng nằm treo leo trên bờ sông; nay anh em cũng vậy. Anh em sinh ở thế gian, cũng đã hòng treo leo bên bờ sông ông thánh Aselmô đã thấy, song Đức Chúa Giêsu đã gọi anh em ra khỏi thế gian, mà đưa vào đàng trọn lành. Vậy  thì anh em hãy dứt tình bỏ nước Egipot là bỏ thế gian, chứ còn tiếc nối củ hành, củ tỏi nó làm chi, vì mầu mè thế gian thảy là phù vân huyễn hoặc, chóng lượt mau phai. Kẻ mới vào nhà Tập thật là vạn sự khởi đầu nan, gặp được nhiều cơn cám dỗ. Hãy bắt chiếc Môisen mà cự với vua Pharao là ma quỉ, nó ra sức cầm anh em lại trong nước Egipot là thế gian, anh em chớ nghe, một hãy chạy qua biển đỏ, thẳng tới rừng xanh, là hãy phá dứt các điều ngăn trở, đừng nhút nhát sợ khó, hãy chí công cuốn nguyện cầy sương mà gieo trồng  cây nhơn hạt đức. Hãy lấy lòng mạnh bạo mà đánh quân Amalec cùng đảng nghịch thù là những người thế gian hay quyến luyến cách này cách nọ. Lại còn phải dẹp giặc nội là tính xác thịt, còn có khi thối trí bàn ra, thương thay! Có khi anh em trong nhà làm cho mình mích tình chích ý, mà sinh phiền chí tháo lui, như quân Hêbrêu xưa muốn lui về nước Egipot. Anh em đừng thối chí, hãy bắt chiếc Môisen mà thẳng tới, có đói thì Manna bởi trời nuôi dưỡng, có khát có nhớp, thì có mạch đá chảy ra làm cho đã khát, tắm cho sạch: có nghi ngại, thì có luật phép của núi Xina  vẽ vời chỉ dẫn, có bị rắn lửa cắn, thì hãy xem lên rắn đồng. Ay chính là có Mình Thánh Đức Chúa Giêsu dưỡngnuôi cùng bổ sức cho anh em, có phép giải tội làm cho anh em bớt khao khát của hèn thế  gian và sạch các bợn nhơ tội lỗi; có luật chúa và phép dòng dắt dìu chỉ vẽ cho anh em biết cách ăn ở và biết việc phải làm, khi phải nọc độc qủi ma khuấy khuất, thì hãy xem lên Thánh Giá Chúa, là nhớ sự Thương khó Đức Chúa Giêsu mà dục lòng trông cậy.

Ớ anh em lúc mới vào nhà Tập, thật là chính buổi giao công, ma quỉ dành xé với Đức Chúa Giêsu, anh em là lính Chúa, hãy ở cho mạnh, hãy đánh cho hung. Nay anh em mặc lấy áo Dòng ấy chính nghĩa mặc lấy y phục và mang mão mà giao chiến: Ao trong ấy là mã giáp, áo ngoài là như cái thuẫn, mũ lúp đầu, đó là mão chiến, dây nịt lưng là cái đai, áo Đức Bà và tràng chuỗi là khí giới.  Vì trưng phải trông cậy chúa đã rồi, mà lại phải cậy trông Đức Mẹ lắm mới là xong việc.

Ay chính là cho anh em được tỏ phải ở nhà Môisen làm sao, ở đó phải làm thế nào; Song anh em chớ quên, dầu Môisen chịu khó nhọc như vậy cũng chưa được vào đất thánh, chỉ thấy xa xa vậy mà thôi.  Anh em cũng vậy, dầu chịu khó giữ trọn mọi điều ở trong nhà Tập, thì cũng chớ tưởng mình đã vào đến nơi đàng trọn lành. Đàng trọn lành còn xa lắm, hỡi anh em; vì vậy có lúc anh em phải qua nhà Elia mà học tập, ấy là qua nhà chính, bao giờ anh em qua nhà ấy, thì cũng sẽ nghe công việc trong nhà ấy, nay chỉ giải làm sao mà gọi là nhà Elia là nhà chính. Vốn ông thánh Elia thật là người có nhân đức rất sốt sắng, rất can đảm, đến nỗi rất đáng cho Thiên Thần lấy đó mà sánh ông thánh Gioanbaotixita rằng: In Spiritu et virtute Eliae: “Có lòng sốt sắng cùng nhân đức như Elia”. Và theo lời truyền thì cũng có nói ông thánh Elia là đấng tu hành trước hết. Bởi đó là một cái nhà cho Elia thì chỉ nghĩa là dọn một nhà cho có luật phép, để dẫn đàng nhân đức trọn lành cho kẻ mãn qua nhà tập rồi, thì qua đó. Qua đó cũng  phải vững lòng sốt sắng mà đi cho đến cùng, cam lòng ăn chút bánh lùi tro mà thẳng lên cho đến núi Horeb, cho đến khi đi xe lửa mà lên trời, nghĩa là cam lòng chịu khó tu thân cho tuyệt đỉnh trọn lành, cho đến ngày Chúa rước về thiên đàng.

Ay ở đấy hay lắm thì như vậy; có như vậy mới rằng thì ở đây thì hay lắm, bằng chẳng như vậy, đã không hay, lại thêm dở, đã không vui, lại thêm buồn, buồn cho Chúa, buồn cho mình, buồn cho anh em cả nhà, và thêm để tiếng cho thiên hạ nhạo cười, kẻ thì rằng: bán đồ nhi phế, người khác lại rằng: đi tu nhà chẳng trót đời, xưa ở thế gian làm người như ta. Oi! Ngày nào ai trong các thầy lâm sự rủi như vậy thì đáng buồn biết chừng nào! Chúc cho ai nấy khỏi khốn nạn thể ấy. Anh em lại hãy nhớ: anh em bây giờ như kẻ khai khấn Dòng này, hãy ở làm sao, hãy làm thế nào cho thành qui củ, để nên mối diềng  cho em út hậu lai. Cha Bề trên chúng tôi đều trông cậy nơi anh em: anh em như nền, hễ nền vững, cả nhà cũng bên vững lâu dài, người khai khẩn không an nơi, thì dân cư cũng tiêu tán. Anh em đã tình nguyện theo Chúa lên núi Phước Sơn, thì hãy theo cho đến núi Tabore thì mới xem tỏ sự vinh hiển Chúa đới đời.

Việc các thầy thì làm vậy, còn chúng tôi thì làm sao, anh em? Chúng tôi thì chịu khó đi bốn năm giờ đàng mà đến đây, có phải đến dò xét coi thử mà thôi? Chẳng phải như vậy. Chúng tôi đến là cố ý để thông công với các thầy và cũng có ý xem cho tỏ Dòng Phước Sơn. Rày chúng tôi thấy rõ tên Phước Sơn thật xứng hợp, vì thật là núi có phước, đất đai phì mĩ: phì,chẳng phải vì đã sinh ba đẳng vật tốt; Mĩ chẳng phải vì ngó phong cảnh xinh; song phì, vì đã sinh ra được kẻ làm tôi Chúa cách riêng; mĩ vì Chúa đã chọn chốn này mà ngự cách riêng mà tỏ sự oai nghi Chúa ra đây. Bởi vậy ta nên lấy lời Thánh Kinh mà khen núi Phước Sơn rằng: Mons Dei, mons pinguis, mons in quo beneplacitum est Deo habitare. Vậy ta đã có lòng đến thông công thì hẫy lấy  lòng sốt sắng giúp lời cầu nguyện cho các thầy bền đỗ theo ơn kêu gọi cho đến cùng: như vậy mới gọi là thông công, mới trông Chúa thưởng công mà chớ Amen

 

(1) Chú Thảo đây là cha giám đốc Đệ Tử Viện Châu sơn hiện thời.

(2) Cha y tá, tiếng tăm lừng lẫy vùng Châu Sơn.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

 Thứ 3 Tuần IV PS, Ga 10, 22-30: Chiên đích thực của Chúa

 Thứ Ba Tuần IV Phục Sinh Chiên Đích Thực Của...

18 Tháng Mười Hai – Mt 1,18-24

EMMANUEL THIÊN CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TA Lm M.Phêrô Khoa Lê...

19 Tháng Mười Hai – Lc 1,5-25

  TIN MỪNG CHO ÔNG BỐ VÀ SỨ VỤ CỦA NGƯỜI...

21 Tháng Mười Hai – Lc 1 39-46

  BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC MẸ THIÊN CHÚA VIẾNG THĂM Lm M.Phêrô...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Kết thúc tiến trình phong chân phước cấp giáo phận cho “Cố Thuận” – vị sáng lập Dòng Xitô ở Việt Nam

Kết thúc tiến trình phong chân phước cấp giáo phận cho "Cố Thuận" - vị sáng lập Dòng Xitô ở Việt Nam Trưa ngày 10/5/2024,...

Trực tiếp Nghi thức bế mạc án phong chân phước cho Cha Henri Denis Benoit Thuận

  https://www.youtube.com/live/pjjg-00hrZQ?app=desktop   Vào thứ Sáu ngày 10 tháng 5 lúc 12 giờ trưa, giờ Rôma, (tức là 17 giờ Việt Nam). tại Tòa Đại Diện, phiên...

Lời Giáo Huấn của Cha Henri Denis Biển Đức Thuận

  Lời Giáo Huấn của Cha Henri Denis Biển Đức Thuận (1980 - 1933)                     Đấng Sáng Lập Hội Dòng Xitô Thánh Gia Ngày 15 - 08 - 1918 "Việc...

Kinh xin ơn nhờ lời chuyển cầu của cha Henri Denis Biển Đức Thuận

    Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, vì lòng thương vô cùng Chúa đã sai Con Một Chúa xuống thế làm người, sống cuộc...

Gương đức hạnh của Cha Henri Denis Biển Đức Thuận – Tổ Phụ Hội Dòng Xitô Thánh Gia

Gương Đức Hạnh Của Cha Henri Denis Biển Đức Thuận - Tổ Phụ Hội Dòng Xitô Thánh Gia Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ngày 18/11/2018, Tòa...

Phần I. Vài nét về cha tổ phụ Henri Denis Benoit

Thoát thai từ cái nôi Phước Sơn Quảng...

Phần II – Cha Tổ Phụ và HDXTTGVN

PHẦN II. CHA TỔ PHỤ VÀ HỘI DÒNG XITÔ...

Phần III, Từ ngày cha Tổ Phụ tạ thế đến nay. (Alberto Vũ Bá Đạt)

Hội Dòng Xitô Thánh Gia sau ngày cha...

TIỂU SỬ CHA BIỂN ĐỨC THUẬN

  TIỂU SỬ CHA BIỂN ĐỨC THUẬN, ĐẤNG SÁNG LẬP PHƯỚC...

Nén Hương Lòng

 Nén Hương Lòng                     Chúng con thắp nén hương...