Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

HÌNH ẢNH THIÊN CHÚA- TUẦN XXVII-thứ Tư- VP Duyên Thập Tự

TN-187-TUẦN XXVII-thứ Tư

HÌNH ẢNH THIÊN CHÚA

(Gn 4,1-11 / Lc 11,1-4)

VP Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

Khi suy niệm hai bài đọc Lời Chúa hôm nay, tôi nhận ra tầm quan trọng của hình ảnh Thiên Chúa ảnh hưởng trên cách hành xử của chúng ta với tha nhân. Thật vậy, ý tưởng của chúng ta về Thiên Chúa sẽ hướng dẫn những tình cảm và hành động với tha nhân. Tôi muốn chia sẻ về điều này.

– BỰC BỘI, NỔI GIẬN VÌ THÁI ĐỘ CỦA THIÊN CHÚA

Bài đọc một, trích sách Giô-na chương 4 từ câu 1 đến 11. Câu chuyện hôm nay tiếp nối câu chuyện hôm qua. Hôm qua chúng ta đã gặp ông Giô-na đi rao giảng khắp thành phố về tai hoạ huỷ diệt sẽ đổ ập xuống dân thành trong vòng bốn mươi ngày tới đây. Vua và dân chúng đã hoán cải và Thiên Chúa đã không giữ lại ý định phạt họ. Còn ông Giô-na, sau khi tuyên bố tai hoạ trên, đã rút ra khỏi thành và chờ đợi kết quả. Bốn mươi ngày đã qua, nhưng trong thành không có dấu chỉ gì cho thấy tai hoạ đã đến. Ông cảm thấy “bực bội”. Bực bội là thái độ tâm hồn không bình an và lộ ra ngoài mặt thái độ khó chịu, không bằng lòng. Tại sao vậy?

Ông đã thưa với Chúa: “Ôi, lạy Đức Chúa, đó chẳng phải là điều con đã nói khi còn ở quê nhà sao? Chính vì thế mà con đã vội vàng trốn đi Tác-sít. Thật vậy, con biết rằng Ngài là Thiên Chúa từ bi nhân hậu, chậm giận, giầu tình thương, và hối tiếc vì đã giáng hoạ. Giờ đây, lạy Đức Chúa, xin Ngài lấy mạng sống con đi, vì thà con chết còn hơn là sống”. Lời cầu nguyện và thái độ bực bội của ông diễn tả cuộc chiến trong lòng ông. Ông lại còn muốn chết đi cho rồi! Tại sao vậy? Ông đã biết Thiên Chúa là như vậy, thì đáng lẽ ông phải vui vì sự việc đã xảy như tấm lòng Thiên Chúa. Nhưng ở đây, ông cảm thấy chạm tự ái. Sĩ diện của ông bị đụng. Ông muốn lời tuyên bố của ông phải được ứng nghiệm. Thực tế đi ngược lại lời ông tuyên bố, nên ông cảm thấy như “bị đánh lừa”, bị “mất mặt”. Ông bực bội với thực tế, nhưng thực ra, ông bực bội với Thiên Chúa, dù ông không dám nói ra. Chúa hỏi ông giận như thế có lý không. Ông trả lời: “Con có lý để nổi giận đến chết được!”.

Phản ứng của ông Giô-na cũng đã là phản ứng của chúng ta trong nhiều trường hợp. Chúng ta luôn muốn điều mình tuyên bố được ứng nghiệm về tai hoạ cho tha nhân. Nhưng khi thực tế không xảy ra – vì Thiên Chúa chẳng muốn điều đó đâu; vả lại, tha nhân đã có những tín hiệu hoán cải rồi – chúng ta lại cảm thấy mất mặt. Tự ái của chúng ta lớn hơn tình yêu của Thiên Chúa. Mỗi chúng ta cần trở về với lòng mình xem những lần mình bực bội hay “nổi giận đến chết được” là do điều gì thúc đẩy. Chúng ta vẫn muốn áp đặt một hình ảnh nào đó của Thiên Chúa – mà chúng ta mang trong mình – một hình ảnh “chết”, “bất di bất dịch”; và cũng muốn Thiên Chúa hành động theo hình ảnh đó. Nếu như vậy, sẽ là một cản trở lớn cho tương giao với tha nhân. Chúng ta cần học nơi Thiên Chúa, một Thiên Chúa “thay đổi”, cũng như thấy nơi tha nhân “có khả năng thay đổi”. Chúng ta cần mang trong mình hình ảnh của một Thiên Chúa “mở” chứ không phải một Thiên Chúa “đóng”. Một Thiên Chúa “mở” giúp “mở” tương giao với tha nhân, nhất là trong những gì rất tế nhị. Và muốn được như thế, chúng ta cần có một mối tương giao thân tình với Thiên Chúa. 

– THƯA VỚI THIÊN CHÚA : “ABBA! CHA ƠI!”

Trong trích đoạn Tin Mừng hôm nay, chương 11 từ câu 1 đến 4, Chúa Giê-su dạy các môn đệ cầu nguyện với Chúa Cha bằng kinh “Lạy Cha”. Đây là những lời thưa với Thiên Chúa với tất cả lòng hiếu thảo và tình yêu. Người Việt Nam chúng ta thường dịch các kinh hay sáng tác các kinh luôn với sự kính trọng bằng cách xưng hô “lạy”. Nhưng kinh Lạy Cha là những lời rất thân mật ngỏ với Chúa Cha. Chúa Giê-su thường sử dụng từ “ABBA” – “Cha ơi”. Đây là từ ngữ mà các trẻ em hay những đứa con trong gia đình nói với cha mình. Chúng ta cần thưa với Chúa Cha những lời kinh này với tâm tình của những đứa con hiếu thảo, đầy tình yêu thương với Cha mình. Nếu chúng ta thưa với Chúa Cha lời kinh này – lời kinh chung của mọi người – thì chắc chắn mối tương giao của chúng ta với tha nhân sẽ được nuôi dưỡng thật tốt. Làm sao thưa với Cha mà lại ghét, “bực bội, nổi giận cho đến chết được” với những anh em cùng một Cha. Nếu thật sự lời kinh này thấm vào hồn chúng ta – chứ không chỉ thưa ngoài môi miệng – thì mối tương giao với anh chị em, với tha nhân cũng sẽ thấm đậm tình yêu.

Hình ảnh Thiên Chúa là “Cha” không những rất đẹp mà còn là rất hiện sinh cho việc xây đắp tình huynh đệ. Lời kinh này phải giúp chúng ta nên “hoàn thiện như Cha trên trời”, Đấng cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như kẻ tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính (x.Mt 5,45). Và chúng ta hãy đối xử với anh em như tấm lòng của Cha dành cho họ, chia vui với niềm vui của Cha, như Cha mời gọi: “Chúng ta phải ăn mừng, phải vui vẻ, vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy” (Lc 15,32). 

Câu chuyện của ông Giô-na và dân thành Ni-ni-vê là bài học vỡ lòng cho chúng ta để qua đó, chúng ta lại học thêm những bài học mà Chúa Giê-su dạy về hình ảnh và hành động của Thiên Chúa. Những hình ảnh của Thiên Chúa chắc chắn sẽ tác động trên suy nghĩ và cách hành xử của chúng ta với tha nhân. Xin cho chúng ta mỗi ngày học biết Thiên Chúa hơn và học biết sống yêu thương tha nhân hơn nữa.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 26-7, thánh Gioakim và thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17: Mối phúc được thấy được nghe

Ngày 26-7, Thánh Gioakim và Thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17 Mối phúc được thấy được nghe Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm...

Ngày 25-7, thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28: Chọn chỗ nhất trong nước Chúa

Ngày 25-7, Thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28 Chọn chỗ nhất trong nước Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Đoạn Tin mừng hôm nay có liên hệ...

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18: Tôi đi tìm Đấng tôi yêu

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18 Tôi đi tìm Đấng tôi yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ngày 3/6/2022 Đức thánh cha Phanxicô đã...

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30: Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30 Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay gợi lên...

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn): Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn) Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta   Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu ví...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bài trích sách ngôn...

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15: Được cho không phải cho không

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15 Được cho không phải cho không Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu sai...

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, tường thuật việc...

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38: Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt”

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38 Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay thuật lại...

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26: Chạm vào Chúa

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26 Chạm vào Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay thuật lại hai phép lạ của lòng...

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17: Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17 Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Người ta ăn chay với nhiều mục...