Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

HOA TRÁI CỦA LÒNG DẠ – Suy niệm Thứ Tư, Tuần XII TN – Vp. Duyên Thập Tự

TN-081-TUẦN XII-thứ Tư

HOA TRÁI CỦA LÒNG DẠ

(St 15,1-12.17-18 / Mt 7,15-20)

VP Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

Khi gieo trồng, ai trong chúng ta cũng mong có thành quả, kết quả tốt, nghĩa là có hoa trái tốt. Nhưng khi hoa trái lại bị hư hỏng, thì mọi công khó đều trở thành công cốc. Hoa trái tốt tươi, bổ dưỡng là đền đáp tốt đẹp nhất cho công lao khó nhọc. Trong đời sống tâm linh, chúng ta cũng mong thu hoạch những kết quả, những hoa trái tốt lành. Những hoa trái đó mang lại niềm vui không những cho chúng ta mà còn cho tha nhân, và cho cả chính Thiên Chúa nữa. Chính Chúa Giê-su đã nói: “Điều làm vinh danh Chúa Cha là anh em sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ Thầy” (Ga 15,8). Như vậy, hoa trái luôn đi đôi với bản chất. Cây giống nào cho trái giống đấy.

Hai bài đọc Kinh Thánh hôm nay đề cập đến hoa trái, nhưng hoa trái ở đây không phải là những loại trái cây vật chất, mà là thành quả của cuộc sống, là hành động diễn tả điều ẩn bên trong. Hoa trái ở đây là việc làm có phẩm chất hay không, là diễn tả cuộc sống có phẩm chất hay không. Tôi dùng kiểu nói “HOA TRÁI CỦA LÒNG DẠ” để nhấn mạnh đến những việc làm, những thành quả, của chính tâm hồn, của lòng dạ, vì lòng dạ chính là nơi phát sinh ra những tâm tình để từ đó hình thành nên những việc làm cụ thể.

 1. NGƯỜI THỪA KẾ DO CHÍNH NGƯƠI SINH RA

Chúng ta tiếp tục hành trình với ông Áp-ram. Ông đã đi qua nhiều vùng đất như một người du mục, và với gia đình, gia nhân của ông, như một đoàn du mục. Thời gian trôi qua, bao nhiêu năm rồi, ông vẫn chưa thấy thực hiện lời hứa của Thiên Chúa là cho ông một dòng dõi từ một người con của ông. Thiên Chúa vẫn nói với ông, như hôm nay, trong trích đoạn sách Sáng Thế chương 15 từ câu 1đến 12 và từ câu 17 đến 18. Người khuyến kích ông: “Hỡi Áp-ram, đừng sợ, Ta là khiên che thuẫn đỡ cho ngươi; phần thưởng của ngươi sẽ rất lớn”. Ông Áp-ram vẫn luôn nhớ đến lời hứa của Thiên Chúa, vì thế ông thưa với Người: “Lạy Đức Chúa là Chúa Thượng, Chúa sẽ ban cho con cái gì? Con ra đi mà không con cái, và người thừa tự gia đình con là Ê-li-e-de, một người Đa-mát”. Khi nói lên những điều này, ông Áp-ram, dù tin vào lời hứa của Thiên Chúa, vẫn cảm thấy quặn đau trong tâm hồn, nhói đau trong trái tim, vì không có con nói dõi và cơ nghiệp sẽ rơi vào tay người ngoài. Ông mong ước có một hoa trái của lòng dạ ông, nghĩa là một người con do ông sinh ra. Ông mong ước. Ông chờ mong. Và ông cũng cảm thấy nóng ruột trước lời hứa của Thiên Chúa. Của cải, ông đã có quá nhiều. Đất đai, ông không bám trụ vì ông là du mục. Nhưng ông cần một người con.

Hiểu được tâm tư, nguyện vọng của ông Áp-ram, Thiên Chúa đã trả lời ông: “Kẻ đó sẽ không thừa kế ngươi, nhưng một kẻ do chính ngươi sinh ra mới thừa kế ngươi”. Người thừa kế là người được hưởng gia tài do bao công lao vất vả của cha mẹ để lại. Như vậy, hoa trái vật chất là gia sản kia chỉ có giá trị khi được trao cho hoa trái của lòng dạ, nghĩa là người con. Hoa trái của lòng dạ là niềm hân hoan và phấn khởi của người sản sinh ra nó. Và như thế, hoa trái của lòng dạ rất được trân quí, vì nó là ý nghĩa của người hạ sinh nó.

Thiên Chúa hiểu được lòng dạ của ông Áp-ram, và đây Người làm mọi cách để củng cố niềm tin của ông. Người dẫn ông ra ngoài, mời gọi ông nhìn lên các tinh tú xem có đếm được không, và kết luận: “Dòng dõi ngươi sẽ như thế đó!” “Ông tin Đức Chúa, và vì thế, Đức Chúa kể ông là người công chính.” Đức tin, công chính, đó là hai hoa trái của lòng dạ ông, là điều kiện để ông sẽ có hoa trái của lòng dạ ông là một người con. Và đây Thiên Chúa ký kết Giao Ước với ông một cách hết sức trang trọng.

Hình ảnh của ông Áp-ram, trong sự kiện được trình thuật lại hôm nay, gợi cho chúng ta về giá trị của hoa trái của lòng dạ. Hoa trái chỉ có giá trị khi nó là nơi ký gửi sự thiết tha, sự khát khao. Nơi ông Áp-ram, hoa trái thiêng liêng chính là đức tin và hoa trái Thiên Chúa ban là sự công chính, trở thành nơi diễn tả chính phẩm chất con người của ông Áp-ram. Ông hành động theo đức tin, nên ông là con người tin. Ông tin nên ông là người công chính. Hai hoa trái của lòng dạ ông thật đáng trân quí! Chúng ta được mời gọi trổ sinh những hoa trái của lòng dạ của chúng ta. Lòng dạ chúng ta có tin tuyệt đối vào Thiên Chúa như ông Áp-ram không? Và đâu là những hoa trái để chúng ta được Thiên Chúa coi là công chính, như chính Tổ Phụ Áp-ra-ham của chúng ta?

 2. HÃY XEM LOẠI QUẢ NÀO CỦA NGÔN SỨ GIẢ

Hôm nay chúng ta tiếp tục nghe Chúa Giê-su giảng dạy mà thánh Mát-thêu ghi lại trong Bài Giảng Trên Núi. Trong trích đoạn hôm nay, chương 7 từ câu 15 đến 20, Chúa cảnh giác các môn đệ phải coi chừng những ngôn sứ giả.

Vậy đâu là cách họ diễn tả cái giả của họ? “Họ đội lốt chiên mà đến với anh em; nhưng bên trong là sói dữ tham mồi”. Khi nói lên điều này, Chúa nhấn mạnh đến hai yếu tố bên ngoài và bên trong: bên ngoài là chiên, bên trong là sói. Bên ngoài hiền lành như con chiên, bên trong là sói dữ tham mồi. Như vậy, khó mà biết được, vì thường phải dựa vào bên ngoài, cái nhìn thấy, thì mới nhận định được. Thấy vẻ hiền thục bên ngoài, cho là ngoan nguỳ! Chưa chắc! Cái vẻ bên ngoài có thể đánh lừa! Nhưng làm sao nhìn thấy cái bên trong, ẩn kín, để biết là ngôn sứ giả mà đề phòng? Thật nan giải. Thực thực, hư hư! Hư hư, thực thực! Chúa nói đến một yếu tố nữa là “cứ xem họ sinh hoa quả nào, thì biết họ là ai”. Hoa quả nào? Nếu là những hoa trái bên ngoài, nhìn thấy được, như cách phản ứng của con chiên, thì lại tưởng họ là chiên! Tôi thiết nghĩ, đó là hoa trái của lòng dạ. Hãy xem lòng dạ họ thế nào. Hãy xét đến “thâm ý” của họ ra sao. Hãy xem họ hành động vì mục đích gì. Và xét xem những hành động đó dẫn đến đâu. Nếu chỉ dừng lại nơi những dấu chỉ bên ngoài, dễ bị lầm tưởng, vì họ đóng kịch rất giỏi, hoá trang rất tài, đội lốt rất khéo.

Vậy đâu là hoa trái của lòng dạ họ? Chúa Giê-su, trong bài giảng về thời cánh chung, trong Tin Mừng Mát-thêu chương 24, đã nói đến những ngôn sứ giả. Họ “lừa gạt”. Họ “mạo danh Chúa”: “Bấy giờ sẽ có nhiều ngôn sứ giả xuất hiện và lừa gạt được nhiều người” (24,11). “Sẽ có những Ki-tô giả và ngôn sứ giả xuất hiện, đưa ra những dấu lạ lớn lao và những điềm thiêng, đến nỗi chúng lừa gạt cả những người đã được tuyển chọn, nếu có thể. Thầy báo trước cho anh em đấy!” (24,24).

Thánh Phê-rô nói về những ngôn sứ giả: “Trong dân chúng đã từng xuất hiện những ngôn sứ giả; giữa anh em cũng vậy, sẽ có những thầy dạy giả hiệu, là những kẻ sẽ lén lút đưa vào những tà thuyết dẫn tới diệt vong. Vì chối bỏ vị Chúa Tể đã chuộc họ về, họ sẽ mau chóng chuốc lấy hoạ diệt vong. Nhiều người sẽ học đòi các trò dâm đãng của họ, và vì họ, con đường sự thật sẽ bị phỉ báng. Vì tham lam, họ dùng lời lẽ gạt gẫm anh em để trục lợi.” (2Pr 2,1-3). Đúng là lòng dạ họ như sói tham săn mồi, muốn giết chết bao người. Hãy xét đến lòng dạ, xét đến ác tâm của các ngôn sứ giả.

Điều chúng ta muốn nhấn mạnh là “hoa trái của lòng dạ”. Đây cũng là chính bài học cho mỗi chúng ta, để đừng rơi vào vai trò của ngôn sứ giả. Hãy trở về với lòng mình và xét đến những gì thúc đẩy trong tâm hồn. Phải chăng là “tình yêu Chúa Ki-tô thức bách” hay “những thức dục của ma quỉ, thế gian, xác thịt”? Hãy xét đến những việc làm, những hoa trái trong lòng dạ chúng ta, xem có phải do Thần Khí hay xác thịt. “Những việc do tính xác thịt gây ra thì ai cũng rõ, đó là dâm bôn, ô uế, phóng đãng, thờ quấy, phù phép, hận thù, bất hoà, ghen tuông, nóng giận, , tranh chấp, chia rẽ, bè phái, ganh tỵ, say sưa, chè chén, và những điều khác giống như vậy…” “Còn hoa quả của Thần Khí là: bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ.”

Chúa Giê-su tuyên bố : “Cây nào không sinh qủa tốt, thì bị chặt đi và quăng vào lửa”, và Người kết luận: “Vậy cứ xem họ sinh quả nào, thì biết họ là ai”. Chúng ta hãy trở về với lòng mình để nhận ra những hoa trái nào của lòng dạ chúng ta, trong lòng dạ chúng ta – như thánh Phao-lô nói trên – để nhận ra mình đang là ai, đang ở trong tình trạng nào. Chúng ta hãy sinh hoa trái xứng với phẩm giá ki-tô hữu của chúng ta.

 3. BÀ CÓ PHÚC LẠ, HOA TRÁI LÒNG BÀ PHÚC LẠ

Để đóng lại bài suy niệm về “hoa trái của lòng dạ”, tôi xin được nhắc đến Đức Ma-ri-a, Mẹ của chúng ta. Trong kinh Kính Mừng, mà chúng ta đọc rất nhiều lần trong ngày, chúng ta đã nhắc đến Mẹ và hoa trái của lòng dạ Mẹ. Chúng ta đọc phần đầu của kinh Kính Mừng.

“Kính mừng Ma-ri-a, đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà. Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ và Con lòng Bà gồm phúc lạ..”

Trong các bản kinh Kính Mừng tiếng nước ngoài, đều nói đến “và Giê-su, hoa trái của lòng dạ Bà”, thí dụ tiếng Pháp “et Jésus, le fruit de vos entrailles”, tiếng la-tinh “fructus ventris tui Jesus”. Chúa Giê-su là hoa trái của lòng dạ Mẹ Ma-ri-a. Nơi đây, chúng ta nhận thấy sự chúc phúc – mà tiếng Việt Nam dịch là “phúc lạ” – là điểm chung của Mẹ và Chúa Giê-su, của Mẹ Ma-ri-a và hoa trái lòng dạ Mẹ. Chúng ta nhận ra lời Chúa Giê-su nói rất đúng, và đúng một cách tuyệt đối nơi Mẹ Ma-ri-a; “cứ xem quả thì biết cây”. Chúa Giê-su là quả thánh, tốt, đẹp, thì cây sinh ra quả cũng thánh, tốt, đẹp.  Chúng ta là quả, là hoa trái, của tình yêu Thiên Chúa: ước chi chúng ta, qua cuộc sống, diễn tả Thiên Chúa của mình, để ánh sáng của chúng ta chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp chúng ta làm, mà tôn vinh Cha của chúng ta, Đấng ngự trên trời (x.Mt 5,16). Ước gì chúng ta, qua nếp sống, biểu lộ chúng ta thật sự là con của Mẹ Ma-ri-a, để Mẹ diễm phúc, thì chúng ta cũng được diễm phúc.

Hai bài đọc Kinh Thánh hôm nay mở cho chúng ta cánh cửa để đi vào lòng dạ của mình, để nhìn thấy chân giá trị ở nơi đó, vì đó là nơi Thiên Chúa ngự trị; đồng thời cũng để tỉnh thức về những chuyển động trong lòng dạ chúng ta xem nó có được điều hướng bởi Thần Khí Thiên Chúa hay tinh thần của thế gian, ma quỉ và xác thịt.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 26-7, thánh Gioakim và thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17: Mối phúc được thấy được nghe

Ngày 26-7, Thánh Gioakim và Thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17 Mối phúc được thấy được nghe Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm...

Ngày 25-7, thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28: Chọn chỗ nhất trong nước Chúa

Ngày 25-7, Thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28 Chọn chỗ nhất trong nước Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Đoạn Tin mừng hôm nay có liên hệ...

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18: Tôi đi tìm Đấng tôi yêu

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18 Tôi đi tìm Đấng tôi yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ngày 3/6/2022 Đức thánh cha Phanxicô đã...

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30: Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30 Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay gợi lên...

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn): Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn) Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta   Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu ví...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bài trích sách ngôn...

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15: Được cho không phải cho không

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15 Được cho không phải cho không Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu sai...

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, tường thuật việc...

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38: Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt”

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38 Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay thuật lại...

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26: Chạm vào Chúa

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26 Chạm vào Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay thuật lại hai phép lạ của lòng...

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17: Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17 Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Người ta ăn chay với nhiều mục...