Thứ năm, 21 Tháng mười một, 2024

KHIÊM HẠ

KHIÊM HẠ

Đan Viện Phước Hải

          Lời Chúa của Chúa Nhật XXII thường niên C hôm nay đề cập đến một đề tài rất trọng yếu trong cuộc sống xã hội nói chung và nhất là trong đạo Công Giáo của chúng ta nói riêng. Khiêm hạ hay khiêm tốn, khiêm cung, khiêm nhường… cũng như nhau, tiếng Anh là “humility”, có gốc từ tiếng La tinh là “humus” nghĩa là bụi đất, chất tạo nên con người theo sách Sáng Thế. Trong ngày thứ Tư lễ Tro, Giáo Hội thường nhắc nhở các tín hữu của mình “Hỡi người hãy nhớ mình là bụi tro, bụi tro rồi sẽ trở về bụi tro”.

  1. Tại sao phải khiêm hạ?

          Bởi tất cả chúng ta đều là xác đất vật hèn, nhân vô thập toàn, là những con người với những giới hạn và khiếm khuyết; tất cả những gì ta có, ta sử dụng, ta sở hữu… đều là những thứ ta nhận lãnh từ nơi Thiên Chúa, “Nếu đã nhận lãnh, tại sao lại vênh vang như thể đã không nhận lãnh” (1Cr 4,7), ngay cả thân xác và sự sống của chúng ta cũng là của Thiên Chúa, bởi Thiên Chúa, chứ tự thân chúng ta chẳng có gì ngoài tội lỗi.

         Tự khiêm, tự hạ thì nối kết ta với tha nhân và Thiên Chúa trong tình hiệp thông và bác ái, còn tự cao tự đại, kiêu ngạo chỉ phá vỡ mối thông hiệp này như bài học từ nguyên tổ Adong Eva. Ma quỷ là cha đẻ của sự kiêu ngạo, bởi ngay từ đầu nó đã bất tuân chống lại Thiên Chúa, kéo bè kéo phái gây chia rẽ, cám dỗ nguyên tổ và các thiên thần phạm tội theo nó, gây ra sự chết và mọi đau khổ cho thế giới ngày nay.

          Chúng ta là con cái Thiên Chúa chứ không phải ma quỷ, bởi được Thiên Chúa tạo dựng theo hình ảnh Ngài, nên phải noi gương bắt chước Thiên Chúa là Đấng khiêm nhượng như Đức Giêsu là Đấng hiền lành và khiêm nhường (x.Mt 11,28)

Phật dạy: Khiêm hạ giúp con người gặt hái thành công

  1. Thế nào là khiêm hạ?

         Con người là chóp đỉnh trong các thọ tạo hữu hình mà Thiên Chúa đã tạo dựng, tự thân nó đã tốt đẹp và hoàn hảo trong giới hạn của một thọ tạo. Nhưng bên trong con người vẫn có một khát vọng vô biên để trở nên tốt đẹp hơn, hoàn hảo hơn nữa. Đó là một bản năng tốt, giúp con người thăng tiến bản thân. Tuy nhiên khát vọng đó sẽ trở nên xấu nếu con người không bám vào sự Thiện, không đặt nền tảng trên các tiêu chuẩn luân thường đạo lý, chỉ lấy mình làm trung tâm, đặt Thiên Chúa ra ngoài cuộc đời mình và sẵn sàng dẫm đạp lên người khác để thăng tiến. Đó gọi là tham vọng và kiêu ngạo, là những đầu mối gây nên tội.

        Còn khiêm hạ thì khác hoàn toàn, khiêm hạ là nhún nhường hạ mình, biết thân biết phận, biết người biết ta, sống đúng danh phận và địa vị của mình; không trèo cao để khỏi té đau, không ăn trên ngồi trốc, thống trị kẻ khác bằng quyền hành, là biết rõ sở trường sở đoản của mình, không đánh giá quá mức về bản thân, làm mọi việc trong phạm vi mình được giao phó, không bon chen luồn lách bên này bên kia để được hơn người; là nhìn nhận đúng sự thật về mình, không ảo tưởng, không phô trương, không ra vẻ trịnh thượng…

         Bài đọc I, (Hc 3, 17-18.20.28-29), hiền nhân Ben Xi-ra khuyên chúng ta hãy sống khiêm hạ trong cách làm việc cũng như trong đối nhân xử thế, vì ai khiêm hạ sẽ được Thiên Chúa và mọi người yêu mến. Thiên Chúa được tôn vinh nơi kẻ khiêm nhường, còn kẻ kiêu ngạo thì xấu xa sẽ gặp tai họa và vô phương cứu chữa vì Thiên Chúa không ở cùng họ. Kẻ khiêm hạ là người khôn ngoan, biết âm thầm học hỏi và lắng nghe hơn kẻ kiêu ngạo thích khua môi múa mép, ba hoa chích chòe.

Bài đọc II (Dt 12, 18-19, 22-24) Tác giả thư gởi các tín hữu Do Thái nêu lên sự tương phản giữa Giao Ước Cũ ở núi Sinai nơi Thiên Chúa tỏ mình ra qua các dấu hiệu khả giác mạnh mẽ và rùng rợn của lửa cháy, mây mù, bóng tối và giông tố có tiếng kèn vang dậy, tiếng nói thét gầm, và Giao Ước Mới ở núi Sion, nơi Thiên Chúa hành động cách âm thầm trong nội tâm và tinh thần hầu biến đổi con người nên những thọ tạo mới nhờ qua trung gian giao ước mới là Đức Giêsu. Nhờ đi qua con đường khiêm hạ mà Đức Giêsu đã dạy và đã sống, các tín hữu sẽ được dự tiệc vui của con cái Thiên Chúa là những kẻ đã được ghi tên trên trời là thành đô Giê-ru-sa-lem thiên quốc. Hay nói cách khác, khiêm hạ chính là con đường giúp ta thành nhân và nên thánh, một nhân đức nền tảng và là mẹ của các nhân đức.

  1. Sống khiêm hạ theo gương và giáo huấn của Đức Giêsu qua tin mừng (Lc 14,1.7-14)

         Nhân một bữa tiệc tại nhà một thủ lãnh nhóm Pharisêu, khi quan sát khách đến dự tiệc cứ chọn cỗ nhất mà ngồi, thì Đức Giêsu đã đưa ra hai huấn dụ về sự khiêm hạ cho hai đối tượng của buổi tiệc là khách được mời và chủ tiệc.

         Đối với khách mời, Đức Giêsu đề nghị họ đừng chọn cỗ nhất mà ngồi, để khỏi bị mất mặt nếu có nhân vật quan trọng hơn đến sau được chủ tiệc đưa lên trên và mời họ xuống dưới. Chỗ ngồi tượng trưng cho địa vị của một người trong xã hội. Địa vị càng cao thì càng có nhiều ảnh hưởng và càng có danh-lợi-thú. Vì vậy ai ai cũng muốn có địa vị hoặc lân la lại gần, qua lại kết thân với người có địa vị để có dịp nhờ vả hoặc được giúp đỡ chuyện chi. Đây cũng chính là một trong những lý do gây ra sự phân biệt tầng lớp, giai cấp gây bất bình đẳng trong xã hội. Người nghèo càng nghèo đi, còn người giàu càng giàu thêm. Danh-lợi-thú là bộ ba tấm bùa mê mà ma quỷ tung vào thế gian để làm con người ra hư hỏng, chẳng có ai mà không bị nó lôi cuốn, ngay cả tầng lớp tu hành, chức sắc tôn giáo…tự chọn chỗ để ngồi là tự mình nhoi lên, tự tìm kiếm, luồn lách, mua chuộc cái địa vị mà nó có thể không phù hợp với khả năng và danh giá của mình. Như vậy có nghĩa là kiêu ngạo, tự tôn, tự cao. Nên Đức Giêsu khuyên ta không nên tự tìm kiếm chỗ ngồi cho mình mà hãy tự khiêm tự hạ để người khác làm việc đó theo đánh giá khách quan của họ, hoặc sẽ là chỗ ngồi lý tưởng nhất, giá trị nhất và phù hợp nhất cho mình khi chính Thiên Chúa chọn chỗ đó cho mình. “Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.” (Lc 14,11)

         Đối với chủ tiệc, Đức Giêsu khuyên ông một điều mà có lẽ đi ngược lại với não trạng của con người mọi thời: “Khi nào ông đãi khách ăn trưa hay ăn tối thì đừng mời bạn bè, anh em, hay bà con, hoặc láng giềng giàu có, kẻo họ cũng mời lại ông, và như thế ông được đáp lễ rồi. Trái lại, khi ông đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. Họ không có gì đáp lễ, và như thế, ông mới thật có phúc: vì ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại.” (Lc 14, 12-14). Lời khuyên của Đức Giêsu thì đẹp và lý tưởng biết bao, nhưng nó lại ngược đời so với não trạng của con người bình thường. Bởi trong tương giao xã hội, người ta thường theo qui luật có qua có lại, và dựa trên chữ lợi để thiết lập quan hệ. Chính vì thế, những người nghèo khó thường bị quên lãng và bỏ rơi trong nỗi bất hạnh của họ. Đức Giêsu, con người cách mạng, đến để đem lại giá trị và nhân phẩm cho những người nghèo khổ túng bấn. Ngài đã đến và đảo ngược tình thế, lật đổ bậc thang giá trị và những chân lý giả trá của thế gian. Ngài đã bị thế gian thủ tiêu, nhưng nay Ngài vẫn sống và vẫn hoạt động âm thầm khắp thế giới để bảo vệ và nâng đỡ những kẻ nghèo khó, bé mọn của Ngài.

         Đức Giêsu không chỉ khiêm hạ trong những giáo huấn của mình mà cả cuộc đời Ngài là một sự khiêm hạ triệt để, từ ngai tòa Thiên Chúa cao sang, Ngài vâng lời Chúa Cha nhập thể trong thân phận phàm nhân thấp hèn, dưới mái nhà nghèo của gia đình Giuse và Maria, sống ẩn dật ba mươi năm ở Nazareth, sau đó đi phiêu bạt giảng dạy ba năm, sống hài hòa với đám dân quê mùa, thâu nạp được vài môn đệ cũng nhếch nhác và nghèo hèn nhưng cũng không kém tham vọng khi tranh luận với nhau ai sẽ là người lớn nhất trong nước của cha Ngài. Trong bữa tiệc ly, Đức Giêsu trong cương vị một người thầy nhưng đã cúi xuống rửa chân cho các môn đệ để dạy các ông bài học khiêm hạ. Rồi sau cùng Ngài phải chết tủi hổ trên thập giá vì tội lỗi của chúng ta. Thánh Phaolô tông đồ đã mô tả con đường tự hạ của Đức Giêsu trong thư của mình như sau: Đức Giê-su Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự. Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu.” ( Pl 2,6-9)

       Bạn có tin vào Đức Giêsu? Hãy bước vào con đường khiêm hạ để được sống đích thực.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lễ các thánh tử đạo Việt Nam: Tình yêu tự hủy – con đường của người môn đệ

  Các thánh tử đạo Việt Nam 25/11 TÌNH YÊU TỰ HỦY – CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ (Lc 9,23-26) M. David, VP Khác với Tin Mừng theo...

Chúa Nhật XXXIV TN, Lễ Chúa Giêsu Kitô – Vua Vũ Trụ

  Vương Quyền của Đức Kitô (Ga 18,33b-37) M. Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Vào Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo hội cử...

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón ngày tận thế

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón Ngày Tận Thế Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa nhật áp chót năm...

Chúa Nhật XXXIII TN, B, Mc 13,24-32: Không biết ngày giờ tận thế vẫn tốt hơn?

    KHÔNG BIẾT NGÀY GIỜ TẬN THẾ VẪN TỐT HƠN? (Mc 13,24-32) M. Eugenio Nguyên, Phước Lý Có một bí mật, mà bất cứ thời đại nào, cho...

Chúa Nhật 32 TN, B, Mc 12,38-44: Tấm lòng sẻ chia của bà góa nghèo

      Tấm lòng chia sẻ của bà góa nghèo M. Phaolô Thụy, Châu Thủy Ý nghĩa và giá trị của việc dâng cúng như thế nào? Bài...

Chúa Nhật XXXI Thường Niên B (Đnl 6,2-6; Dt 7,23-28; Mc 12,28b-34) Điều Răn trọng nhất

Chúa Nhật XXXI Thường Niên B (Đnl 6,2-6; Dt 7,23-28; Mc 12,28b-34) Điều Răn Trọng Nhất Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Luật tôn giáo Do Thái...

Chúa Nhật XXXI TN, B, Mc 12,28b-34: Điều Răn quan trọng nhất

      ĐIỀU RĂN QUAN TRỌNG NHẤT (Mc 12,28b-34) M. Michael Hội, Phước Lý Là người tín hữu Công giáo, ai trong chúng ta cũng biết tới Mười Điều...

Ngày 01/11: Các Thánh Nam Nữ (Mt 5,1-12) Các Thánh nên thánh giữa đời thường

    Ngày 01/11: Các Thánh Nam Nữ CÁC THÁNH NÊN THÁNH GIỮA ĐỜI THƯỜNG Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, Hội thánh long trọng kính...

Ngày 01/11: Các Thánh Nam Nữ (Mt 5,1-12) Các Thánh là người được ánh sáng Chúa chiếu qua

Ngày 01/11: Các Thánh Nam Nữ (Mt 5,1-12) CÁC THÁNH LÀ NGƯỜI ĐƯỢC ÁNH SÁNG CHÚA CHIẾU QUA Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Các thánh...

01/11 Các Thánh Nam Nữ, Mt 5,1-12a: Tấm gương Các Thánh

  TẤM GƯƠNG CÁC THÁNH (Kh 7,2-4.9-14, Mt 5,1-12a)  M. Bosco, PS      Chuyện kể rằng: Ngày kia một em bé được đi viếng một nhà thờ...

Chúa Nhật XXX TN, B, Mc 10,46-52: Đức tin làm nên phép lạ

    ĐỨC TIN LÀM NÊN PHÉP LẠ (Mc 10,46-52) M. Mai Liên, CĐ Phước Thiên       Khi ước mong một điều gì đó người ta luôn...

Chúa Nhật XXX Thường Niên B (Gr 31,7-9; Dt 5,1-6; Mc 10,46-52) Xin cho con nhìn thấy

Chúa Nhật XXX Thường Niên B  (Gr 31,7-9; Dt 5,1-6; Mc 10,46-52) Xin Cho Con Nhìn Thấy Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Thánh sử Máccô kể...