Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

KHIÊM TỐN TRONG LỜI CẦU NGUYỆN (Bài suy niệm Thứ 7 tuần III MC) – Mai Thi

 

KHIÊM TỐN TRONG LỜI CẦU NGUYỆN

(Bài suy niệm Thứ 7 tuần III MC)

 

Người có tính kiêu căng vốn chẳng được người khác ưa chuộng, tôn trọng hay tín nhiệm. Sự thành công của họ nếu có thì cuối cùng cũng bị coi là kẻ bị mất mát nhiều hơn họ tưởng, nếu không muốn nói là kiểu sống như thế đáng lên án hay ít là không nên bắt chước.

Nếu trong bất cứ lãnh vực nào thuộc đời sống con người cũng cần sự khiêm tốn thì điều đó càng cần thiết hơn trong khi chúng ta cầu nguyện, bởi khi cầu nguyện con người là kẻ hoàn toàn thụ động chứ không phải ngược lại. Hai thái độ cầu nguyện rất khác nhau giữa người Pharisêu và người thu thuế trong dụ ngôn mà trình thuật Tin mừng hôm nay  kể lại (Lc 18, 9-14) như hai bức tranh tương phản và cái kết cũng hoàn toàn trái ngược. Điều này khiến chúng ta cần suy nghĩ thêm, kiểm thảo lại cách chúng ta đã và đang cầu nguyện như thế nào: kiểu của người Pharisêu hay người thu thuế. Quả thế, chỉ những ai biết rõ thân phận bất xứng của mình, biết Thiên Chúa đang chiếm vị trí nào trong cuộc đời mình và biết khiêm tốn van nài lòng thương xót của Ngài thì lời cầu nguyện mới được coi là đúng cách, được Chúa chấp nhận và được chúc lành.

Trước hết, khiêm tốn trong lời cầu nguyện được hiểu là thái độ của kẻ khởi đi từ việc thành thật kể với Chúa tội lỗi của mình, chứ không phải kể tội người khác. Lời cầu nguyện của người thuộc nhóm Pharisêu trong dụ ngôn hôm nay đã làm ngược lại điều Chúa Giêsu dạy: ông thiếu khiêm tốn khi đến với Chúa. Ông cầu nguyện rằng: “Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì con không như bao kẻ khác: tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu thuế kia. Con ăn chay mỗi tuần hai lần, con dâng cho Chúa một phần mười thu nhập của con” (Lc 18, 11-12). Trái lại, người làm nghề thu thuế đã thưa với Chúa một lời nguyện rất ngắn nhưng đầy lòng khiêm tốn chân thành: “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi” (Lc 18, 13).

Khi cầu nguyện cùng Thiên Chúa, người thu thuế tỏ thái độ kính sợ Chúa và khiêm nhường thống hối ăn năn. Ông cầu nguyện theo hình thức cầu xin, bằng cách tóm tắt tất cả các nhu cầu của mình vào một nhu cầu cần được thương xót. Với những yếu đuối tội lỗi của mình ông ý thức rằng chỉ có tình thương của Thiên Chúa mới giải thoát ông khỏi những gánh nặng do tội lỗi gây nên. Cái phao cuối cùng đối với cuộc đời ông là Thiên Chúa: nếu Thiên Chúa không xót thương thì chẳng còn gì để nói nữa. Khi người thu thuế cầu xin lòng thương xót của Thiên Chúa là ông đã đi vào đúng trọng tâm của lời cầu nguyện. Không có lời cầu nguyện nào ngắn gọn, đầy đủ và khiêm tốn bằng những lời “xin Chúa thương xót”.

Khác với người thu thuế, ông Pharisêu cầu nguyện theo hình thức ca tụng. Với cách thức này chúng ta thấy ông thật thanh thoát: không qui ngã vì xin xỏ các nhu cầu cho mình hay người thân….. Ông không chờ Thiên Chúa ban cho hay làm gì cho ông cả; nhưng thay vì ca tụng Chúa ông lại quay sang ca tụng những thành tích của mình. Người Pharisêu tự mãn nguyện vì đã làm được những điều đáng nể và bằng lòng với cách sống như vậy, không như người thu thuế. Mặc dù ai cũng thấy rằng sự thật là ông đã sống như thế nhưng điều đáng trách là ông đến với Thiên Chúa để kể công chứ không phải cầu nguyện. Do đã quen phô trương sự công chính thánh thiện trước mặt người khác khi khua chuông đánh trống lúc bố thí và cầu nguyện, nên trước mặt Thiên Chúa ông cũng bộc lộ rõ thái độ phô trương công trạng bản thân như vậy.

Vào thời Đức Giêsu, giới chức Pharisêu rất được dân chúng kính trọng, vì họ là tầng lớp trí thức, am tường luật lệ và cũng là những người giữ luật nghiêm ngặt, nên họ được coi là đạo đức. Còn người làm nghề thu thuế bị người đời đàm tiếu, một người mang tiếng là tội lỗi. Rõ ràng sự công chính của người Pharisêu thì ai dám so bì, còn người thu thuế thì thế nào ai cũng biết, vậy mà cái kết lại hoàn toàn ngược lại. Cách đánh giá của Thiên Chúa không như cách đánh giá của con người. Điều làm nên sự khác biệt chính là thái độ của việc cầu nguyện. Người thu thuế đã nhìn thấy tội lỗi trước nhan Chúa nên ông được tha thứ, còn người Pharisêu đã phạm tội kiêu ngạo ngay trong chính lúc cầu nguyện. Những lời cầu nguyện của người Pharisêu không phải là người cầu nguyện đúng nghĩa mà chỉ là lời khoe khoang công trạng của mình và miệt thị người khác. Ông đã tự công chính hóa bản thân mình, tự tôn vinh chính mình.

 Tự coi mình là người công chính thì không bao giờ thành người công chính được. Và ngay cả được công nhận là người công chính trước mặt người đời cũng chưa đủ; trái lại phải công chính trước mặt Thiên Chúa. Để có thể công chính trước mặt Thiên Chúa thì cần cầu xin với lòng khiêm tốn. Thực ra chính Thiên Chúa công chính hóa con người, chứ con người không thể là công chính. Trong mọi nhịp điệu của cuộc sống con người Thiên Chúa cần chúng ta một tấm lòng khiêm cung. Lời cầu nguyện của người khiêm tốn cho thấy sự bất lực của mình; trái lại hết lòng tin tưởng tình thương yêu khoan dung của Thiên Chúa sẽ được Ngài thứ tha. Chỉ dựa vào Thiên Chúa, con người mới được sống và sống sung mãn.

 

Dụ ngôn hai người lên đền thờ cầu nguyện như là kiểu mẫu diễn tả đời sống của chúng ta: chúng ta là ai trong hai mẫu người này, cả trong mọi sinh họat thuộc đời sống thiêng liêng cũng như các sinh họat khác trong đời sống của mình. Khi suy niệm dụ ngôn này là dịp để soi lại mình hầu có thể thấy mình đã và đang cầu nguyện với thái độ nào; đồng thời cũng thẩm định lòng khiêm tốn của chúng ta đang ở mức độ nào trước ân huệ và tình thương vô biên của Thiên Chúa.

 

Mai Thi

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 26-7, thánh Gioakim và thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17: Mối phúc được thấy được nghe

Ngày 26-7, Thánh Gioakim và Thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17 Mối phúc được thấy được nghe Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm...

Ngày 25-7, thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28: Chọn chỗ nhất trong nước Chúa

Ngày 25-7, Thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28 Chọn chỗ nhất trong nước Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Đoạn Tin mừng hôm nay có liên hệ...

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18: Tôi đi tìm Đấng tôi yêu

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18 Tôi đi tìm Đấng tôi yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ngày 3/6/2022 Đức thánh cha Phanxicô đã...

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30: Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30 Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay gợi lên...

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn): Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn) Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta   Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu ví...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bài trích sách ngôn...

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15: Được cho không phải cho không

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15 Được cho không phải cho không Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu sai...

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, tường thuật việc...

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38: Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt”

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38 Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay thuật lại...

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26: Chạm vào Chúa

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26 Chạm vào Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay thuật lại hai phép lạ của lòng...

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17: Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17 Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Người ta ăn chay với nhiều mục...