Thứ Sáu, 29 Tháng Ba, 2024

KỲ VỌNG VÀ THỰC TẾ – Suy niệm Thứ Hai, Tuần XII TN – Vp. Duyên Thập Tự

TN-086-TUẦN XIII-thứ Hai

KỲ VỌNG VÀ THỰC TẾ

(St 18,16-33 /  Mt 8,18-22)

VP Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

Trong đời sống con người, có một sự căng thẳng giữa kỳ vọng và thực tế. Kỳ vọng là những điều mình mong ước một cách thiết tha. Còn thực tế là điều xảy ra như nó đã xảy ra. Như vậy, ở đây có sự liên kết giữa điều bên trong tâm hồn con người mang tính chủ quan và điều xảy ra bên ngoài một cách khách quan. Ai trong chúng ta cũng có kinh nghiệm về niềm hân hoan khi có sự tương ứng giữa hai điều bên trong và bên ngoài đó, giữa kỳ vọng và thực tế. Nhưng nỗi thất vọng xảy ra khi thực tế không đáp ứng những kỳ vọng của mình. Nếu có những kỳ vọng chính đáng và cũng có những kỳ vọng không chính đáng. Nếu có việc đặt đúng chỗ kỳ vọng của mình, thì cũng chuyện đặt sai chỗ ước muốn của bản thân. Nhưng dù thế nào đi nữa, thực tế vẫn là thực tế, khó không thay đổi được.

Nhưng để đạt đến chỗ trưởng thành, cần phải đối diện với thực tế, chấp nhận thực tế và tiêu hoá thực tế. Người thiếu trưởng thành là người trốn chạy thực tế, nhất là những thực tế phũ phàng, hoàn toàn trái ngược với kỳ vọng của bản thân. Đối diện với thực tế để biết tìm ra phương án, không những để thích nghi với thực tế, mà một cách tích cực hơn, là biến thực tế như một bàn đạp để tiến bước, rèn luyện bản thân và để xây dựng cộng đồng.

Hai bài đọc Kinh Thánh hôm nay như đặt tôi trước những thực tế, để qua chính những thực tế đó, tôi hiểu hơn về những gì liên quan và tìm cách để sống điều mà thực tế gợi mở. Vậy, tôi xin chia sẻ với anh chị em về “KỲ VỌNG VÀ THỰC TẾ”

 1. ĐAU BUỒN TRƯỚC THỰC TẾ TỘI LỖI

Chúng ta tiếp tục cuộc hành trình của Tổ Phụ Áp-ra-ham. Hôm thứ bảy tuần trước, chúng ta đã chứng kiến ông Áp-ra-ham tiếp đón ba người khách đến viếng thăm ông và họ đã loan báo trước cho ông về người con mà ông sắp có từ lòng dạ bà Xa-ra. Ba người khách đó là hình ảnh của chính Thiên Chúa.

Sau khi dùng bữa, ba người khách đứng dậy kiếu từ, và họ nhìn xuống phía Xơ-đôm. Thiên Chúa phán: “Ta có nên giấu Áp-ra-ham điều Ta săp làm không?” Câu nói tự nhủ lòng của Thiên Chúa diễn tả một thực tế không ở trong kỳ vọng của ông Áp-ra-ham. Xơ-đôm là chốn sinh sống của gia đình ông Lót, cháu của ông. Ông luôn mong ước mọi điều tốt đẹp cho gia đình người cháu. Nhưng, thực tế khác xa điều ông suy nghĩ và kỳ vọng. Vì thế, Thiên Chúa cũng phải tự hỏi xem có nên cho ông Áp-ra-ham biết thực tế và hậu quả của thực tế đó không? Thiên Chúa như có một chút đắn đo khi cho ông Áp-ra-ham phải đối diện với thực tế. Rồi Thiên Chúa cũng cho ông biết. Vậy, thực tế nào?

Thiên Chúa phán với ông: “Tiếng kêu trách Xơ-đôm và Gô-mô-ra thật quá lớn! Tội lỗi của chúng quá nặng nề! Ta phải xuống xem thật sự chúng có làm như tiếng kêu trách đã thấu đến Ta không. Có hay không, Ta sẽ biết”. Tác gỉa sách Sáng Thế diễn tả Thiên Chúa như là một con người, nghe điều thổi đến tai, nhưng cần đến thị sát để biết rõ thực tế. Nhưng điều vang đến Thiên Chúa, đó là một thực tế về tỗi lỗi quá lớn. Rồi hai người đi về phía Xơ-đôm, còn Thiên Chúa đứng lại với ông. Và đây là cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và ông về thực tế tội lỗi trên kia.

Ông Áp-ra-ham mừng tượng về việc Thiên Chúa sẽ tiêu diệt nơi tội lỗi kia. Vì vậy, vấn đề ông đặt ra là chẳng lẽ Thiên Chúa tiêu diệt một trật người lành với người tội lỗi sao. Và ông bắt đầu trao đổi với Thiên Chúa về con số những người lành có thể cứu những người tội lỗi khỏi bị tiêu diệt. Khi ông đưa ra con số “năm mươi người lành”, ông có một kỳ vọng lớn, và hy vọng đủ túc số. Nhưng câu trả lời của Thiên Chúa: “Nếu ta tìm được trong thành Xơ-đôm năm mươi người lành, thì vì họ, Ta sẽ dung thứ cho tất cả thành đó”. Với kỳ vọng con số năm mươi, ông phải đối diện với thực tế là không có đủ. Rồi ông hạ con số dần xuống, nhưng ông vẫn nuôi kỳ vọng, đến con số cuối cùng ông đưa ra là “mười”, nhưng rồi cũng không có đủ mười người lành. Ông đứng trước một thực tế đau lòng, đó là tội lỗi quá tràn lan trên mọi người. Tội lỗi quá lớn!

Chúng ta không đi vào câu chuyện như “mặc cả” con số giữa Thiên Chúa và ông Áp-ra-ham – vì đó cũng không phải là trọng tâm của câu chuyện – nhưng để khám phá ra nỗi đau của chính Thiên Chúa cũng như của ông Áp-ra-ham. Ông Áp-ra-ham kỳ vọng, và Thiên Chúa cũng kỳ vọng, vì Thiên Chúa chấp nhận đề xuất từ phía ông Áp-ra-ham. Cả Thiên Chúa và ông Áp-ra-ham đối diện với thực tế tội lỗi; và chính thực tế này làm đau lòng, làm tan nát cõi lòng. Dân thành Xô-đôm và Gô-mô-ra phạm tội và họ chọn đi vào chỗ diệt vong.

Câu chuyện này có gợi nên trong chúng ta nỗi đau tâm hồn khi nghe được, khi nhìn thấy, khi đối diện với thực tế tội lỗi lớn lao trên thế giới và xã hội chúng ta?  Những điều gian ác thống trị, những điều xấu lên ngôi, phá thai, an tử, bất công, ma tuý, mại dâm, gian dối… không những trên bình diện cá nhân mà là trên bình diện cộng đồng, được xã hội đề cao và trở thành luật lệ! Tội lỗi mang tính cộng đồng và được luật pháp bảo vệ! Chúng ta phải dám đối diện với thực tế tội lỗi gây đắng cay, nhức nhối và đau lòng. Ngay cả những tội lỗi hiện diện trong Giáo Hội, trong cộng đoàn chúng ta.  Đừng rơi vào một thứ “lạc quan ấu trĩ” hay một loại “kỳ vọng sai lầm” hay thứ “ảo tưởng mị dân”. Đối diện với thực tế tội lỗi xã hội, không phải để “kết án con người” hay “chửi đổng tha nhân” nhưng để canh tân chính bản thân – vì ta cũng đang ở trong đó – và, với tư cách người môn đệ Chúa, chúng ta thiết tha cầu xin ơn tha thứ và ơn hoán cải, như ông Áp-ra-ham ngày xưa. Nếu chúng ta cảm thấy đau lòng trước thực tế tội lỗi, thì hơn muôn ngàn lần, Thiên Chúa còn đau đớn gấp bội trước tội lỗi của nhân loại và chúng ta. Nhưng, “Thiên Chúa đã sai Con của Người đến trong thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ” (Ga 3,17). Đối diện với tội lỗi lớn lao, chúng ta cần được đối diện với một thực tế lớn lao gấp bội, đó là Lòng Thương Xót của Thiên Chúa. “Ở đâu tội lỗi đã lan tràn, ở đó ân sủng càng chứa chan gấp bội” (Rm 5,20). Vì nơi đó có Chúa Giê-su Ki-tô và có ơn cứu độ của Người.

 2. KỲ VỌNG LỚN NHẤT CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ

Bây giờ chúng ta đến gặp Chúa Giê-su trong trích đoạn Tin Mừng theo thánh Mát-thêu chương 8 từ câu 18 đến 22. Thật là một sự trùng hợp, khi chúng ta đến với Chúa, thì cũng có hai người đến gặp Chúa để xin làm môn đệ Chúa. Đó là một kinh sư, người có thế giá trong cộng đồng Do-thái và một người hình như đã “đăng ký” rồi, vì thánh sử viết là “một môn đệ”. Vậy đâu là kỳ vọng của họ khi họ đến với Chúa và đâu là thực tế Chúa đưa ra để họ đối diện mà quyết định chọn lựa hướng đi.

Một kinh sư đến thưa với Chúa rằng: “Thưa Thầy, Thầy đi đâu, tôi cũng xin đi theo”. Đây là điều làm nên kỳ vọng của anh: anh sẽ cùng Chúa như “hình với bóng”, nghĩa là ở đâu có Chúa sẽ cũng có anh, bàn chân Chúa ở đâu, bàn chân anh ở đó. Thật là đẹp câu nói của anh, cũng như ước muốn của anh! Anh rất thiện chí và rất dấn thân. Chắc chắn Chúa nhìn anh với đôi mắt yêu thương. Nhưng tại sao để trả lời anh, Chúa lại nói đến chuyện “con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu”? Cái hang đối với con chồn là “quê hương”, là nơi của gia đình nó. Cái tổ đối với chú chim là nơi ấm êm và nhất là nơi sinh sản. Đó là nơi nghỉ ngơi, an toàn. Còn Chúa lại không có chỗ tựa đầu. Thiết tưởng, không phải Chúa nói đến cảnh nghèo khó của Chúa, mà là sự dấn thân tuyệt đối của Chúa đối với công cuộc của Chúa Cha. Cái thực tế “không có chỗ tựa đầu” diễn tả cái thực tế lớn hơn và chứa chất nó, đó là “không ngơi nghỉ”. Chúa đã từng nói: “Cha tôi làm việc luôn, tôi cũng vậy”. Chúa cũng chẳng có giờ an uống, ngủ nghỉ, vì người ta kéo đến với Chúa mọi lúc. Theo Chúa, làm môn đệ Chúa là chấp nhận cuộc sống, nếp sống, cách sống, của Chúa. Nghĩa là chấp nhận thực tế của cuộc đời Chúa. Theo Chúa không chỉ là đi với Chúa, mà là “sống như Chúa’. Làm môn đệ Chúa, không chỉ chọn một hay vài hành vi hay công việc của Chúa, mà chọn “tất cả Chúa”, “Chúa toàn bộ và toàn vẹn”. Khi Chúa không đi nữa, như khi Chúa chết trên thập giá, thì chân tay mình cũng bị đóng vào đó, không cựa quậy được, lúc đó lại “đồng hình đồng dạng” với Chúa nhất.

Rồi, một môn đệ khác thưa với Chúa: “Thưa Ngài, xin cho phép con về chôn cất cha con đã”. Chắc là anh mới là môn đệ Chúa, mới “đăng ký hộ khẩu” chung với Chúa. Cha anh chết, anh muốn về chu toàn nghĩa cử của chữ hiếu. Rất tốt đẹp! Nhưng Chúa lại trả lời làm cho anh cũng rất bất ngờ, chưng hửng: “Anh hãy theo tôi, cứ để kẻ chết chôn kẻ chết của họ”. Chúa không dừng lại một việc là chôn cất mà nhấn mạnh đến toàn bộ đời sống. Chôn cất người chết chỉ là một việc, làm một lần là xong. Không quan trọng bằng cả cuộc sống. Vậy, cả cuộc sống với mục đích gì? Điều gì làm nên “bản chất” của cuộc sống. Chúng ta không coi nhẹ việc không về chôn cất cha mẹ – vì có người đã dám chọn việc không trở về an táng cha mình, và vì thế đâu có phải là bất hiếu – mà muốn nhấn mạnh đến cái gì đó lớn nhất, toàn diện nhất. Cái gì làm nên ý nghĩa, sự sống của mình, cái đó phải là ưu tiên hàng đầu. Chúa Giê-su phải là ưu tiên hàng đầu của người môn đệ. Như vậy, trước những thực tế, phải chọn theo, thì phải nghĩ tới thực tế nào đó đáp ứng kỳ vọng lớn nhất của mình. Cha mẹ mình không là tất cả kỳ vọng của mình, phải có “Ai Đó” hay điều nào đó mang chiều kích tuyệt đối, thì mới là kỳ vọng lớn nhất của mình, kỳ vọng của sự sống, của cuộc sống. Chúng ta không biết hay người này có theo Chúa không. Hy vọng họ “ngộ” ra và theo Chúa một cách dứt khoát hơn, dấn thân hơn. Hy vọng như thế. Và đó cũng là kỳ vọng của chúng ta có đối với Chúa Giê-su, trong đời sống Ki-tô hữu của chúng ta.

Ước gì hai bài đọc Kinh Thánh mở cho chúng ta trước những thực tế khác nhau, để chúng ta dám đối diện. Nhưng đối diện với niềm tin vào Thiên Chúa và sức mạnh tình yêu của Chúa Ki-tô, để không có gì tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Thiên Chúa trong Chúa Ki-tô Giê-su.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ Năm Tuần Thánh, Ga 13,1-15 : Rửa chân cho nhau

Thứ Năm Tuần Thánh, Ga 13,1-15 Rửa chân cho nhau Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong thánh lễ Tiệc ly, chiều Thứ Năm, Tuần Thánh thường có...

Thứ Tư Tuần Thánh, Mt 26,14-25 : Giuđa Người Môn Đệ Được Chúa Thương Nhất

Thứ Tư Tuần Thánh, Mt 26,14-25 Giuđa Người Môn Đệ Được Chúa Thương Nhất Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Thánh Gioan tông đồ đã thấu cảm...

Thứ Ba Tuần Thánh, Ga 13,21-33.36-38: Ôi tình Chúa tuyệt vời!

Thứ Ba Tuần Thánh, Ga 13,21-33.36-38 Ôi Tình Chúa Tuyệt Vời! Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Bữa tiệc mà Chúa Giêsu cùng ăn uống với các...

Thứ Hai Tuần Thánh, Ga 12,1-11: Phục vụ Chúa như thế nào?

Thứ Hai Tuần Thánh, Ga 12,1-11 Phục vụ Chúa như thế nào? Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin mừng Thứ Hai Tuần Thánh, gợi lên cho chúng...

Thứ Bảy Tuần V, Mùa Chay, Ga 11,45-56: Chết vì yêu

Thứ Bảy Tuần V, Mùa Chay, Ga 11,45-56 Chết Vì Yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chứng kiến phép lạ cả thể, Đức Giêsu cho Lazaro sống...

Thứ Sáu Tuần V, Mùa Chay, Ga 10,32-42: Tin là lựa chọn

Thứ Sáu Tuần V, Mùa Chay, Ga 10,32-42 Tin Là Lựa Chọn Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Phụng vụ Lời Chúa những ngày áp Tuần Thánh càng...

Ngày 21-3, Thánh Biển Đức qua đời, Mt 19,27-29: Buông bỏ để nhận được

Ngày 21-3, Thánh Biển Đức qua đời, Mt 19,27-29 Buông Bỏ Để Nhận Được Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Bài Tin Mừng chỉ vỏn vẹn có ba...

Thứ Năm Tuần V, Mùa Chay, Ga 8,51-59: Sống Lời Chúa đời nở hoa

Thứ Năm Tuần V, Mùa Chay, Ga 8,51-59 Sống Lời Chúa Đời Nở Hoa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Lời Chúa có sức mạnh và quyền năng...

Thứ Tư Tuần V, Mùa Chay, Đn 3,14-20.24-25.28; Ga 8,21-30: Tin thờ Thiên Chúa Thật

Thứ Tư Tuần V, Mùa Chay, Đn 3,14-20.24-25.28; Ga 8,21-30 Tin Thờ Thiên Chúa Thật Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Bài trích sách Đanien thuật lại câu...

Thứ Hai Tuần V, Mùa Chay, Năm B, Ga 8,1-11: Hãy về và đừng phạm tội

Thứ Hai Tuần V, Mùa Chay, Năm A/B, Ga 8,1-11 Hãy Về Và Đừng Phạm Tội Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Mặt trời chiếu sáng cho mọi...

Thứ Sáu Tuần IV, Mùa Chay, Ga 7,1-2.10.25-30: Nhiệt tâm thi hành sứ vụ

Thứ Sáu Tuần IV, Mùa Chay, Ga 7,1-2.10.25-30 Nhiệt Tâm Thi Hành Sứ Vụ Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay, cho ta biết Chúa...

Thứ Năm Tuần IV, Mùa Chay, Ga 5,31-47: Làm nhân chứng

Thứ Năm Tuần IV, Mùa Chay, Ga 5,31-47 Làm Nhân Chứng Lasan Ngô Văng Vỹ, O.Cist Đoạn Tin Mừng ngày hôm qua, Chúa Giêsu khẳng định cho...