Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

Lễ Mình và Máu Chúa Kitô

LỄ MÌNH VÀ MÁU THÁNH CHÚA

(Đnl 8,2-3.14b-16a; Cr 10,16-17; Ga 6,51-58)

Bằnglăng 79, Thiên Phước

 

Trước hết, xin cho phép tôi được hỏi một câu khá đường đột và khó nghe một chút, đó là có ai trong chúng ta đang hiện trong ngôi nguyện đường nhỏ bé này đã có lần ăn thịt hay uống máu người khác chưa? Chắc chắn câu trả lời là: Chưa và sẽ không bao giờ.

Đúng vậy. Thế nhưng các Kitô hữu nói chung và những người Công Giáo chúng ta nói riêng, khi chúng ta sạch tội trọng hay sau khi chúng ta đã đi xưng tội, chúng ta lại được rước Lễ, tức được rước Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu.

Thật vậy, qua đoạn Tin Mừng hôm nay mà chúng ta vừa nghe chính Chúa Giêsu đã khẳng định điều đó khi Người nói: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống”(Ga 6,51).

Ngày xưa, man-na và mạch nước Mê-ri-ba, đã bảo tồn sự sống cho dân Chúa trong cuộc lữ hành kéo dài 40 năm trong sa mạc, chỉ là của ăn nuôi sống phần thể xác, của ăn tạm thời trong cuộc sống dương thế này mà thôi. Nhưng của ăn thiêng liêng, của ăn chân thật, bánh trường sinh được ban xuống từ trời, để tất cả những ai ăn thì khỏi phải chết, nhưng được sống đời đời. Bánh ấy, chính là Thịt và Máu của Đức Giêsu mà chúng ta luôn được diễm phúc đón nhận mỗi khi chúng ta dọn mình sốt sắng lên Rước Lễ.

Tuy nhiên khi tham dự thánh lễ. Chúng ta được ăn Thịt và uống Máu Đức Giêsu, chúng ta không được quyền giữ cho riêng mình, mà phải bẻ ra trao ban cho người khác.

  1. Tấm bánh phải được bẻ ra là thế nào.

Nếu như tấm bánh không được bẻ ra để trao ban, thì tấm bánh ấy vẫn còn nguyên vẹn, cũng như hạt lúa gieo vào lòng đất không thối và mục nát đi thì nó vẫn trơ trọi một mình; nếu nó mục nát và chết đi sẽ trở thành những bông hạt khác.Tấm bánh được bẻ ra, không gì khác hơn chính là cuộc đời của Đức Giêsu. Cuộc đời đó là cuộc đời của yêu thương, chữa lành, của sự tha thứ… Vì lý do đó mà cuộc đời Đức Giêsu được ví như tấm bánh hiến trao muôn người. Hơn ai hết, mỗi người chúng ta là những người có đức tin và đi theo Chúa, chúng ta cũng được mời gọi nên đồng hình đồng dạng với Đức Giêsu. Bởi vậy, tấm bánh của chúng ta cũng cần phải được bẻ ra và trao cho người khác, đó chính là: tình thương, sự thông cảm, sự tha thứ, sự sẻ chia, sự giúp đỡ vv. mà chúng ta chân thành trao ban cho nhau trong cuộc sống hằng ngày. Chúng ta hãy nhìn vào tấm bánh nơi nhà tạm mà nhận ra tấm thân đã chịu treo trên thập giá. Hãy nhìn vào chén này mà nhận ra dòng máu chảy từ cạnh sườn của Đức Giêsu.

  1. Tấm bánh phải được chia sẻ.

Lời Chúa Đức Giêsu dạy rằng: “Cho thì có phúc hơn nhận”(Cv 20,35). Qủa thật, cuộc đời của chúng ta phải cho đi hơn là đón nhận. Bởi vì, chúng ta đã nhận quá nhiều từ Thiên Chúa. Anh em đã được lãnh nhận nhưng không thì cũng phải biết cho đi cách nhưng không”. Thiên Chúa cho chúng ta hiện hữu ở trên đời này, và sự sống thì chúng ta cũng phải dùng cuộc đời mình để trao ban và phục vụ dù biết rằng sẽ có những đớn đau, hiểu lầm, thiệt thòi và bất công, nhưng như thế chúng ta mới nên giống Chúa là bẻ tấm bánh cuộc đời mình ra để tha nhân được hạnh phúc. Qua những hy sinh nho nhỏ thường nhật, những tha thứ thật lòng, những nghĩa cử sẻ chia quảng đại, đều là cách thức bẻ bánh cho đời, để cùng với Chúa Giê-su làm nên một tấm bánh duy nhất và rồi bẻ ra muôn phần nuôi sống trần gian.

Chắc hẳn phần lớn chúng ta biết câu chuyện người mẹ và đứa con trong trận động đất tại Nhật Bản. Vì đứa con người mẹ dám đánh đổi mạng sống của mình để cho đứa con mình được sống, trận động đất khiến cho nhiều người mất mạng, tuy nhiên hình ảnh người mẹ và đứa con còn sót lại sau trận động đất ấy thật khiến cho người ta cảm phục tình mẫu tử. Sau nhiều ngày mắc kẹt trong đám đổ nát của trận động đất mà người ta chưa tìm được để cứu hai mẹ con, khi tìm được thì người ta chỉ còn thấy đứa bé sống và người mẹ đã chết. Nhìn vào tay của người mẹ người ta nhận thấy những ngón tay đã được cắn để lấy máu nuôi đứa con. Thật là cảm động và cao cả thay mối tình mẫu tử của một người mẹ dành cho đứa con mình.

Tuy nhiên, còn hơn cả tình mẫu tử cao cả của một người mẹ trần thế kia, Thiên Chúa của chúng ta chẳng những đã hy sinh cả tính mạng mình, chết vô cùng đau thương và tủi nhục trên thập giá thay cho chúng ta, Người còn ban cho chúng ta Mình và Máu Người làm của ăn nuôi dưỡng sự sống linh hồn chúng ta mỗi ngày cho đến tận thế.

Vậy trong ngày Đại Lễ Kính Mình và Máu Thánh Chúa hôm nay, chúng ta hãy dâng lên Người lòng tôn thờ, cảm tạ biết ơn, và nhất là luôn biết tránh xa mọi tội lỗi, cách riêng các tội trọng, để xứng đáng dọn mình sốt sắng rước Chúa vào lòng, hầu qua đó Chúa luôn đồng hành với ta trong cuộc sống, khi vui cũng như lúc buồn, hầu đem lại hạnh phúc cho chúng ta hiện tại cũng như mai sau. Amen

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

︎ Bonusy Bukmacherskie ︎ Kalkulator Bonusowy ︎ Najlepsze Promocj

︎ Bonusy Bukmacherskie ︎ Kalkulator Bonusowy ︎ Najlepsze PromocjeFreebet...

…Xin Người cho anh em biết con người và ơn gọi của anh em là gì…

Một vài suy nghĩ về con người và ơn...

“21 Casino 121% Perform 300 Eur And Up 21 Otočení Zdarma Bez Vklad

"21 Casino 121% Perform 300 Eur And Up 21...

Ai tín

Cái giá của người môn đệ

24/11 - LỄ KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật XVII Thường Niên, Năm B, Ga 6,1-15 Bánh Nuôi Hồn

Chúa Nhật XVII Thường Niên, Năm B, Ga 6,1-15 Bánh Nuôi Hồn Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Trong năm phụng vụ, chúng ta đã nghe-đọc-gẫm nhiều lần...

Chúa Nhật XVII TN, B, Ga 6,1-15: Từ những điều bé nhỏ

  TỪ NHỮNG ĐIỀU BÉ NHỎ (2V 4,42-44; Ep 4,1-6; Ga 6,1-15) M. Tân Trang, Vĩnh Phước Sự kiện xảy ra gần biển hồ Galile, lúc sắp đến...

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-34: Con chiên –  Mục tử

Chúa Nhật XVI, Thường niên, Năm B, Mc 6,30-3 Con chiên -  Mục tử Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng...

Chúa Nhật XVI TN, B: Tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa

  TÌNH YÊU VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA FM. Paul Nguyễn, PV Chiêm ngưỡng dung mạo lòng thương xót của Đức Giêsu qua trình thuật...

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: Cần lánh riêng ra một nơi

    CẦN LÁNH RIÊNG RA MỘT NƠI (Mc 6,30-34) M. Pacômiô Nguyễn Sơn Vinh, Phước Hiệp Theo quan niệm của Kitô giáo, con người gồm xác và hồn....

Chúa Nhật XVI TN, B, Mc 6,30-34: “Hãy tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”

     “HÃY TÌM NƠI THANH VẮNG MÀ NGHỈ NGƠI” (Mc 6,30-34) Đức Minh, Phước Lý Tin Mừng Chúa nhật XVI hôm nay tường thuật về cuộc hội ngộ...

Chúa Nhật XV TN, B, Mc 6,7-13: Thực hiện lệnh truyền của Chúa

THỰC HIỆN LỆNH TRUYỀN CỦA CHÚA (Mc 6,7-13) Lm. Trần Văn Long, Fatima Đôi khi nhìn những người ăn xin, những người tàn tật trên đường phố,...

Lễ thánh Biển Đức, Mt 19,27-29: Con đường đi tới hạnh phúc

CON ĐƯỜNG ĐI TỚI HẠNH PHÚC (Cn 2,1-9; 1Cr 1,26-31; Mt 19,27-29) M. Gioan Tân, Thiên Phước Có thể nói hạnh phúc là mục đích sống và...

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6: Kitô hữu – Ngôn sứ giữa đời

Chúa Nhật XIV Thường niên, Năm B, Mc 6,1-6 Kitô hữu - Ngôn sứ giữa đời Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Ngôn sứ có bị rẻ rúng...

Chúa Nhật XIV TN, B, Mc 6,1-6: Không nhận ra Chúa

    KHÔNG NHẬN RA CHÚA (Mc 6,1-6) Tùng Linh, Phước Lý Năm 1958, sau khi Đức Giáo Hoàng Piô XII qua đời, các báo chí mô tả ngài...

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43: Hai phép lạ của lòng tin

Chúa Nhật XIII Thường niên, Năm B, Mc 5,21-43 Hai phép lạ của lòng tin Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin không chỉ là loan tin,...

Chúa Nhật XIII TN, B, Mc 5,21-43: Hai cái đụng

  HAI CÁI ĐỤNG (Mc 5,21-43) M. Bosco, PS Đức tin của con người là yếu tố có thể tác động đến Thiên Chúa. Các phép lạ xảy...