Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

LỊCH SỬ VÒNG HOA VÀ NẾN MÙA VỌNG

 

Lịch Sử Vòng Hoa và Nến Mùa Vọng

 

 

Vòng nến mùa vọng (Adventkranz) bắt đầu thành hình cách đây khoảng 150 năm tại Hamburg. Thời đó có rất nhiều trẻ em mồ côi, không có nhà cửa và các em phải đi ăn xin trên các đường phố. Vì nghèo đói, nhiều em đã trở thành trộm cướp hoặc bị giam tù. Thời đó có một mục sư Tin lành sống tại Hamburg. Ông lo lắng cho các em mồ côi này, đặc biệt cho thanh thiếu niên. Ông sửa lại căn nhà của mình để có thể đem nhiều em từ ngoài đường về cho ở, cho chỗ ngủ và cho ăn uống. Ngoài ra các em còn được học một nghề nghiệp. Các em trở thành thợ làm giầy, sơn phết nhà cửa, thợ may hoặc làm vườn. Qua đó các em có thể thoát khỏi kiếp ăn xin và có thể tự lập được. Căn nhà này được gọi là “Rauhe Haus”. Vị mục sư này tên này tên là Johann Heinrich Wichern.

Từ đầu mùa Vọng, các em trong căn nhà này đều tụ họp để cầu nguyện và mục sư Wichern kể cho các em nghe về mùa Vọng và Giáng sinh. Vào mỗi buổi cầu nguyện các em thắp thêm một ngọn nến, nên buổi cầu nguyện được gọi là buổi cầu nguyện bằng nến. Vào ngày lễ Giáng Sinh cả 24 cây nến được thắp sáng. 24 cây nến được cắm trên một khung gỗ hình tròn, treo vào chiếc đèn triều thiên giữa nhà. Sau đó các em thích thú với vòng nến này, nên các em trang hoàng vòng nến bằng những nhánh thông. Vì thế mà vòng hoa mùa vọng được treo lần đầu tiên trong căn nhà “Rauhe Haus” tại Hamburg. Nhiều người thấy vòng nến đẹp nên cũng muốn treo trong nhà mình. Nhưng nhà nào lớn đủ để có thể chứa được vòng nến với 24 cây? Nên từ từ người ta đã rút gọn lại thành 4 cây nến, tượng trưng cho 4 tuần mùa vọng.

 

Trong số 4 cây nến được thắp lên trong 4 Chúa Nhật của Mùa Vọng, có 3 cây màu tím và 1 cây màu hồng. Các cây nến màu tím được thắp vào các Chúa Nhật thứ 1, thứ 2 và thứ 4 tiêu biểu cho sự cầu nguyện, việc đền tội, và những hy sinh cùng các việc bác ái trong Mùa Vọng. Cây nến màu hồng được thắp vào Chúa Nhật thứ 3, tức là Chúa Nhật Vui Mừng (tiếng Latinh là Gaudete có nghĩa là vui mừng) khi vị linh mục mặc áo lễ màu hồng. Được gọi là Chúa Nhật Gaudete vì vào thời điểm này, người tín hữu đã đi được nửa chặng đường của Mùa Vọng và họ đang đến gần ngày Lễ Giáng Sinh. Việc thắp sáng dần 4 cây nến này trong Mùa Vọng tiêu biểu cho sự chờ đợi và niềm hy vọng về việc Chúa Giêsu đã đến với nhân loại lần thứ 1 và nỗi mong mỏi Ngài lại đến một lần nữa để phán xét kẻ sống và kẻ chết. Dĩ nhiên, ánh sáng các ngọn nến còn tiêu biểu cho Chúa Kitô là Ánh Sáng trần gian. Ngày nay, một số nơi còn thêm một cây nến trắng đặt giữa vòng hoa Mùa Vọng, tiêu biểu cho chính Chúa Kitô và được thắp lên vào Đêm Vọng Giáng Sinh.

Các biểu tượng của vòng hoa Mùa Vọng rất đẹp. Vòng hoa được kết bằng những lá cây thường xuân tiêu biểu cho cuộc sống liên tục. Trong số các cây thường xuân, cây nguyệt quế tiêu biểu cho chiến thắng sự bách hại và đau khổ; cây thông (pine) và nhựa ruồi (holly) tượng trưng cho sự bất tử; và cây tuyết tùng (cedar) tiêu biểu cho sức mạnh và sự chữa lành. Người ta cũng còn kết những qủa thông vào vòng hoa Mùa Vọng để tiêu biểu cho sự bất tử của linh hồn và lới hứa sự sống mới và vĩnh cửu trong Chúa Kitô, Ngôi lời Nhập Thể, Đấng đã chiến thắng tội lỗi và sự chết qua mầu nhiệm tử nạn và phục sinh của Người.

Theo nhật ký của mục sư Wichern thì vòng nến đầu tiên có vào mùa Vọng năm 1838. Năm 1840 vòng nến này được treo giữa phòng và năm 1850 được trang trí thêm bằng những nhánh thông xanh. Vòng nến này đã từ từ lan truyền từ Bắc Âu đến nhiều nơi trên thế giới.

(Sưu tầm)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chuyện vui mùa Giáng Sinh

BỨC THƯ MÙA GIÁNG SINH Có một ông làm ở Sở Bưu Điện. Nhiệm vụ của ông là tìm cách giải quyết những bức thơ...

Lên thiên đàng bằng cửa sau

LÊN THIÊN ĐÀNG BẰNG CỬA SAU (Chuyện vui) Truyện kể rằng: Ngày kia, Chúa Cha bỗng nhận ra trên Thiên Đàng sao bát nháo quá: đông...

Lời cầu nguyện

Lời Cầu Nguyện (Chuyện vui) Một con tàu đang lênh đênh trên biển thì gặp bão to và bị đắm. Chỉ có hai trong số những...

Đan viện Châu Sơn Nho Quan: Cảm nhận của một bạn sinh viên trẻ khi đến tĩnh tâm tại Đan viện

CẢM NHẬN CỦA MỘT BẠN SINH VIÊN TRẺ KHI ĐẾN TĨNH TÂM TẠI ĐAN VIỆN Martha Hoàng Mai Tôi là một cô gái với sức sống...

Tản mạn cuối thu

TẢN MẠN CUỐI THU Du Thăng Cái se se lạnh, cái nắng vàng và một chút gió heo may của cuối thu, làm cho tâm hồn...

Người giàu có

  NGƯỜI GIÀU CÓ (Chuyện vui)  Một người có tuổi ra công viên đi dạo, chợt thấy trên ghế đá có một thanh niên đang ngồi ủ...

Hãy mãi là cô gái Việt Nam

    HÃY MÃI LÀ CÔ GÁI VIỆT NAM Mãi nhé là cô gái Việt Nam Dịu dàng đôn hậu nhất trần gian Công dung ngôn hạnh làm tâm...

Tâm tình với anh Bernadino

TÂM TÌNH VỚI ANH BERNADINO Dũng Ân Anh thân mến! Anh đã an nghỉ nơi lòng đất mẹ rồi, nhưng em và mọi người vẫn chưa...

Người Cha Đan Viện nhiệt tâm loan báo Tin Mừng – Tưởng nhớ Cố Viện Phụ Phanxicô Phan Bảo Luyện

NGƯỜI CHA ĐAN VIỆN NHIỆT TÂM LOAN BÁO TIN MỪNG Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tìm hiểu ơn gọi trong Đan Viện Thánh Mẫu Châu Sơn,...

“Em” tìm gì? cảm nghĩ của một linh mục Giáo phận Hà nội khi tham dự thánh lễ khấn dòng tại Đan viện Châu...

“Em” tìm gì? Cảm nghĩ của một Linh mục Giáo phận Hà nội khi tham dự thánh lễ khấn dòng tại Đan viện Thánh Mẫu...

“Ánh trăng” trong đan viện

“ÁNH TRĂNG” TRONG ĐAN VIỆN Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Thuở ấu thơ, cứ vào những đêm đẹp trời trăng thanh gió mát là bọn nhóc...

Tình yêu & Tình người

TÌNH YÊU & TÌNH NGƯỜI Lam Châu, Phước Lý Một ngày mùa hè nóng nực, tình cờ gặp em, một người chưa hề quen biết, không...