Thứ Bảy, 14 Tháng Chín, 2024

MẮC NỢ THIÊN CHÚA VÀ NGƯỜI ĐỒNG LOẠI (Bài Suy niệm Thứ 3 tuần III MC) – Mai Thi

 

MẮC NỢ THIÊN CHÚA VÀ NGƯỜI ĐỒNG LOẠI

(Bài Suy niệm Thứ 3 tuần III MC)

 

Sứ điệp quan trọng nhất Thiên Chúa muốn gởi đến cho mỗi người chúng ta hôm nay được cô đọng qua lời trách mắng của vị vua với tên đầy tớ ác độc trong dụ ngôn trích từ Tin mừng theo thánh Mátthêu chương 18 từ câu 32-33. Vì thế điều chúng ta đặc biệt quan tâm và tự bản thân mỗi người cần thực hiện ngay là chân thành kiểm thảo để có thể trả lời thành thực nhất với vị vua cũng là Thiên Chúa của chúng ta qua câu hỏi: “ta đã tha hết số nợ ấy cho ngươi, vì ngươi đã van xin ta, thì đến lượt ngươi, ngươi không phải thương xót đồng bạn, như chính Ta đã thương xót ngươi sao?”.

Hơn ai hết chúng ta là kẻ mắc nợ Thiên Chúa. Đó là một sự thật hiển nhiên. Kể sao cho hết những món nợ của chúng ta đối với Thiên Chúa. Chúng quá lớn, đến nỗi cả đời chúng ta cũng không thể trả xong.

Trước hết tôi mắc nợ Thiên Chúa về sự hiện hữu của tôi trên đời này, sau đó là tất cả những gì tôi có hay đón nhận được từ Thiên Chúa hay qua những trung gian mà Ngài âm thầm ban tặng cách gián tiếp, giúp tôi tồn tại, duy trì và được lớn lên về mọi phương diện. Nói cách khác, tôi mắc nợ Thiên Chúa vì tình yêu bao la Ngài dành cho tôi. Món nợ của tôi đối với Thiên Chúa to lớn vô cùng vì tôi là thân phận thụ tạo bất xứng, còn Ngài là Đấng Tạo Hóa nhân từ. Hơn nữa, tình thương của Thiên Chúa đi tới mức tột cùng khi rộng lượng và sẵn sàng tha thứ cho những xúc phạm của tôi bất cứ lúc nào và không cần biết đó là lần thứ bao nhiêu. Chúa đã chết cho tôi được sống, Chúa gánh tất cả tội lỗi để tôi được ơn cứu độ: thật không có miệng lưỡi nào diễn tả cho hết, không gì có thể đền đáp cho cân xứng.  

Nhìn lại bản thân, tôi không có gì để đền trả và không bao giờ có khả năng để đền bù; trái lại, thành tích tôi liên tục lập được là những yếu đuối, bất xứng, những xúc phạm đến Thiên Chúa – Đấng một mực yêu thương tôi. Phải chăng Thiên Chúa được trả nợ bằng những thứ đó? Món nợ lớn nhất của tôi đối với Thiên Chúa là tội lỗi của tôi và của anh chị em tôi.

Trong thân phận tội lỗi của mình, mỗi người là con nợ của Thiên Chúa đúng nghĩa nhất. Tôi cũng như bạn, bạn cũng như người khác và cả thế gian này chúng ta đều có điểm chung là mắc nợ Thiên Chúa. Nhưng lòng thương xót của Thiên Chúa thì lớn hơn tội lỗi của tất cả nhân loại chúng ta, lớn hơn mọi nỗ lực của tất cả chúng ta, lớn hơn cả cuộc đời và những gì chúng ta có hay là. Kinh Lạy Cha chúng ta đọc nhiều lần mỗi ngày vừa là lời ca ngợi đẹp nhất, là lời cầu xin chân thành nhất và cũng là sự thật đúng nhất về thân phận người của chúng ta.

Đức Giêsu dạy chúng ta cầu nguyện với Cha rằng: “Xin Cha tha nợ cho chúng con như chúng con cũng tha cho kẻ có nợ chúng con” (Mt 6, 12). Như vậy, ngoài việc xin Thiên Chúa tha “nợ” cho chúng ta thì trong lời cầu nguyện giá trị nhất này chúng ta lại được Chúa Giêsu dạy xin cho biết cách tha nợ cho người khác. Vậy phải chăng ta là con nợ của Thiên Chúa nhưng lại đóng vai ông (bà) chủ, là chúa trên người khác?

Nếu chúng ta đã nhận được lòng thương xót của Thiên Chúa thì chúng ta cũng có nghĩa vụ tha cho anh chị em xúc phạm đến ta. Sứ điệp Chúa muốn chúng ta thực hiện hôm nay là: ta đã tha hết số nợ ấy cho ngươi, vì ngươi đã van xin ta, thì đến lượt ngươi, ngươi cũng phải thương xót đồng bạn, như chính ta đã thương xót ngươi.

Mang thân phận yếu hèn tội lỗi, nếu chúng ta mắc nợ người khác thì người khác cũng mắc nợ chúng ta. Trong cuộc sống, chúng ta là con nợ của nhau: người này nợ người kia. Ai trong chúng ta cũng có kinh nghiệm về sự cần có nhau và đó là chuyện bình thường và như vậy mới là người bình thường. Ý thức được sự dòn mỏng như thế nên sự tương tác trong các mối quan hệ vì thế càng trở nên cần thiết hơn: tình yêu thương tha thứ cho nhau càng phải được thi hành nhiều hơn, thường xuyên hơn và chân thành hơn.

Chúng ta vừa mắc nợ Thiên Chúa nhưng đồng thời cũng mắc nợ anh chị em của ta nữa. “Ta đã tha hết số nợ ấy cho ngươi, vì ngươi đã van xin ta, thì đến lượt ngươi, ngươi không phải thương xót đồng bạn, như chính ta đã thương xót ngươi sao? “. Đây không phải là chuyện thi ân cho người cần được ta khoan hồng nhưng là sự công bằng với người khác, là chuyện đương nhiên của chúng ta đối với người đồng loại vì chính mình đã được Chúa yêu thương tha thứ trước.

Khi chúng ta mắc nợ Thiên Chúa cũng đồng thời là chúng ta mắc nợ tha nhân và ngược lại. Nhận ra ân huệ Thiên Chúa quá lớn trên cuộc đời mình và nhìn thấy người khác là anh chị em của mình chắc chắn chúng ta sẽ tự khám phá ra mình là kẻ mắc nợ Thiên Chúa cũng như người đồng loại quá nhiều. Khi đó chúng ta sẽ có thái độ xứng hợp trong các mối tương quan chiều dọc cũng như chiều ngang. Tâm tình của những người đã “giác ngộ” đó là tri ân, khiêm tốn, cảm thông và tha thứ. Nói cách khác, sự tha thứ và lòng thương xót của Thiên Chúa đối với chúng ta chỉ ở lại với điều kiện là nó được chuyển đi, chứ không giữ lại. Giữ lại đồng nghĩa với bị rút lại. Món quà tôi nhận được từ Cha phải trở thành món quà tôi trao cho anh chị em của tôi. Chính vì thế có một hệ luận được rút ra, cũng là châm ngôn để chúng ta liên tục kiểm điểm cuộc đời mình, đó là: không tha thứ là tiếp tục xúc phạm đến tình thương của Chúa.

Ước gì!!!

Mai Thi

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 22/8, Đức Maria Trinh Nữ Vương: Lc 1,26-38

Ngày 22/8, Đức Maria Trinh Nữ Vương: Lc 1,26-38 Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Trong một thị kiến Đức Mẹ nói với thánh nữ Fautina rằng:...

Thứ 6, Tuần XVIII TN, B, Mt 16,24-28: Điều kiện và kết quả

ĐIỀU KIỆN VÀ KẾT QUẢ (Mt 16,24-28) M. Nguyên Sỹ, Thiên Phước Bài Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu đặt điều kiện với những ai muốn làm...

Ngày 8/8, Thánh Đa Minh, linh mục, Mt 16,13-23: Nói với Chúa – Nói về Chúa

Ngày 8/8, Thánh Đa Minh, linh mục, Mt 16,13-23 Nói Với Chúa - Nói Về Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Các Lời nguyện trong Giờ Kinh...

Thứ Bảy Tuần XVII Thường niên, Mt 14,1-12: Làm chứng cho Chúa giữa đời thường

Thứ Bảy Tuần XVII Thường niên, Mt 14,1-12 Làm Chứng Cho Chúa Giữa Đời Thường Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ông Gioan nói với vua Herode: “Ngài...

Thứ Tư Tuần XVII, Thường niên, Mt 13,44-46: Đi tìm “kho báu”

Thứ Tư Tuần XVII, Thường niên, Mt 13,44-46 Đi tìm “kho báu” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Người ấy bán tất cả những gì mình có mà...

Ngày 26-7, thánh Gioakim và thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17: Mối phúc được thấy được nghe

Ngày 26-7, Thánh Gioakim và Thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17 Mối phúc được thấy được nghe Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm...

Ngày 25-7, thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28: Chọn chỗ nhất trong nước Chúa

Ngày 25-7, Thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28 Chọn chỗ nhất trong nước Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Đoạn Tin mừng hôm nay có liên hệ...

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18: Tôi đi tìm Đấng tôi yêu

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18 Tôi đi tìm Đấng tôi yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ngày 3/6/2022 Đức thánh cha Phanxicô đã...

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30: Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30 Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay gợi lên...

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn): Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn) Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta   Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu ví...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bài trích sách ngôn...