Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

MẦU NHIỆM TRONG MẦU NHIỆM- Lễ Đức Mẹ Mân Côi – Vp Duyên Thập Tự

TN-188-LR-ĐỨC MẸ MÂN CÔI

MẦU NHIỆM TRONG MẦU NHIỆM

(Cv 1,12-14 / Gl 4,4-7 / Lc 1,26-38)

VP Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

Kinh Mân Côi là một thực hành đạo đức bình dân, nhưng rất phổ biến trong Giáo Hội. Kinh Mân Côi đã mang lại rất nhiều lợi ích về nhiều phương diện cho mọi thành phần dân Chúa, giáo dân, giáo sĩ và tu sĩ, qua các thời đại. Rất nhiều tài liệu của Giáo Hội và suy niệm đề cập đến kinh mân côi hoặc Đức Mẹ Mân Côi. 

Hôm nay, nhân ngày lễ Đức Mẹ Mân Côi, tôi xin chia sẻ một suy niệm đơn sơ cá nhân về mầu nhiệm mân côi với ý tưởng là “MẦU NHIỆM TRONG MẦU NHIỆM”.

1. MẦU NHỆM CHÚA GIÊ-SU KI-TÔ

Kinh Mân Côi được ví như bản tóm lược Tin Mừng, vì nơi đó các mầu nhiệm về Chúa Giê-su Ki-tô được nhắc đến để suy niệm và cũng để sống. Chúng ta có bốn mầu nhiệm: năm sự vui, năm sự sáng, năm sự thương và năm sự mừng. 

Những mầu nhiệm này diễn tả hành trình của Chúa Giê-su từ giây phút đầu tiên trong biến cố Truyền Tin cho Đức Mẹ Ma-ri-a đến lúc Chúa trở về với Chúa Cha và sai Chúa Thánh Thần xuống. Hành trình đó vừa được suy niệm như những biến cố lịch sử vừa mang dấu ấn của mầu nhiệm. Đây là MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ. Như vậy, khi lần chuỗi Mân Côi với từng chặng của đời sống của Chúa, chúng ta được dẫn vào chính mầu nhiệm của Tình Yêu Cứu Độ. Như vậy, khi lần chuỗi mân côi, khi “ngắm”, “gẫm”, chúng ta cần có tâm tình nào?

Tôi thiết tưởng, chúng ta cần hai tâm tình chính yếu khi suy niệm các mầu nhiệm của Chúa Giê-su Ki-tô: hai tâm tình được thể hiện qua hai kinh Lạy Cha và kinh Sáng Danh. 

– Suy niệm mầu nhiệm Chúa Giê-su Ki-tô, chúng ta dâng lên Chúa Cha tâm tình “cầu xin” để những mầu nhiệm của Chúa được hiện thực trong đời sống nhân loại. Nội dung những lời cầu xin trong kinh Lạy Cha cũng là xin mầu nhiệm cứu độ được thực hiện. Kinh Lạy Cha được đọc lên là lời cầu xin của toàn thể Giáo Hội xin Chúa Cha hiện thực chính những mong muốn của Chúa Giê-su, vì chính Người dạy cầu nguyện với những lời này.

– Tâm tình thứ hai là chúc tụng, ngợi khen Thiên Chúa Ba Ngôi. Đây là một tâm tình biết ơn trước mầu nhiệm cứu độ, vì chính Ba Ngôi Thiên Chúa đã nhập cuộc trong việc thực hiện. Kinh mân côi là kinh nguyện của lòng biết ơn Thiên Chúa Ba Ngôi vang lên “từ muôn thưở cho đến muôn đời”.

2. MẦU NHIỆM CỦA MẸ MA-RI-A

Kinh mân côi cũng là nơi để chúng ta suy niệm và sống mầu nhiệm của Đức Trinh Nữ Ma-ri-a. Thật vậy, Mẹ Ma-ri-a đã được Thiên Chúa chọn để nhập cuộc vào việc Thiên Chúa thực hiện mầu nhiệm cứu độ. Mẹ Ma-ri-a có một chỗ đứng đặc biệt và vị trí tuyệt vời trong đời sống của Chúa Giê-su Ki-tô. Những chặng đường đời sống của Mẹ được ghi dấu từ chặng thứ nhất của mầu nhiệm năm sự vui qua việc truyền tin, rồi trải dài trong suốt cuộc đời dương thế của Mẹ đến nơi Mẹ được ân thưởng trên trời. Những chặng đường đó, có khi hiển thị với sự hiện diện thể lý, có khi lại ẩn kín lặng thinh; nhưng tất cả đều bao phủ một tình yêu tuyệt đối đối với Chúa Giê-su, Con của Mẹ. Những chặng đường đó như một hành trình từ trái đất này với sự liên kết với Chúa Giê-su đến nơi Mẹ cùng Con của Mẹ trên trời, nơi Thiên Chúa ngự trị. Hành trình cuộc đời Mẹ Ma-ri-a là hành trình của chính mầu nhiệm cứu độ mà Mẹ là người đầu tiên được vinh phúc tham dự vào. Sự hiện diện của Mẹ trong cuộc đời của Chúa Giê-su được tiếp tục trong sự hiện diện của Mẹ trong hành trình của Giáo Hội và của mỗi người. Như vậy, khi lần chuỗi mân côi, chúng ta cần có tâm tình nào đối với Mẹ Ma-ri-a? Tâm tình đó được thể hiện trong chính kinh kính mừng. 

Kinh kính mừng nói lên sự hiện diện hiền mẫu của Mẹ để cầu bầu cho mọi người được ơn cứu độ. Chính vì thế, trong mỗi chặng của mầu nhiệm Chúa Giê-su Ki-tô, mười kinh kính mừng được đọc, như là diễn tả lời ca tụng mà con cái nói về vinh phúc của Mẹ và cầu xin Mẹ phù trợ để đón nhận ơn cứu độ trong mọi lúc và nhất là lúc lâm tử khi cuộc chiến cuối cùng xảy ra.

Như vậy, kinh mân côi là nơi để chúng ta suy niệm mầu nhiệm của Mẹ Ma-ri-a trong mầu nhiệm của Chúa Giê-su. Mầu nhiệm của cuộc đời Mẹ trong mầu nhiệm cứu độ của Thiên Chúa.

Và mầu nhiệm đó liên hệ đến chúng ta với tư cách là những người con của Mẹ.

3. MẦU NHIỆM CỦA CHÚNG TA

Khi lần chuỗi mân côi, khi suy niệm các mầu nhiệm của Chúa Giê-su Ki-tô cũng như huyền nhiệm của cuộc đời Mẹ Ma-ri-a, chính chúng ta sống chiều kích huyền nhiệm của mình. Thật vậy, kinh mân côi không phải là lời kinh được đọc đi đọc lại như một máy thu âm phát ra những gì đã ghi lại. Đây là cách thức để chúng ta sống và khám phá ra ý nghĩa của đời sống của cộng đoàn đang cùng nhau lẫn chuỗi hay của mỗi người khi lần chuỗi riêng. Vậy, đâu là nơi để sống chiều kích mầu nhiệm hay huyền nhiệm của chúng ta? Có hai nơi để khám phá và sống.

– Trước hết, là những lời cầu xin sau mỗi mầu nhiệm được xướng lên. Những lời cầu xin đó mang dáng dấp của khía cạnh luân lý hay đạo đức, thí dụ xin cho được khiêm nhường, lòng yêu người, vâng lời chịu luỵ, hoặc ăn năn tội, ái mộ những sự trên trời… Thiết tưởng, những lời cầu xin đó không duy luân lý hay duy đạo đức, mà mở ra những chiều kích của đời sống Ki-tô hữu. Những chiều kích đó luôn trong mối liên hệ với chính mầu nhiệm cứu độ. Những lời cầu xin đó được thực hiện trong đời sống, sẽ là nơi mở ra để đón nhận ơn cứu độ. Như vậy, lời đáp sau mỗi chẳng mầu nhiệm của Chúa Giê-su hay của Mẹ Ma-ri-a, là những khao khát được cứu độ. Và như thế, đời sống Ki-tô hữu, đời sống của chúng ta, mang những chiều kích huyền nhiệm. Có thể nói, mầu nhiệm của chúng ta được tìm thấy ý nghĩa và lý hữu trong mầu nhiệm của Chúa Giê-su Ki-tô, của Thiên Chúa.

– Tiếp đến, lòng khao khát được cứu độ không chỉ là ước muốn của mỗi cá nhân, mang tính ích kỷ, mà là hướng tới anh chị em mình, những người cần ơn cứu độ của Chúa.“Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con. Xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến lòng Chúa thương xót hơn.” Đây là lời cầu nguyện hướng tới chính mình, tha nhân và cả những anh chị em đã khuất. Lời nguyện xin để cuối chặng đường trần thế này, được ở bên Chúa, “trên thiên đàng”. Còn gì đẹp hơn! Và đó là điểm hẹn của mọi người. Đó là nơi biểu lộ trọn vẹn ý nghĩa của MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ.

Ước gì mỗi khi lần chuỗi, chúng ta lại thêm một bước tiến sâu vào mầu nhiệm của Chúa Giê-su Ki-tô, huyền nhiệm của Mẹ Ma-ri-a, và khám phá những chiều kích huyền nhiệm của chúng ta. Kinh mân côi là nơi, là lúc, sống “MẦU NHIỆM TRONG MẦU NHIỆM”.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 26-7, thánh Gioakim và thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17: Mối phúc được thấy được nghe

Ngày 26-7, Thánh Gioakim và Thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17 Mối phúc được thấy được nghe Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm...

Ngày 25-7, thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28: Chọn chỗ nhất trong nước Chúa

Ngày 25-7, Thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28 Chọn chỗ nhất trong nước Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Đoạn Tin mừng hôm nay có liên hệ...

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18: Tôi đi tìm Đấng tôi yêu

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18 Tôi đi tìm Đấng tôi yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ngày 3/6/2022 Đức thánh cha Phanxicô đã...

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30: Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30 Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay gợi lên...

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn): Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn) Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta   Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu ví...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bài trích sách ngôn...

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15: Được cho không phải cho không

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15 Được cho không phải cho không Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu sai...

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, tường thuật việc...

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38: Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt”

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38 Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay thuật lại...

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26: Chạm vào Chúa

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26 Chạm vào Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay thuật lại hai phép lạ của lòng...

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17: Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17 Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Người ta ăn chay với nhiều mục...