Thứ Sáu, 9 Tháng 5, 2025

MONG ĐỢI GẶP GỠ CHÚA

MONG ĐỢI GẶP GỠ CHÚA

FM. Martinô- CĐFatima

           Mùa Vọng lại bắt đầu trở lại. Nhưng sao Tin Mừng hôm nay lại tiếp tục nói về Ngày Tận Thế? Xin thưa rằng sự trông đợi Chúa đến của chúng ta không giống như sự mong chờ của các Tiên Tri và các Tổ Phụ trước ngày Chúa Giáng Sinh tại Bêlem năm xưa, chúng ta không còn trông đợi Chúa sinh ra bằng xương bằng thịt nữa, vì Người đã sinh ra cách đây hơn 2000 năm rồi. Tuy nhiên Chúa vẫn tiếp tục đến giữa chúng ta vì Ngài là niềm hy vọng cho nhân loại và toàn thế giới. Ngài vẫn tiếp tục đến trong ân sủng và bằng ân sủng để đem sự công chính hoà bình và ơn cứu rỗi. Người đến trong mỗi người chúng ta để hướng dẫn chúng ta đi theo đường ngay nẻo chính, xa lánh sự dữ và khỏi bị sự chết tiêu diệt chúng ta trong chốn khổ hình, vì Ngài chính là Đường là Sự Thật và là Sự Sống.

         Quan trọng nhất là việc Chúa sẽ đến để phán xét riêng vào ngày giờ chúng ta lìa bỏ cõi đời tạm này cũng như việc phán xét chung nhân loại trong ngày Thế mạt. Như vậy sự mong chờ Đấng Cứu Thế không chỉ giới hạn trong một Mùa Vọng Giáng Sinh hay một thời gian nào đó, nhưng là một sự mong đợi liên lỉ và trường kỳ: “Hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, để có thể đứng vững trước mặt con người” (Lc. 21,36). Bao lâu còn sống thì mỗi ngày chúng ta vẫn phải sống trong Mùa Vọng trông đợi Chúa đến. Việc Chúa đến gọi về và phán xét riêng mỗi người lúc nào chúng ta không thể biết được: “Vậy hãy tỉnh thức vì không biết giờ nào Chúa các con sẽ đến” (Mt. 24,42). Vì thế tốt nhất là hãy luôn sẵn sàng: “Vậy các con hãy luôn sẵn sàng vì lúc các con không ngờ thì Con Người sẽ đến” (Mt. 24,44). Mùa Vọng của chúng ta chỉ kết thúc giờ chúng ta xa lìa cõi thế .

         Để sống đúng tinh thần Mùa Vọng thì: mặt tiêu cực chúng ta”hãy giữ mình, kẻo lòng chúng ta ra nặng nề vì chè chén say sưa và lo lắng việc đời” (Lc. 21,34), và “tuân giữ các huấn lệnh chúng tôi đã nhân danh Chúa Giêsu mà loan báo cho anh em” (Thes. 4,2. BĐ2). Còn về mặt tích cực chúng ta phải: “Tỉnh thức và cầu nguyện” (Lc. 21,36). Yêu thương nhau hơn và bền vững trong đường nhân đức, sốt sắng sống đẹp lòng Chúa và kết hợp mật thiết hơn với Ngài” (Thes. 3,12. BĐ2). Đó là chìa khoá của sự thánh thiện, là tinh thần Mùa Vọng chân chính trong mùa mong đợi Chúa đến.

          Được như vậy lúc cuối Mùa Vọng cuộc đời khi Chúa đến, chúng ta mới “không sợ hãi, mới đứng dậy và ngẩng đầu lên” hân hoan đón mừng Chúa trong vui mừng và hy vọng” (Lc. 21,28)

         Ngay đầu Bài Phúc Âm, Chúa cho ta thấy những điềm báo trước: những điềm lạ trên trời,  dưới đất, trăng sao sà xuống, đất động chuyển rung, biển gầm sóng vỗ, kể cả những thiên tai, đại dịch nếu có, không là dấu chỉ của sự chấm dứt mọi sự hay tận cùng của vũ trụ, cũng không phải để làm cho nhân loại khiếp sợ kinh hồn bạt vía hay lo lắng buồn sầu! Nhưng là để loan báo cho mọi người biết một Tin Vui là Đấng Cứu độ sắp đến. Đồng thời, để mời gọi mọi người đứng sẵn ở cửa, tỉnh thức và sẵn sàng đón tiếp Người.

         Rồi tiếp theo những hiện tượng kinh khủng của trời đất, thì này đây bừng lên một cảnh tượng thật là thanh bình, hoành tráng và như một hoàn tất mỹ mãn khi Con người lại xuất hiện với uy quyền và ving quang trong ngày Ngài Quang Lâm.

          Ngày nay không thiếu những người hay giáo phái còn ảo tưởng rằng thế giới sẽ vô cùng vô tận và con người sẽ tìm ra cách để trường sinh bất tử! Người Kitô hữu nhờ Bí Tích Rửa Tội luôn thâm tín rằng Chúa đã, đang và sẽ đến để hoàn tất công trình Ngài sáng tạo, để chấm dứt lịch sử cứu độ nhân loại và toàn thế giới. Đây sẽ là ngày để ta đứng thẳng dậy, tiến bước, mắt ngước lên, đầu ngẩng cao, chào mừng một thế giới mới và những người công chính hiên ngang bước vào cõi hạnh phúc viên mãn vô biên vĩnh cửu.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật III Phục Sinh: Cũng chỉ vì lòng yêu mến

CŨNG CHỈ VÌ LÒNG YÊU MẾN (Đan viện Phước Hải)      “Thiên Chúa là Tình Yêu “(1 Ga 4, 16). Tình yêu cần được biểu...

Chúa Nhật III Phục Sinh: Yêu…

YÊU… M. David (Vĩnh Phước)      Trích đoạn Tin Mừng hôm nay tường thuật lại cuộc hiện ra lần thứ ba của Chúa Giêsu với...

Thánh Lễ cầu cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô: Vị Giáo Hoàng của lòng thương xót

    Thánh lễ cầu cho Đức Thánh Cha Phanxicô VỊ GIÁO HOÀNG CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT (Kn 4,7-15; 1 Ga 3,14-16; Lc 24,13-16.28-35) Châu Sơn 28/4/2025 TGM Ngô Quang...

Chúa Nhật II Phục Sinh: Thực hành lòng thương xót

  Chúa Nhật Lòng Thương Xót C THỰC HÀNH THƯƠNG XÓT (Cv 5,12-16; Kh 1,9-11a.12-13.17-19; Ga 20,19-31) TGM Giuse Ngô Quang Kiệt Khi còn sống nơi dương thế, Chúa...

Chúa Nhật II Phục Sinh: Lòng thương xót

LÒNG THƯƠNG XÓT                                                                                           Teresa Avila Thảo Phước Hải       Trong dòng chảy cuộc đời, có những khoảnh khắc chúng ta cảm nhận...

Lễ vọng Phục Sinh: Lịch sử tình yêu (Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

    Lễ Vọng Phục sinh LỊCH SỬ TÌNH YÊU Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt Phụng vụ Lời Chúa đêm Vọng Phục Sinh trình bày lịch sử cứu...

Chúa Nhật Phục Sinh: Đấng Phục Sinh toàn thắng

    ĐẤNG PHỤC SINH TOÀN THẮNG (Ga 20,1-9)  Fm. Franz Xaver Kiên (Fatima)      Halleluia, Chúa đã phục sinh! Vâng, sau cùng "Tình Yêu" đích thực của...