Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

MONG VÀ CHỜ – TUẦN XXIX-thứ Ba -VP Duyên Thập Tự

TN-200-TUẦN XXIX-thứ Ba

 

MONG VÀ CHỜ
(Rm 5,12.15b.17-19.20b-21 / Lc 12,35-38)

VP Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

Trong đời sống, chúng ta có kinh nghiệm về việc về “MONG và CHỜ”. Khi còn bé rất mong mẹ đi chợ về và chờ quà mẹ mua. Lớn lên một chút, khi đi học, mong học giỏi và chờ kết quả tốt. Rồi cứ theo thời gian, mang trong mình biết bao nhiêu điều mong ước, từ những điều nho nhỏ đến những điều lớn lao và nhất là những gì làm nên một cuộc sống có ý nghĩa và giá trị, và chờ chúng đến. Chúng ta sống và hiểu sâu xa thế nào là mong và chờ. Mong và chờ luôn đi đôi với nhau. Lời Chúa hôm nay gợi cho tôi sự sánh đôi của chờ mong trong điều quan trọng nhất của cuộc đời Ki-tô hữu: đó là mong chờ Chúa Giê-su Ki-tô.

1. KINH NGHIỆM VỀ HAI CON NGƯỜI
Trong bài đọc một, trích thư Rô-ma chương 5, câu 12 câu 15b từ câu 17 đến 19 và từ câu 20b đến 21, thánh Phao-lô trình bày hai con người: đó là ông A-đam và Chúa Giê-su. Hai con người này đại diện cho hai nguyên do từ đó xảy ra hai điều không những đối nghịch và còn là đối cực. Thánh Phao-lô viết: “Thưa anh em, vì một người duy nhất, mà tội lỗi đã xâm nhập trần gian, và tội lỗi gây nên sự chết; như thế, sự chết đã lan tràn tới mọi người, bởi vì mọi người đã phạm tôi… Nếu chỉ vì một người, một người duy nhất sa ngã, sự chết đã thống trị, thì điều Thiên Chúa làm qua một người duy nhất là Đức Ki-tô, lại còn lớn lao hơn biết mấy. Quả vậy, những ai được ban ân sủng dồi dào và cho trở nên công chính, thì sẽ được sống và được thống trị… Như vậy, nếu tội lỗi đã thống trị bằng cách làm cho người ta phải chết, thì ân sủng cũng thống trị bằng cách cho người ta nên công chính để được sống đời đời, nhờ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.”
Hình ảnh về hai con người là hình ảnh của tội lỗi và ân sủng, của sa ngã và công chính. Chúng ta mang hình ảnh của A-đam, vì ông là nguyên tổ loài người và ông đã truyền lại cho nhân loại tội nguyên tổ. Chúng ta giống A-đam vì chúng ta là những tội nhân. Nhưng chúng ta còn mang trong mình hình ảnh của Chúa Giê-su, vì Người là Đấng Cứu Độ trần gian và đã trao ban cho chúng ta ân sủng, ơn công chính hoá. Giữa hai con người đó, Chúa Giê-su Ki-tô vượt trội tuyệt đối ông A-đam. Nếu ông A-đam biểu thị cho tội lỗi và sự chết, thì Chúa Giê-su biểu thị cho ân sủng và sự sống đời đời. Vậy, chúng ta, trong đời sống Ki-tô hữu của mình, chúng ta mong ai: mong ai để chờ đợi điều gì? Đây là một trong những câu hỏi căn bản nhất của cuộc đời chúng ta, nếu muốn nó có ý nghĩa và giá trị. Chúng ta mong ai, chờ điều gì nơi người đó, chắc chắn chúng ta phải có những tư thế thích hợp để gặp và nhận điều mình chờ mong.

2. TRONG TƯ THẾ TỈNH THỨC
Trong bài Tin Mừng theo thánh Lu-ca chương 12 từ câu 35 đến 38, Chúa Giê-su trình bày hình ảnh những người đầy tớ trong tư thế sẵn sàng để chờ đợi chủ về. “Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: Anh em hãy thắt lưng cho gọn, thắp đèn cho sẵn. Hãy làm như những người đợi chủ đi ăn cưới về, để khi chủ vừa về tới và gõ cửa, là mở ngay.” Những thái độ được diễn tả qua các hành vi trên diễn tả thái độ tỉnh thức và sẵn sàng. Những người đầy tớ sẵn sàng sẽ gặp ông chủ vào lúc mà người ta đang ngủ say, đó là đêm khuya. Vì thế, họ luôn trong thái độ sắp sẵn: thắt lưng nơi chính bản thân và thắp đèn sáng cho không gian chờ đợi. Đây là thái độ kính và yêu chủ. Nơi những người đầy tớ này lòng kính trọng là nền tảng của sự sẵn sàng và tỉnh thức. Thêm nữa, đó cũng là lòng yêu mến mong chủ về. Người ta chỉ chờ đợi người mà họ yêu mến. Đây là sự trân quý: trân quý ông chủ và trân trọng chính trách nhiệm – nghĩa là cuộc sống của mình, của người khác, vì khi cùng thắt lưng và cùng thắp sáng đèn, họ giúp nhau sẵn sàng và tỉnh thức. Chiều kích cá vị và cộng đoàn đi đôi với nhau trong chờ đợi.
Hình ảnh những người đầy tớ đợi chủ về là hình ảnh của người rất mong mỏi. Đây là sự mong trong kiên trì, mong dầu có mỏi đi nữa vẫn mong. Phải chăng đó cũng là hình ảnh của chúng ta? Trước khi là cuộc hạnh ngộ cuối cùng – là ngày ra đi khỏi trần gian này – chúng ta được sống mỗi ngày, mỗi thời khắc trong ngày, những dịp Chúa viếng thăm. Chúng ta có mong chờ Chúa Giê-su đến gặp gỡ, viếng thăm? Chúng ta hỏi chính lòng mình xem, thật sự chúng ta mong ai đây? Chúng ta mong con người A-đam hay Con Người Giê-su? Nếu trả lời cho người khác câu hỏi này, chúng ta chắc chắn sẽ nói là Chúa Giê-su. Đó chưa đó là câu trả lời thật lòng, vì chẳng lẽ lại trả lời khác đi. Điều thẩm định câu trả lời của chúng ta chính xác tới đâu, đó chính là thái độ của chúng ta với Chúa Giê-su: có sẵn sàng và tỉnh thức để khi Ngài “gõ cửa là mở ngay”? “Này đây Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa, thì Ta sẽ vào nhà người ấy, sẽ dùng bữa với người ấy và người ấy sẽ dùng bữa với Ta” (Kh 3,20). Mong Chúa và chờ được đồng bàn với Chúa: Đó là hạnh phúc dành cho ai tỉnh thức và sẵn sàng với Chúa.

3. HẠNH PHÚC BIẾT BAO
Trong trích đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su kết luận về trường hợp những người đầy tớ đón chủ về trong đêm khuya, “chủ sẽ thắt lưng; đưa họ vào bàn ăn và đến từng người mà phục vụ”. Điều các người tôi tớ chờ nơi chủ là chủ được về nhà an toàn. Những người đầy tớ này chỉ nghĩ đến ông chủ và sự an toàn của ông. Họ không nghĩ là mình sẽ được tưởng thưởng. Họ ý thức công việc của họ. Họ ý thức trách nhiệm của họ. Nhưng ông chủ lại làm điều quá lòng mong ước của họ. Ông chủ trở thành đầy tớ phục vụ bàn ăn cho họ. Đêm khuya rồi, sau tiệc cưới và đoạn đường đi, đáng lẽ ông cần nghỉ ngơi. Ông không nghĩ tới bản thân, ông nghĩ tới những người tôi tớ trung thành của ông. Ở đây, chúng ta khám phá ra nét tuyệt đẹp của ông chủ và những người đầy tớ của ông: không nghĩ đến bản thân mà là hạnh phúc người kia. Phải chăng, đó cũng là hình ảnh Chúa Giê-su và các Ki-tô hữu. Ki-tô hữu phụng thờ Chúa và Chúa lại phục vụ họ. Mầu nhiệm Nhập Thể, bí tích Thánh Thể, tất cả con người và cuộc sống của Chúa Giê-su là cho con người, phục vụ con người, như chúng ta tuyên xưng trong kinh Tin Kính “vì loài người chúng tôi”.
Hạnh phúc của chúng ta không phải nơi tiền bạc, danh vọng, càng không phải nơi lạc thú trần gian, mà là nơi Chúa Giê-su Ki-tô. Người là Đấng làm cho chúng ta hạnh phúc và là chính hạnh phúc của chúng ta. Thánh Phao-lô đã quả quyết, trong trích thư Rô-ma hôm nay, “ân sủng của Thiên Chúa ban nhờ một người duy nhất là Đức Giê-su Ki-tô còn dồi dào biết mấy cho muôn người”. Một cuộc sống hạnh phúc là một cuộc đời ân sủng. “Ân sủng thì nhờ Đức Giê-su Ki-tô mà có” (Ga 1,17)
Là Ki-tô hữu, chúng ta thật hạnh phúc vì có Chúa Giê-su Ki-tô. Chúng ta hãy khát mong Người, một nỗi khát khao khôn nguôi, để rồi chính Thiên Chúa, trong Chúa Giê-su Ki-tô, “làm gấp ngàn lần điều chúng ta dám cầu xin hay nghĩ tưởng. Xin tôn vinh Người trong Hội Thánh và nơi Đức Ki-tô Giê-su đến muôn thuở muôn đời. Amen” (Ep 3,20).

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 26-7, thánh Gioakim và thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17: Mối phúc được thấy được nghe

Ngày 26-7, Thánh Gioakim và Thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17 Mối phúc được thấy được nghe Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm...

Ngày 25-7, thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28: Chọn chỗ nhất trong nước Chúa

Ngày 25-7, Thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28 Chọn chỗ nhất trong nước Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Đoạn Tin mừng hôm nay có liên hệ...

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18: Tôi đi tìm Đấng tôi yêu

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18 Tôi đi tìm Đấng tôi yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ngày 3/6/2022 Đức thánh cha Phanxicô đã...

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30: Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30 Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay gợi lên...

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn): Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn) Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta   Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu ví...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bài trích sách ngôn...

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15: Được cho không phải cho không

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15 Được cho không phải cho không Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu sai...

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, tường thuật việc...

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38: Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt”

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38 Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay thuật lại...

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26: Chạm vào Chúa

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26 Chạm vào Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay thuật lại hai phép lạ của lòng...

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17: Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17 Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Người ta ăn chay với nhiều mục...