Thứ tư, 6 Tháng mười một, 2024

MÙA CHAY LÀ MÙA HỒNG ÂN

MÙA CHAY LÀ MÙA HỒNG ÂN

M. Roberto. Tp

       Mùa chay lại về với chúng ta, phải chăng chúng ta xem đây là mùa  hồng ân, hay là một mùa ảm đạm nhất trong bốn mùa phụng vụ. Vì một khi nói đến mùa chay, ăn chay, tâm lý con người chúng ta có cái gì đó rất ảm đạm, bởi ăn chay, giữ chay, nói lên sự hãm mình ép xác, trong suốt bốn ngày, có nghĩa là đi trái với qui luật tự nhiên của con người, đó là  không được thoải mái trong việc ăn uống vui chơi. Cụ thể, mùa chay thường rơi vào tháng hai, hay tháng ba, mà hai tháng này, dân tộc Việt Nam chúng ta rơi vào những ngày tết cổ truyền, ngày tháng ăn chơi, cho nên việc ăn chay, giữ chay là một điều không lấy làm thích thú và tích cực cho lắm nơi giới trẻ nói chung, cũng như bao lớp người không yêu thích kiêng khem. Vậy phải chăng chúng ta đặt câu hỏi mùa chay là gì? Trong tiếng La-tinh, mùa chay là QUADRAGESIMA, từ nầy có nghĩa là “40”. Trong mùa chay, chúng ta cùng sống với Đức Kitô 40 ngày trong sa mạc, để trải qua cuộc hành trình 40 năm của dân It-ra-en tiến về Đất hứa. Trong suốt thời gian dài đằng đẳng nầy, đoàn dân ông Mô-sê lãnh đạo thường phải đói khát, đôi khi nản chí và lắm lần quị ngã bất trung. Nhưng đặc biệt, chính trong cuộc “trường hành” nầy, họ đã có được cái kinh nghiệm độc nhất vô nhị về sự dạy bảo và lòng ưu ái thiết tha của Thiên Chúa dành cho họ.

       Cuộc trải nghiệm đó cũng chính là kinh nghiệm thân mật với Chúa mà tất cả cộng đoàn dân mới, những người đã chịu phép rửa, cũng như các dự tòng, muốn sống một lần nữa trong lúc lên đường chuẩn bị mừng đại Lễ Phục sinh, và để tìm được trong đó niềm vui của tâm hồn được thanh luyện, khi thông hiệp với Đức Kitô Đấng đã hoàn tất cuộc Vượt Qua bằng cái chết và sự sống lại của mình.

       Đồng thời, trong mùa chay, dân Chúa bắt đầu một cuộc cố gắng tuy đòi hỏi nhưng đem lại sự giải thoát, đưa họ tới chỗ lắng nghe tiếng gọi của Chúa cũng như tiếng kêu của cộng đồng nhân loại. Khi họ tự cắt giảm những của ăn trần thế, dưới những hình thức khác nhau, họ sẽ học biết cách thưởng thức hơn bánh Lời Chúa và bánh Thánh Thể và cũng như am hiểu hơn những nghĩa vụ của sự sẻ chia bác ái huynh đệ.  Mùa chay là Mùa Hồng Ân mục đích là để giúp ta phương thế  trở về. “Bấy giờ Thiên Chúa phán các ngươi hãy thật lòng trở về với Ta trong chay tịnh, nước mắt và than van. “Hãy xé lòng chứ đừng xé áo” (Ge 2, 12 – 13 ). Giống như người con hoang đàng bỏ nhà cha mình ra đi, hết thảy chúng ta đều là những đứa con hoang cần trở về. Thế nhưng để có thể thực hiện sự trở về này thì trước hết cần phải nhận thức ra được hoàn cảnh khổ đau của mình. Đứa con trai ấy sẽ không thể có quyết tâm nếu y ta không bị bức bách vì “đói”. Nó rất mong lấy vỏ đậu của heo ăn mà thồn cho đầy bụng nhưng chẳng ai cho (Lc 15, 16 ). Cùng với việc nhận ra hoàn cảnh thê thảm của mình người con ấy sực nhớ ra là mình còn có một người cha giàu có vô lượng “Biết bao người làm thuê cho cha ta còn được có bánh ăn dư dật mà ta thì lại phải chết đói” (Lc 15, 10 ).  Nhớ ra được mình còn có một người cha phú hộ và nêu quyết tâm trở về, nhưng đồng thời cũng nhớ ra mình là kẻ xấu xa không  xứng đáng địa vị là con nữa “Ta sẽ đứng dậy trở về cùng cha mà thưa rằng cha ơi tôi đã lỗi phạm với trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin đãi con như đứa làm thuê của cha vậy” (Lc 15, 18 -19). Con người sẽ còn đi hoang  và chẳng bao giờ thoát được khổ nếu không nhớ ra  mình còn có một nơi chốn để về.  Mùa Chay khởi đầu bằng lễ tro có ý nhắc cho ta nhớ đến thân phận mong manh hèn yếu của mình nhưng cũng là để thúc giục mỗi người khi nhận tro trên đầu rằng: “hãy ăn năn sám hối tin vào Tin Mừng”. Tin Mừng mà Chúa đòi hỏi chúng ta phải tin đó là tin rằng nước trời hiện hữu ngay ở nơi ta, chỉ cần quay về là gặp. Do đó, chúng ta phải qua 6 tuần lễ liên tục, vượt qua chặng đường 40 ngày để chuẩn bị lễ Phục Sinh.  Sáu tuần lễ chăm chú lắng nghe Lời Chúa và tăng cường tập luyện sống đức tin chính là trọng tâm ý nghĩa thiêng liêng và định hướng sống đạo của mùa chay thánh.

       Qua bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu muốn nhắn nhủ chúng ta điều gì? Phải chăng đó là khi bố thí thì khua chiêng đánh trống, giống như bọn đạo đức giả thường biểu diễn trong hội đường và ngoài phố xá, cốt để cho người ta khen.  Nhưng khi làm việc thiện thì đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, nhưng hãy kín đáo. Tiếp đến, khi ăn chay nên rữa mặt cho thật sạch, chải đầu cho thật thơm, không để cho ai biết anh em ăn chay. Có thể nói được rằng: tâm tình, tính chất ăn chay, Chúa Giêsu kêu mời mọi người chúng ta ăn chay hết sức đơn giản, và tất cả những việc làm của chúng ta mang tính chất đạo đức phải đi liền với sự khiếm tốn và kín đáo. Điều mà Chúa Giêsu muốn cho chúng ta biết cái giá trị của việc giữ chay là như vậy, chứ không phải là như những người Pharisiêu ăn chay, vì họ ăn chay là mang vũ hình thức và đóng kịch.  

       Như vậy, lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta bỏ cái niềm vui tạm bợ nay còn mai mất, đi tìm cái niềm vui trường cửu đó là niềm vui vào Đấng toàn năng, Đấng Tuyệt Mỹ, như sách Gioen đã nói: “Hãy trở về cùng Đức Chúa là Thiên Chúa của anh em, bởi vì Người tư bi và nhân hậu” (Ge 2, 13). Là con cái của Chúa, cũng như là thân phận làm người yếu đuối mỏng dòn, thì mùa chay là dịp mỗi một con người chúng ta trực diện với chính mình với Thiên Chúa, bao nhiêu năm tháng chúng ta ngụp lặn trong sự thờ ơ và việc thờ phượng và kính mến Chúa cũng như yêu thương người anh em. Nhưng nay là lúc thuận tiện, chúng ta quay về với Chúa và nghĩ ngơi dưới bóng mát của Thiên Chúa là  tình thương của Ngài, bao nhiêu năm tháng chúng ta đi hoang. Đồng thời, mùa chay chúng ta suy niệm về mầu nhiệm cứu chuộc của Ngôi Hai Thiên Chúa. Với mầu nhiệm này suy mãi không bao giờ cho thấu, bởi vì “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa. Nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chế trên cây thập tự” (Pl 2, 6-3). Qua đó, cho chúng ta thấy cái chết của Ngài để cho chúng ta được sống, đây là một mầu nhiệm cao vời khôn ví, con người chúng ta không bao giờ suy gẫm tỏ tường, mà phải tạ ơn cũng như dâng lên Thiên Chúa lời ngợi khen. Do đó, mầu nhiệm này Giáo hội muốn cho chúng ta suy niệm và sống trong suốt màu chay thánh này.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ 5 Tuần XXXI Thường Niên – Lc 15,1-10 Chúa nhân từ xót thương

 CHÚA NHÂN TỪ XÓT THƯƠNG Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Đức Giêsu được quần chúng hết sức kính trọng và...

Thứ 4 Tuần XXXI  Thường Niên  (Pl 2,12-18; Lc 14,25-33) Điều kiện làm môn đệ Chúa

ĐIỀU KIỆN LÀM MÔN ĐỆ CHÚA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Hôm đó có rất nhiều người đi đường với...

Thứ 3 Tuần XXXI – Thường Niên (Pl 2,5-11; Lc 14,15-24) Khách dự tiệc

  KHÁCH DỰ TIỆC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Vẫn là câu chuyện ‘bàn ăn’ mà chúng ta được Thánh sử Luca tường...

Ngày 02/11: Cầu cho các Tín hữu đã qua đời  (G 19,1.23-27; Ga 6,37-40) Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại

    Ngày 02/11: Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời  (G 19,1.23-27; Ga 6,37-40) TÔI TIN XÁC LOÀI NGƯỜI NGÀY SAU SỐNG LẠI Lm. Gioan Lasan...

Ngày 02/11: Cầu cho các Tín hữu đã qua đời – Người đi kẻ ở nhớ thương nhau

    Ngày 02/11: Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời NGƯỜI ĐI KẺ Ở NHỚ THƯƠNG NHAU Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hằng năm cứ...

2 Tháng Mười Một, Is 25,6a.7-9; Rm 8,14-23; Lc 23,33.39-43 Lời cầu đơn thành khiêm tốn

2 Tháng Mười Một, LỄ 2: CẦU CHO CÁC ĐẲNG LINH HỒN  LỜI CẦU ĐƠN THÀNH KHIÊM TỐN Is 25,6a.7-9; Rm 8,14-23; Lc 23,33.39-43 Lm...

Thứ 5 Tuần XXX  Thường Niên – Lc 13,31-35 Sứ vụ Đức Giêsu sắp hoàn tất tại Giêrusalem

SỨ VỤ ĐỨC GIÊSU SẮP HOÀN TẤT TẠI GIÊRUSALEM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Bài Tin Mừng hôm nay, thánh...

Thứ 3 Tuần XXX Thường Niên – Lc 13,18-21 Dụ ngôn Nước Thiên Chúa

DỤ NGÔN NƯỚC THIÊN CHÚA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Qua bài Tin Mừng hôm nay thánh Luca ghi lại...

Thứ 7 Tuần XXIX Thường Niên – Lc 13,1-9 Hãy kíp hối cải

HÃY KÍP HỐI CẢI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Với bài Tin Mừng hôm qua chúng ta đã cùng nhau suy niệm...

Thứ 6 Tuần XXIX Thường Niên – Lc 12,54-59 Dấu chỉ thời đại

DẤU CHỈ THỜI ĐẠI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Với đoạn Tin Mừng hôm nay, thánh Luca tường thuật Đức Giêsu giáo...

Thứ Năm Tuần XXIX Thường Niên (Lc 12, 49-53) Lửa mến yêu

Thứ Năm Tuần XXIX Thường Niên (Lc 12, 49-53) Lửa Mến Yêu Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói đến...

Thứ 5 Tuần XXIX Thường Niên – Lc 12,49-53 Lửa bình an

  LỬA BÌNH AN Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Xuyên qua các đoạn Tin Mừng chúng ta đã có dịp cùng nhau đọc...