Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

MỤC TỬ TIẾN BƯỚC – THỨ BA TUẦN II MÙA VỌNG

MV-10-TUẦN II-thứ ba

MỤC TỬ TIẾN BƯỚC

(Is 40,1-11 / Mt 18,12-14)

VP Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn 

Hôm qua chúng ta đã suy niệm về con người tiến bước trên con đường cứu độ: đó là những người Ít-ra-en trở về quê hương với tiếng reo vui vì được Thiên Chúa cứu độ. Đó là bệnh nhân bại liệt được Chúa Giê-su chữa lành và trở về, vác giường trên vai, miệng ca tụng Thiên Chúa.

Hôm nay, qua hai bài đọc Lời Chúa – ngôn sứ I-sai-a chương 40 từ câu 1 đến 11 và Tin Mừng theo thánh Mát-thêu chương 18 từ câu 12 đến 14 – chúng ta nhìn thấy Thiên Chúa tiến bước: Thiên Chúa, như một mục tử, tận tình dẫn dắt đoàn chiên của Người là dân Ít-ra-en trên đường trở về quê hương. Đó cũng là Chúa Giê-su, qua dụ ngôn một người kia đi tìm con chiên lạc, đã tiến bước trên mọi nẻo đường để tìm cho bằng được con chiên lạc và mang nó về đàn chiên. Đây là hình ảnh Thiên Chúa, như mục tử, dong duỗi đi tìm con người, vì không muốn một ai hư mất.

Con đường cứu độ, chính là con đường Thiên Chúa tiến bước trên đó để gặp gỡ con người và đưa con người đến nơi an toàn, hạnh phúc. Giờ đây chúng ta cùng đi với Thiên Chúa, vị MỤC TỬ đang TIẾN BƯỚC.

  1. NHƯ MỤC TỬ TẬN TÌNH DẪN DẮT

Trong Mùa Vọng, chúng ta nghe nhiều trích đoạn sách Ngôn Sứ I-sai-a. Những lời của Thiên Chúa ngỏ với dân qua ngôn sứ diễn tả tấm lòng của Thiên Chúa trong hoàn cảnh dân đang sống lưu đầy tại Ba-by-lon, để “an ủi” họ trong hoàn cảnh đau thương và mời gọi họ hướng nhìn tương lai gần, thời điểm Thiên Chúa sẽ đưa dân về quê hương.

Trích đoạn hôm nay thuộc phần “Sách An Ủi Dân Í-ra-ra-en”. Chính vì thế, khởi đầu của phần sách này được bắt đầu với động từ mệnh lệnh cách: “Thiên Chúa phán: Hãy an ủi, an ủi dân Ta: Hãy ngọt ngào khuyên bảo Giê-ru-sa-lem, và hô lên cho Thành”. Hô lên cho Thành, nghĩa là nói to lên cho dân Ít-ra-en. Người hô lên, chính là người mang tin mừng cho Si-on – Si-on cũng là Giê-ru-sa-lem – hô lên từ nơi nào và đâu là sứ điệp cần chuyển tải?

“Hỡi kẻ loan báo tin mừng cho Si-on, hãy trèo lên núi cao. Hỡi kẻ loan báo tin mừng cho Giê-ru-sa-lem, hãy cất tiếng lên cho mạnh. Cất tiếng lên, đừng sợ, hãy bảo các thành miền Giu-đa rằng: “Kìa Thiên Chúa các ngươi!” Kìa Đức Chúa quang lâm hùng dũng, tay nắm trọn chủ quyền. Bên cạnh Người này công lao lập được, trước mặt Người, đây sự nghiệp làm nên. Như mục tử, Chúa chăn giữ đoàn chiên của Chúa, tập trung cả đoàn dưới cánh tay. Lũ chiên con, Người ấp ủ vào lòng, bầy chiên mẹ, cũng tận tình chăn dắt”.

Con đường về quê hương là con đường cứu độ. Dân Ít-ra-en tiến bước trên con đường đó. Nhưng làm sao tiến bước về tới quê hương được? Họ cần Thiên Chúa dẫn dắt. Thiên Chúa, trong trích đoạn trên, vừa là một vị vua oai nghi, chiến thắng, vừa là một mục tử nhân lành, tận tâm dẫn dắt dân. Nếu Thiên Chúa, với quyền năng vương đế và tình yêu mục tử tiến bước cùng với dân trên con đường hồi hương – con đường cứu độ – thì tất cả đều đảm bảo, tất cả đều an toàn.

Khi suy niệm về hình ảnh người mục tử tiến bước trên đường dẫn dắt dân Ít-ra-en, chúng ta nhận ra rằng chính Thiên Chúa đến với chúng ta trên con đường cứu độ. Con đường cứu độ trước tiên là con đường từ Thiên Chúa đến với con người. Thiên Chúa dẫn khởi. Thiên Chúa sáng kiến. Khẳng định này làm cho chúng ta an tâm và tin tưởng tuyệt đối, vì con đường cứu độ không phải là sáng kiến của con người mà là tình yêu của Thiên Chúa.

Như vậy, chúng ta đừng e ngại không bước vào con đường của Thiên Chúa – tuy rằng con đường đó vượt trên những tư tưởng của chúng ta một cách tuyệt đối – vì đó là đường dẫn đến ơn cứu độ của chúng ta. Tạ ơn Thiên Chúa, Đấng luôn là MỤC TỬ TẬN TÌNH DẪN DẮT.

  1. MỤC TỬ ĐI TÌM CON CHIÊN LẠC

Trích đoạn Tin Mừng theo thánh Mát-thêu giới thiệu cho chúng ta khuôn mặt của Thiên Chúa như là một mục tử đi tìm con chiên lạc.

Chúng ta không biết con chiên bị lạc vì lý do gì. Có thể vì chạy theo một “đồng cỏ riêng” hay một “khe suối mát” nào đó. Nhưng dù vì bất cứ lý do nào, con chiên đi lạc đã “tách đàn” và một mình đi theo “mảnh trời riêng” của mình. Hình ảnh con chiên lạc là hình ảnh của con người, của mỗi chúng ta khi chạy theo các đam mê để rồi TIẾN BƯỚC vào những con đường đưa đến sự “hư mất”. Đây không phải là một nguy cơ mà thật sự đó là một cạm bẫy mà mỗi chúng ta có kinh nghiệm rơi vào. Nếu chỉ dừng lại nơi con chiên lạc – nơi sự hư mất của chúng ta – thì thật đáng thất vọng, vì đánh mất ý nghĩa và cứu cánh cuộc đời. Nhưng phúc thay cho con chiên lạc, cho những người hư mất, cho chúng ta nữa, đó là người chủ chăn cũng là mục tử TIẾN BƯỚC đi tìm.

Chúng ta tin chắc rằng vị mục tử đó đã tiến bước vào nhiều nẻo đường, vượt qua nhiều chặng đường để đi tìm con chiên lạc. Chúa Giê-su nhấn mạnh đến mệnh đề điều kiện “nếu may mà tìm được”, điều đó muốn nói gì? Con chiên lạc là con người đi lạc khỏi Thiên Chúa và đàn chiên của Người: nó có tự do. Và chính vì tự do, nó mới đi lạc. Sự tự do tự quyết của nó còn mạnh hơn việc đi lạc, đó là nó có thể “không muốn được tìm thấy”, nghĩa là nó trốn chạy khỏi sự tìm kiếm của mục tử. Chắc chắn thân phận nó sẽ “hư mất đời đời”. Nó sẽ không được cứu độ. Chúng ta không tiếp tục bàn về trường hợp này, với mong muốn đừng ai trong chúng ta lại rơi vào sự “ngoan cố” đến “vô phương cứu chữa” như vậy.

Chúng ta trở lại với mục tử dong duỗi đi tìm con chiên lạc, con người hư mất. Chắc chắn ông phải TIẾN BƯỚC trong mọi con đường, dù gai chông, nguy hiểm. Điều gì thúc đẩy ông tiến bước như thế? Không gì khác hơn tình yêu của ông dành cho con chiên đó. Điều gì giúp ông tìm thấy con chiên lạc? Tôi thiết tưởng cũng không gì khác hơn tình yêu: tình yêu mách bảo, dẫn đường ông. Tình yêu đó trao cho ông cái “trực giác” và một thứ “thần giao cách cảm”. Những điều đó muốn nhấn mạnh rằng sự dấn thân của mục tử đưa ông đến cùng, đến cùng đích là tìm được con chiên lạc. Những cử chỉ sau đó nói lên tình yêu, sự âu yếm, và niềm an ủi ông có và ông dành cho con chiên lạc.

Thiên Chúa là Cha của Chúa Giê-su Ki-tô cũng là Cha và Thiên Chúa chúng ta như mục tử không nề hà TIẾN BƯỚC trên mọi nẻo đường để tìm thấy chúng ta, mọi người. Những nẻo đường, những con đường Thiên Chúa đi qua để tìm gạp con người, chúng ta, đều là con đường cứu độ. Con đường đó xuất hiện dưới nhiều dạng thức, nhưng chỉ có một mục đích là “cứu độ”. Vậy, chúng ta thật có phúc vì dù tình trạng của chúng ta có thê thảm, xấu xa, tội lỗi, đến mấy, Thiên Chúa, qua Chúa Giê-su Ki-tô vẫn TIẾN BƯỚC đi tìm không ngơi, cho tới khi tìm thấy thì thôi. Đây chính là lòng thương xót, sự trung tín của Thiên Chúa chúng ta. Chúng ta cần luôn cảm tạ Thiên Chúa vì Người luôn “lên đường”, “dấn bước” đi tìm chúng ta mà không bao giờ biết đến mỏi mệt hay chán nản.

  1. TIẾN BƯỚC VỚI ĐẦY TRÀN AN ỦI

Hai hình ảnh về Thiên Chúa như Vị Mục Tử của Lời Chúa hôm nay mang đến cho chúng ta niềm an ủi lớn lao giữa cuộc sống trần gian này. Vậy, chúng ta cùng nhau TIẾN BƯỚC trên con đường cứu độ mà Thiên Chúa đã đến với chúng ta. Chỉ trên con đường cứu độ đó thôi chúng ta chúng ta mới gặp được Chúa, chúng ta mới nhận ra nhau và cùng nhau TIẾN BƯỚC.

Thật an ủi cho chúng ta khi chúng ta không bước đi một mình với nguy cơ “bị lạc” hay “hư mất”; nhưng chúng ta là Giáo Hội, là cộng đoàn của Chúa, là đoàn chiên Người dẫn dắt, vì thế chúng ta hãy cùng nhau tiến bước đến với Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ chúng ta.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 26-7, thánh Gioakim và thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17: Mối phúc được thấy được nghe

Ngày 26-7, Thánh Gioakim và Thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17 Mối phúc được thấy được nghe Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm...

Ngày 25-7, thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28: Chọn chỗ nhất trong nước Chúa

Ngày 25-7, Thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28 Chọn chỗ nhất trong nước Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Đoạn Tin mừng hôm nay có liên hệ...

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18: Tôi đi tìm Đấng tôi yêu

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18 Tôi đi tìm Đấng tôi yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ngày 3/6/2022 Đức thánh cha Phanxicô đã...

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30: Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30 Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay gợi lên...

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn): Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn) Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta   Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu ví...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bài trích sách ngôn...

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15: Được cho không phải cho không

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15 Được cho không phải cho không Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu sai...

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, tường thuật việc...

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38: Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt”

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38 Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay thuật lại...

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26: Chạm vào Chúa

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26 Chạm vào Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay thuật lại hai phép lạ của lòng...

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17: Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17 Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Người ta ăn chay với nhiều mục...