Thứ sáu, 18 Tháng mười, 2024

MỪNG LỄ MẸ MÂN CÔI Lc 1, 26-38

MỪNG LỄ MẸ MÂN CÔI   Lc 1, 26-38

M. Vinhsơn

        Sau khi con người sa ngã, Thiên Chúa vẫn yêu thương và còn hứa ban Con Một xuống cứu độ trần gian. Đó là ý tưởng căn bản trong chương trình cứu độ yêu thương của Thiên Chúa được diễn tả một cách rõ ràng trong lịch sử cứu độ; khởi đi từ ”Tin Mừng tiên khởi” trong St 3, 15 ”Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy; dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó” .

  1. Thiên Chúa đã chọn Đức Maria trong chương trình cứu độ.

Tình yêu và sự trung thành của Thiên Chúa đã vượt thắng mọi sự phản bội và thờ ơ của dân Người. Quả thế, một ngày kia, tại một ngôi làng bé nhỏ, tầm thường, lời hứa yêu thương của Thiên Chúa lại được công bố cho một thiếu nữ nghèo hèn bé mọn có tên: Maria, khi sứ thần long trọng tuyên bố: ”Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy Ân Sủng, Thiên Chúa ở cùng bà” (Lc 1, 28).

Thánh Louis Marie de Montfort nói: “Thiên Chúa muốn dùng Ðức Mẹ để bắt đầu công việc của Ngài, thì dĩ nhiên tất cả lịch sử cứu độ sẽ mang dấu hợp tác của Mẹ”. 

“Vui lên” là lời đầu tiên sứ thần chào Đức Maria. Đây là sứ điệp tình thương, là tin vui cho toàn thể nhân loại qua biến cố thụ thai và sinh hạ của Đấng Cứu Thế. Qua lời sứ thần, Thiên Chúa đã gọi Đức Mẹ là Đấng đầy ơn phúc. Thiên Chúa đã chủ động đổ tràn ân phúc trên Đức Maria không phải là một ưu đãi cá nhân, nhưng là để biến Mẹ trở nên như máng thông ơn cho nhiều người. Theo kiểu nói của thánh phụ Benado: “Mẹ là máng thông ơn Thiên Chúa”.

Nơi Đức Maria, mầu nhiệm tuyển chọn của Thiên Chúa được khai mở, Mẹ được mời gọi cộng tác vào chương trình cứu độ trong vai trò làm Mẹ Ngôi Lời Nhập Thể. Đây là một ơn ban của Thiên Chúa trên Mẹ Maria, và qua Mẹ, Thiên Chúa cũng đổ tràn ân phúc trên toàn thể nhân loại trong Người Con mà Mẹ cưu mang trong lòng.

Như chúng ta biết, trước việc ngỏ ý của Thiên Chúa, Maria đã thưa “xin vâng” : một lời đã làm thay đổi nhân loại thật sự, và giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử nhân loại đã có thể bắt đầu, và cũng là giai đoạn mầu nhiệm hơn cả. Một người phàm trần ở giữa chúng ta đã được kêu mời cộng tác vào công việc của Thiên Chúa để cứu nhân loại.

Như vậy, Mẹ Maria đã nhận lời, và Mẹ đã bước vào con đường phiêu lưu của tình thương giữa Thiên Chúa và con người, và Mẹ Maria sẽ không bao giờ hối tiếc vì lời xin vâng dẫn Mẹ Maria đi rất xa, tới tận Thập giá. Chính lịch sử cứu độ đã được xây dựng trên lời thưa “xin vâng” của Mẹ.

Đến với Chúa qua Mẹ Maria

Tháng Augustinô nói rằng “Thế gian không xứng đáng trực tiếp lãnh nhận Ðức Chúa Con từ tay Ðức Chúa Cha, vì thế Ngài ban Con Ngài cho Ðức Mẹ để thế gian nhận Người từ tay Mẹ.” 

Vì yêu chúng ta, Thiên Chúa đã cho Con Một Ngài xuống làm người để chịu chết mà đền tội cho chúng ta. Và để giao hoà con người lại với Thiên Chúa, thì chính Con Thiên Chúa phải chết mới có thể làm cho loài người trở nên nghiã tử của Thiên Chúa. Nhưng vì loài người quá tội lỗi nhơ nhớp vì tội tổ tông và tội riêng mình, Thiên Chúa phải sửa soạn cho Con Ngài một nơi xứng đáng để ngự xuống.  Nơi đó là cung lòng Ðức Trinh Nữ Maria. 

Đức Mẹ, dù là Mẹ Thiên Chúa cũng chỉ là tạo vật. Nhưng Mẹ là tạo vật hoàn hảo nhất của công trình Tạo Dựng của Thiên Chúa và Mẹ là môn đệ “gương mẫu” nhất của Đức Giêsu.

Đức Mẹ, dù là Mẹ Thiên Chúa, Mẹ cũng đã phải vất vả, khổ đau trên con đường theo Đức Giêsu. Vì thế mà Mẹ có đủ khả năng, kinh nghiệm hướng dẫn, chỉ bảo chúng ta nếu chúng ta muốn bước theo Mẹ trên con đường theo Chúa! Chúng ta hãy chạy đến với Mẹ để học cùng Mẹ!

Qua Mẹ, chúng ta học được gương vâng phục thánh ý Chúa.

Đó chính là việc toàn trí toàn tâm chấp thuận chương trình hay kế hoạch của Thiên Chúa nơi Mẹ. Lời “xin vâng” là cao điểm của sự chấp thuận ấy. Lời “xin vâng” là bản tóm tất cả cuộc đời Mẹ. Với lời “xin vâng” Mẹ để cho Thiên Chúa hành động. Mẹ dâng cuộc đời Mẹ cho Thiên Chúa để Người thực hiện chương trình Cứu độ trần gian. Vì thế mà điều quan trọng nhất đối với mỗi người chúng ta là lắng nghe, khám phá ra ý định của Thiên Chúa về mình và chấp thuận thánh ý ấy và để cho Thiên Chúa hoạt động. Muốn được như thế thì chúng ta phải biết bỏ mình: ý riêng, kế hoạch, quan điểm v.v… của riêng mình và tán thành quan điểm, kế hoạch, thánh ý của Thiên Chúa.

Sau cùng, một lòng cậy trông và phó thác như lời “xin vâng” của Mẹ.  Ðây chính là đức tin và sự tín thác mà Hội Thánh và con cái cần phải có. Yêu mến Mẹ không chưa đủ, chúng ta cần phải noi gương Mẹ trên đường lữ thứ trần gian. Phương thức dễ dàng nhất để nên thánh là tín thác vào Mẹ và noi gương Mẹ. Làm sao để nên giống Chúa Giêsu qua Mẹ sẽ là chủ đề chúng ta sống trong thánh Mân Côi này.

Mừng kính Mẹ bằng tràng chuỗi Mân Côi

Lần chuỗi Mân Côi là một việc đạo đức bình dân. Ai cũng có thể làm, từ bà nhà quê thất học đến nhà bác học lừng danh, từ người nghèo đến người quyền thế, từ giáo dân đến các vị Giáo Hoàng cũng có thể lần hạt. Ở bất cứ nơi đâu ta cũng có thể lần hạt, khi đi đường, đứng đợi xe bus. Việc lần chuỗi dầu rất đơn sơ nhưng vô cùng sâu sắc và hiệu quả.

Trong phần mở đầu Tông Thư Kinh Mân Côi, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã viết: “Kinh Mân côi kính Đức Trinh Nữ Maria…. Là một lời kinh được vô vàn các vị thánh yêu thích và được huấn quyền khuyến khích. Đơn sơ nhưng sâu sắc, lời kinh này vẫn là lời kinh có ý nghĩa lớn lao vào buổi hừng đông của Ngàn năm thứ ba này, vì mang lại hoa quả thánh thiện. Nó dễ dàng hòa vào cuộc hành trình thiêng liêng của đời sống Kitô hữu, đời sống này sau hai ngàn năm vẫn không đánh mất sự tươi trẻ của buổi ban đầu và cảm thấy được Thánh Thần Thiên Chúa lôi kéo chèo ra chỗ nước sâu (duc in altum) để một lần nữa loan báo và cả đến hô to lên rằng Đức Giêsu Kitô là Chúa và là Đấng Cứu độ, là Đường, Sự Thật và Sự Sống (Ga 14,6), mục tiêu của lịch sử nhân loại và đích điểm mà các khát vọng của lịch sử và văn minh hướng về” (Hiến chế Mục vụ, 45).

Kinh Mân côi còn là một vũ khí, nhưng là vũ khí hòa bình luôn đem lại hiệu quả tích cực. Ai yếu đuối, Kinh Mân côi đem cho sức mạnh; ai tội lỗi, Kinh Mân côi dắt về ơn thánh; ai bất hạnh, Kinh Mân côi giúp bình tĩnh tìm ra hướng lối vươn lên; ai khô khan, Kinh Mân côi giúp khám phá ra những ánh lửa vẫn còn ẩn giấu trong những đám tro tưởng như nguội lạnh.

Thánh Piô Năm Dấu chia sẻ: “Vũ khí của tôi là tràng hạt Mân Côi. Đức Mẹ không từ chối tôi điều gì khi tôi xin với Mẹ qua chuỗi Mân Côi. Muốn làm Đức Mẹ vui lòng và muốn được Đức Mẹ thương yêu hãy lần chuỗi Mân Côi”.

Kinh Mân côi là một kinh quý báu của Giáo hội và của mọi người, đó là kinh phổ biến, vừa dễ đọc vừa dễ cầu nguyện mà lại mang lại nhiều ích lợi cho linh hồn.

Còn thánh Anphongsô xác tín: “Nhờ kinh Mân Côi, biết bao tội nhân bỏ đường tội lỗi, bao linh hồn đã tiến cao trong nẻo trọn lành. Biết bao người nhờ kinh Mân Côi đã được ơn chết lành và hưởng phúc trường sinh”.

Ngoài ra, kinh Mân Côi mang lại hòa bình cho chúng ta như Cha Stefano Gobbi viết: “Chuỗi Mân Côi mang lại hòa bình cho bạn. Với lời Kinh Mân Côi, bạn sẽ có thể nhận được từ Thiên Chúa hồng ân vĩ đại nhất là canh tân đời sống, thu phục các linh hồn về với Chúa trong sự ăn năn tội, tình yêu và thánh ân.”  “Chuỗi Mân Côi là lời kinh của tôi. Những lời kinh này dù khiêm nhường và mong manh cũng sẽ nên như xích sắt để khóa lại quyền lực tối tăm của thế giới, kẻ thù của thế giới và của các tín hữu”

Lạy Mẹ Maria, xin dạy chúng con biết yêu mến tràng Chuỗi Mân Côi, biết siêng năng lần hạt mỗi ngày và xin Mẹ khẩn cầu cho chúng con bên tòa Chúa. Amen

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ 5 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,47-54 Đức Giêsu phiền trách các luật sĩ

  ĐỨC GIÊSU PHIỀN TRÁCH CÁC LUẬT SĨ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Hôm nay chúng ta cùng suy niệm bài Tin Mừng...

Thứ 4 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,42-46 Chúa khiển trách Pharisêu giả hình

  CHÚA KHIỂN TRÁCH PHARISÊU GIẢ HÌNH Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Chúng ta cùng suy niệm và tiếp tục theo dõi Đức...

Thứ 3 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,37-41 Sạch dơ thực sự

SẠCH - DƠ THỰC SỰ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Với Tin Mừng thánh sử Luca, chúng ta nhận thấy thánh sử...

Thứ Hai, Tuần XXVIII Thường Niên (Lc 11,29-33) Sám hối để nhìn thấy Chúa

Thứ Hai, Tuần XXVIII Thường Niên (Lc 11,29-33) Sám Hối Để Nhìn Thấy Chúa Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Tôi đã đi khắp vũ trụ,...

Thứ 2 Tuần XXVIII Thường Niên – Lc 11,29-32 Dấu lạ diệu kỳ vĩ đại

 DẤU LẠ DIỆU KỲ VĨ ĐẠI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Có lẽ vì tò mò hay hiếu kỳ, dân...

Thứ 7 Tuần XXVII Thường Niên – Lc11,27-28 Hạnh phúc thật

HẠNH PHÚC THẬT Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Trước cử tọa thật đông đảo đang nghe Đức Giêsu giảng dạy với những...

Thứ 6 Tuần XXVII Thường Niên – Lc 11,15-26 Đức Giêsu đầy quyền năng và nhân ái

  ĐỨC GIÊSU ĐẦY QUYỀN NĂNG VÀ NHÂN ÁI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Giữa bao thử thách gian truân và đau khổ...

Thứ Năm Tuần XXVII Thường niên (Lc 11,5-13) Chẳng lẽ Chúa cũng “xin” “cho”?

Thứ Năm Tuần XXVII Thường niên (Lc 11,5-13) Chẳng lẽ Chúa cũng “xin” “cho”? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay là những...

Thứ 5 Tuần XXVII Thường Niên – Lc 11,5-13 Kiên trì cầu nguyện

  KIÊN TRÌ CẦU NGUYỆN Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Sau khi Đức Giêsu dạy thể thức cầu nguyện với Kinh Lạy Cha,...

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên (Lc 10,38-42) Phục vụ Chúa hay phục vụ tôi?

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên (Lc 10,38-42) Phục Vụ Chúa Hay Phục Vụ Tôi? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay cho...

Thứ Ba, Tuần XXVII Thường Niên – Lc 10,38-42 Gia đình Bêtania đón tiếp Chúa

GIA ĐÌNH BÊTANIA ĐÓN TIẾP CHÚA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Lời Chúa hôm nay tường thuật cho chúng ta việc Đức...

Thứ 7 Tuần XXVI Thường Niên – Lc 10,17-24 Niềm vui và hạnh phúc đích thực

  NIỀM VUI VÀ HẠNH PHÚC ĐÍCH THỰC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Sau cuộc thực tập ra khơi với bao thành quả...