Thứ Bảy, 10 Tháng 5, 2025

Ngày 3/7, Kính Thánh Tôma Tông Đồ, Ga 20,24-29: Tôma cứng lòng tin?

Ngày 3/7, Kính Thánh Tôma Tông Đồ, Ga 20,24-29

Tôma cứng lòng tin?

Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist

Các sách Tin Mừng cho ta thấy thánh Tôma là con người thực tế không dễ gì bị lôi kéo. Tin Mừng không cho ta biết vì sao mà  thánh Tôma vắng mặt trong nhà tiệc ly khi Chúa Giêsu hiện ra lần thứ nhất. Nhưng qua cung giọng đối thoại của Tôma với các tông đồ mà chúng ta nhận ra: Tôma là một người khảng khái.

Ông dám đưa ra một lời thách thức, dám đưa ra một vấn nạn lớn mà không một vị tông đồ nào dán nêu lên là: Làm sao mà một người chết tất tưởi trên thánh giá chiều Thứ Sáu Tuần Thánh mà nay một số người lại dám tung tin Chúa đã sống lại?

Vấn nạn của Tôma rất hợp lý, cho nên tám ngày sau, Chúa hiển linh như riêng cho Tôma vậy: Tôma “Đặt ngón tay vào đây và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa nhưng hãy tin”. Và Tôma đã công khai tuyên xưng niềm tin vững vàng: Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con! Tôma gặp lại Thầy Giêsu của mình nhưng không thấy theo xác thịt nữa mà thấy với đôi mắt đức tin thấy thầy Giêsu chịu khổ nạn, chịu đóng đinh, chịu chết tất tưởi trên thánh giá kia thực sự là Thiên Chúa, Người đã phục sinh.

Tôma không sống theo tâm lý đám đông: “Ai sao tôi vậy” mà sống có lập trường và xác tín riêng. Cho dù các môn đệ khác đã được thấy Chúa, họ nói với ông rằng Chúa đã sống lại, nhưng bao lâu ông chưa thấy Chúa, chưa được gặp gỡ riêng tư, chưa kiểm chứng được Đấng Phục Sinh trong cuộc đời mình thì ông chưa dễ dàng tin.

Cứng lòng tin như Tôma ư? Có lẽ oan cho ông quá! Trong khi Tôma thực sự là một con người can đảm, dám lội ngược dòng và không tin mù quáng (theo kiểu ai nói gì cũng tin y như vậy, như rôbô mà không có ý chí hay tự do đón nhận, tin mà không suy xét cân nhắc kiểm chứng), Tôma không nhẹ dạ cả tin đâu. Điều ấy không có nghĩa rằng Tôma cố chấp. Có thể ông đã hụt hẫng sau cái chết của Chúa. Sự vắng mặt của Tôma cho phép ta suy ra rằng Tôma xa rời cộng đoàn các tông đồ, vắng mặt trong các giờ cầu nguyện cộng đoàn, cho đến khi được các tông đồ khác kể lại kinh nghiệm được Chúa hiện diện, thì Tôma đã mở lòng hòa nhập, gắn bó với cộng đoàn. Nhờ gắn bó với cộng đoàn mà Tôma cũng có được kinh nghiệm Đấng Phục Sinh đang hiện diện cụ thể riêng tư ngay trước mặt mà ông có thể đụng chạm thọc ngón tay vào lỗ đinh, thọc bàn tay vào cạnh sườn Người.

Thánh Giêrônimô đặt câu hỏi: “Anh em thân mến, anh em rút ra được kết luận nào? Có phải do ngẫu nhiên mà người môn đệ được chọn này lại vắng mặt trong lần đầu tiên không? Hay có phải do ngẫu nhiên mà ông trở về và được nghe kể lại, nghe kể rồi nghi ngờ, nghi ngờ rồi sờ mó, sờ mó rồi tin tưởng? Chính là do thánh ý Thiên Chúa chứ chẳng là do ngẫu nhiên mà sự việc diễn ra như thế đâu. Lòng thương xót của Chúa thật là kì diệu, vì khi người môn đệ đa nghi đưa tay chạm vào vết thương của Thầy mình, là lúc ông chữa lành vết thương của sự chai lì nơi chúng ta”.

Như thế, hành trình từ nghi ngờ đến tin tưởng của thánh Tôma cũng có thể là hành trình đức tin của chúng ta trong cuộc sống thường ngày. Trước bao nhiêu vấn nạn lớn của cuộc đời này chúng ta có suy xét, cầu nguyện, có gắn bó với Hội thánh qua kinh nguyện và các Bí tích như thánh Tôma? Chúng ta có mở lòng để cảm nghiệm tình yêu của Chúa KITô phục sinh đã và đang dành cho ta như thánh Tôma? Và trên hết chúng ta có tuyên xưng đức tin với một xác tín vững vàng: Đức Giêsu là chủ, là Thiên Chúa của con trong mọi lời nói việc làm như thánh Tôma?

Lạy Chúa, xin cho chúng con biết tuyên xưng Chúa là Chúa của con bằng hành động tha thứ, phục vụ yêu thương mọi người trong cuộc sống hằng ngày, để cũng được hưởng hạnh phúc với thánh Tôma trên Nước Thiên Đàng. Amen

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

“Ánh trăng” trong đan viện

“ÁNH TRĂNG” TRONG ĐAN VIỆN Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Thuở...

“Ngươi phải thờ cha kính mẹ” – Suy niệm Lời Chúa Thánh Lễ Mồng Hai Tết

“NGƯƠI PHẢI THỜ CHA KÍNH MẸ” Suy niệm Lời Chúa:...

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng Chúa Giáng Sinh: Lc 2,1-14 (Lễ đêm)

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng...

29-6 Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19: Hai cách làm chứng

29-6 Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19 HAI...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ Bảy Tuần III Phục Sinh, Ga 6,51.60-69 “Đây là mầu nhiệm đức tin”

Thứ Bảy Tuần III Phục Sinh, Ga 6,51.60-69 “Đây là mầu nhiệm đức tin” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tại hội đường Caphacnaum, Chúa Giêsu tuyên bố:...

Thứ Sáu Tuần III Phục Sinh, Ga 6,52-59: Chúa và con nên một

Thứ Sáu Tuần III Phục Sinh, Ga 6, 52-59 Chúa và con nên một Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tại hội đường Caphacnaum khi Chúa Giêsu tuyên...

Thứ Năm Tuần III Phục Sinh, Ga 6,44-51 “Tôi là bánh trường sinh”

Thứ Năm Tuần III Phục Sinh, Ga 6,44-51 “Tôi là bánh trường sinh” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Đọc Tin Mừng Nhất Lãm và Thư thứ I...

Thứ Tư Tuần III Phục Sinh, Ga 6,35-40 “Ai đến với tôi, không hề phải đói…”

Thứ Tư Tuần III Phục Sinh, Ga 6,35-40 “Ai đến với tôi, không hề phải đói...” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Dù sống giữa thế giới có...

Thứ Ba Tuần III Phục Sinh, Ga 6,30-35 Cuộc sống bất tử cần “bánh trường sinh”

Thứ Ba Tuần III Phục Sinh, Ga 6,30-35 Cuộc sống bất tử cần “bánh trường sinh” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Người Việt Nam ta thường dùng...

Thứ Hai Tuần III Phục Sinh, Ga 6,22-29: Khát vọng Tuyệt Đối

Thứ Hai Tuần III Phục Sinh, Ga 6,22-29 Khát vọng Tuyệt Đối Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng cho thấy có nhiều người tìm đến với...