Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

NHƯ BỊ ĐE DOẠ – Suy niệm Thứ Tư, Tuần XIII TN – Vp. Duyên Thập Tự

TN-088-TUẦN XIII-thứ Tư

NHƯ BỊ ĐE DOẠ

(St 21,5.8-20 /  Mt 8,28-34)

VP Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

Trong đời sống con người, cảm tưởng bị đe doạ là một điều không hiếm. Đối diện với một ai đó, một tình huống nào đó, chúng ta có cảm tưởng mạng sống của mình bị đe doạ. Tình hình khách quan có thể thật cho việc đe doạ, nhưng cũng có khi là do tưởng tượng. Tâm hồn của mình ở trong một trạng thái – như bất ổn và bất an -, thì bất cứ điều gì, ai đó, bên ngoài cũng tạo nên một mối đe doạ. Như vậy, yếu tố bên ngoài không quyết định hoàn toàn sự đe doạ. Chính tâm trạng bên trong giúp hình thành nên cái cảm tưởng bị đe doạ, bị tước mất. Và từ tâm trạng cảm thấy như bị đe doạ, sẽ hành động dưới sự điều khiển của cái cảm tưởng đó, và đưa vấn đề đi xa, đôi khi quá xa.

Hai bài đọc Kinh Thánh ngày hôm nay như chợt cho tôi thấy cái cảm tưởng bị đe doạ đó nơi một số nhân vật trong các câu chuyện. Điều khám phá đó giúp tôi hiểu tâm lý những người trong cuộc, nhưng đồng thời lại tạo nên khó khăn để hiểu chính các câu chuyện và nhất là ý nghĩa của chúng. Nhưng cũng là gợi ý cho chính tôi và cuộc đời cỷa tôi. Tôi xin chia sẻ suy niệm của tôi về “NHƯ BỊ ĐE DOẠ”.

 1. QUYỀN LỢI NHƯ BỊ ĐE DOẠ

Chúng ta bắt đầu với câu chuyện của gia đình ông Áp-ra-ham. Một năm sau ngày thăm viếng của Thiên Chúa dưới hình dạng của những khách bộ hành, bà Xa-ra đã có thai và sinh hạ một bé trai và được đặt tên là I-sa-ác. Bé chào đời lúc ông Áp-ra-ham được một trăm tuổi. Như vậy, ông Áp-ra-ham có hai người con, một đứa tên là Ít-ma-ên sinh bởi nàng hầu Ha-ga, và một đứa tên là I-sa-ác sinh bởi bà Xa-ra. Trong tình hình đó, mọi người đều cảm thấy an vui không? Bà Xa-ra có cảm thấy thoải mái vì ông nhà mình vừa có người con theo lời hứa là I-sa-ác, và đứa con là Ít-ma-ên, nó là kết quả của sáng kiến của bà? Chúng ta đi vào câu chuyện với một vài chi tiết qua trích đoạn sách Sáng Thế chương 21, câu 5 và từ câu 8 đến 20.

– “Đứa trẻ lớn lên và cai sữa. Ông Áp-ra-ham làm tiệc lớn ngày I-sa-ác cai sữa”. Đây là một ngày vui đánh dấu thời điểm an toàn của đứa bé. Nó đã cứng cáp và không cần sữa mẹ. Nó dùng được các thức ăn của người lớn. Một đại tiệc đánh dấu niềm vui lớn.

– “Bà Xa-ra thấy Ít-ma-ên đang cười giỡn, bà liền nói với ông Áp-ra-ham: “Ông hãy đuổi hai mẹ con đứa nữ tỳ này đi, vì con trai đứa nữ tỳ không được thừa kế cùng với I-sa-ác, con trai tôi.” Đây là ngày vui, ai cũng vui. Thằng Ít-ma-ên, vì là một đứa bé, nên nó dễ hoà vào niềm vui của mọi người. Niềm vui của nó đơn sơ, vô tội. Nó đang cười giỡn với em nó là I-sa-ác. Chúng ta có thể nhìn thấy nó cười giỡn vui thế nào với em nó. Nhưng chính niềm vui đó lại trở nên nguyên nhân của lòng ghen tỵ, của lòng dạ hẹp hòi. Bà Xa-ra khó chịu và bà áp lực ông Áp-ra-ham phải đuổi hai mẹ con nữ tỳ ra khỏi nhà. Tại sao vậy? Bà cảm thấy bị đe doạ. Bà cảm thấy con bà bị đe doạ. Tại sao sự đùa giỡn của đứa bé lại trở thành mối đe doạ của người lớn? Câu nói của bà lộ ra điều bà tưởng tượng: vấn đề thừa kế. Chỉ có I-sa-ác là người thừa kế. Ít-ma-ên thì không bao giờ. Nhưng nó và mẹ nó đâu có đòi hỏi, đâu có đặt vấn đề thừa kế. Chỉ bà Xa-ra mới nghĩ tới thôi. Bà nhìn xa thật!!! Và khi áp lực đuổi hai mẹ con kia đi, là để tránh hậu hoạ sau này. Nhìn xa! Trông rộng! Nhưng lòng dạ thì sao? Tôi không dám trả lời! Nhưng việc tưởng tượng việc thừa kế bị đe doạ lại dẫn đến hành động phũ phàng và có thể nói “ác độc”. Chính bà đã sử dụng Ha-ga như dụng cụ cho kế hoạch của bà, và nay thì “vắt chanh bỏ vỏ”. Thật khó hiểu. Và chính thái độ đó làm đau lòng.

– “Ông Áp-ra-ham rất bực mình vì lời ấy, bởi đó là con ông”. Ông bực mình và cũng rất đau lòng. Nhưng vấn đề đã được đưa ra, mũi tên đã phóng khỏi chiếc cung. Vấn đề đã trở thành vấn đề nghiêm trọng. Tình hình đã khác trước. Bầu khí cũng đã khác. Các tương giao đã biến đổi. Từ cảm tưởng “như bị đe doạ” dẫn đến một loạt những phiền toái. Ông Áp-ra-ham và các thành viên gia đình không thể sống như không có vấn đề, một khi vấn đề đã được nêu lên. Và Thiên Chúa cũng phải chấp nhận một thực tế.

– “Nhưng Thiên Chúa phán với ông Áp-ra-ham: “Đừng bực mình vì chuyện đứa trẻ và người nữ tỳ của ngươi. Tất cả những gì Xa-ra nói với ngươi, cứ nghe, bởi vì chính I-sa-ác mà ngươi có một dòng dõi mang tên ngươi. Còn con trai của người nữ tỳ, Ta cũng sẽ làm cho nó thành một dân tộc, vì nó là dòng dõi ngươi.” Thiên Chúa cũng phải chấp nhận thực tế. Khi nói với ông Áp-ra-ham những lời trên, bà đã hình thành nơi mình một cách đối xử với hai nẹ con nữ tỳ. Phải chấp nhận thực tế. Và Thiên Chúa cũng vậy. Thiên Chúa còn tích cực cho tương lai của Ít-ma-ên, và điều đó là an tâm cho ông Áp-ra-ham. Thiên Chúa vẻ đường thẳng bằng những đường cong. Đường cong của con người, của lòng dạ con người. Chúng ta chấm dứt câu chuyện ở đây, vì liên quan đến suy niệm của chúng ta về việc “như bị đe doạ”. Nhưng câu chuyện cũng để lại cho chúng ta những bài học nào? Mỗi người nên rút ra cho bản thân.

 2. TÀI SẢN NHƯ BỊ ĐE DOẠ

Bây giờ chúng ta đến gặp Chúa Giê-su, để xem Người có là đối tượng của một thứ cảm tưởng “như bị đe doạ” không. Trích đoạn Tin Mừng theo thánh Mát-thêu chương 8 từ câu 28 đến 34. Hôm nay Chúa Giê-su đến một vùng đất của dân ngoại là Ga-đa-ra.

– “Có hai người bị quỉ ám từ trong mồ mả ra đón Người; chúng rất dữ tợn, đến nỗi không ai dám qua lại lối ấy.” Hai người bị quí ám trở thành mối đe doạ thường xuyên cho dân cư nơi đó và những ai phải đi qua đường đó. Đây không phải là cảm tưởng như bị đe doạ, mà là một sự đe doạ thật sự, khách quan. Người ta sợ hãi trước mối đe doạ này. Và chắc trong thâm tâm, ai cũng muốn sự bình an của cuộc sống, sự an toàn trên đường đi. Mối đe doạ này cần phải được dẹp bỏ đi.

– “Chúng la lên rằng: “Hỡi Con Thên Chúa, chuyện chúng tôi can gì đến ông? Chưa tới lúc mà ông đã đến đây hành hạ chúng tôi sao?” Nếu hai người bị quí ám trở thành mối đe doạ của dân chúng, thì Chúa Giê-su lại là mối đe doạ của chính những ma qủi ám hai người này. Nếu sự đe doạ do hai người bị quỉ ám gây ra làm cho người ta mất bình an và an toàn, thì sự đe doạ của Chúa trên ma quỉ lại mang đến sự bình an và an toàn. Chúa đã chữa lành hai người bị quỉ ám và họ trở lại cuộc sống bình thường của một con người với phẩm giá.

– Nhưng có một chi tiết rất khó hiểu, đó là ma quỉ xin Chúa nhập vào bầy heo. Chúa chấp nhận và cả bầy heo từ trên sườn núi lao xuống biển và chết đuối hết. Khi Chúa chữa bệnh, ngay cả quỉ ám, không có thiệt hại gì về vật chất cho bất cứ ai; nhưng dịp này là một tổn hại lớn cho những người chăn nuôi ở vùng đó. Chúng ta không nên dễ giải thích rằng Chúa có quyền, Chúa làm gì là tuỳ Chúa. Cũng không phải là Chúa không muốn người ta chăn heo, vì heo là con vật dơ dáy đối với người Do-thái. Đối với Thiên Chúa, mọi sự đều lành sạch (x.Cv 10,15). Chúng ta chấp nhận đây là một yếu tố khó hiểu. Chúng ta không bàn tiếp về chi tiết này.

– “Các người chăn heo bỏ chạy vào thành, kể lại mọi sự, và những gì đã xảy ra cho những người bị quỉ ám. Bấy giờ cả thành ra đón Đức Giê-su, và khi gặp Người, họ xin Người rời khỏi vùng đất của họ”. Tại sao họ mời Chúa ời đi khỏi vùng đất của họ? Sự kiện bầy heo chết đuối, đối với họ, là một sự nhắc nhở về mối đe doạ. Đe doạ bị mất tài sản. Và Chúa bị coi như là người gây ra mối đe doạ đó. Chữa lành hai người bị quỉ ám, đem lại bình an cho dân cư, đó là điều tốt. Còn chuyện bầy heo chết đuối là khó chấp nhận được. Họ không muốn Chúa ở lại, can thiệp sâu hơn về cuộc sống của họ. Họ vẫn ngại sẽ có những bầy heo khác phải đền tội!

Câu chuyện Chúa chữa lành hai người bị quỉ ám và bầy heo tự sát, gọi cho chính bản thân tôi những điều khó hiểu, như chính câu chuyện của gia đình ông Áp-ra-ham trên kia cũng có những yếu tố khó nuốt trôi. Và, tôi thiết nghĩ, đó là một hần của đời sống con người. Không phải tất cả đều hiểu được. Lòng dạ con người ai dò cho thấu. Đó mới là huyền nhiệm; huyền nhiệm làm nên cuộc sống nhân loại. Nhưng khi trở về với lòng mình, tôi mới khám phá ra rằng, nơi chính tôi, tôi cũng đã bị bủa vây bởi hàng ngàn cảm tưởng “như bị đe doạ” trong mọi lãnh vực đời sống.

 3. CUỘC SỐNG TÔI NHƯ BỊ ĐE DOẠ?

Câu chuyện của gia đình ông Áp-ra-ham, với thực tế đau lòng, khó hiểu trên, lại là nơi Thiên Chúa can thiệp sâu vào định hướng của dòng dõi ông. Nếu không có sự can thiệp của Thiên Chúa, chúng ta không biết câu chuyện sẽ đi qua lối rẽ nào. Tuy rằng Thiên Chúa chấp nhận sáng kiến của con người, nhưng Người hành động một cách tích cực để mọi phía đều tốt đẹp. Tôi có dám để Thiên Chúa can thiệp sâu vào sinh hoạt của cộng đồng, cộng đoàn tôi, xã hội chúng ta, Giáo Hội chúng ta? Câu chuyện Chúa chữa hai người bị quỉ ám và bầy heo chết đuối lại gợi cho tôi ý nghĩa rằng tôi có dám để Chúa đánh đổi những giá trị trong cuộc đời tôi không. Tôi có ngại sự hiện diện của Chúa như thể đó là một sự đe doạ đến sự an toàn tôi tạo cho mình, một sự an toàn giả tạo? Hoặc tôi sẵn sàng xin Chúa ở lại và biến đổi dù phải trả một giá khá đắt? Nhưng cái giá phải trả đó có thấm gì đâu với cái giá mà Chúa đã trả để cứu độ tôi! Lạy Chúa Giê-su, xin ở lại với chúng con để biến nơi chúng con thành nơi của bình an của Chúa, biến mỗi chúng con là con người của Chúa.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 26-7, thánh Gioakim và thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17: Mối phúc được thấy được nghe

Ngày 26-7, Thánh Gioakim và Thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17 Mối phúc được thấy được nghe Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm...

Ngày 25-7, thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28: Chọn chỗ nhất trong nước Chúa

Ngày 25-7, Thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28 Chọn chỗ nhất trong nước Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Đoạn Tin mừng hôm nay có liên hệ...

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18: Tôi đi tìm Đấng tôi yêu

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18 Tôi đi tìm Đấng tôi yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ngày 3/6/2022 Đức thánh cha Phanxicô đã...

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30: Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30 Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay gợi lên...

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn): Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn) Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta   Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu ví...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bài trích sách ngôn...

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15: Được cho không phải cho không

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15 Được cho không phải cho không Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu sai...

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, tường thuật việc...

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38: Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt”

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38 Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay thuật lại...

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26: Chạm vào Chúa

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26 Chạm vào Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay thuật lại hai phép lạ của lòng...

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17: Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17 Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Người ta ăn chay với nhiều mục...