Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

NHỮNG GÌ KINH THÁNH ĐÃ CHÉP VỀ THẦY ĐỀU PHẢI ĐƯỢC ỨNG NGHIỆM (Bài Suy niệm Thứ 5 tuần bát nhật PS) – Mai Thi

 

 

NHỮNG GÌ KINH THÁNH ĐÃ CHÉP VỀ THẦY

ĐỀU PHẢI ĐƯỢC ỨNG NGHIỆM

(Bài Suy niệm Thứ 5 tuần bát nhật PS)

 

Với Mầu nhiệm vượt qua của Đức Giêsu Kitô, chúng ta được chiêm ngắm và cảm nhận tình yêu vô cùng của Thiên Chúa đối với nhân loại. Thánh sử Gioan cho chúng ta thấy tình yêu Thiên Chúa dành cho tất cả mọi người ngang qua Đấng Cứu Độ duy nhất – Đức Giêsu Kitô là Tình Yêu nhưng không và đi cho đến tận cùng: Người “Đã yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, Người đã yêu thương họ đến cùng” (Ga 13,1).

Tình Yêu của Thiên Chúa không có giới hạn. Thánh Augustino hay lập đi lập lại tư tưởng này: Tình yêu “đi cho tới cùng, vô tận”. Thiên Chúa làm tất cả cho chúng ta và vì chúng ta: kế hoạch tình yêu đó đã được chuẩn bị từ lâu, trải dài qua toàn bộ mạc khải Kinh thánh và được viên mãn trong Đức Giêsu Kitô. Chính vì vậy sau khi sống lại, Đức Giêsu đã khẳng định lại với các môn đệ: “Khi còn ở với anh em, Thầy đã từng nói với anh em rằng tất cả những gì sách Luật Môsê, Các Sách Ngôn Sứ và các Thánh Vịnh đã chép về Thầy đều phải được ứng nghiệm” (Lc 24, 44).

Thử đọc lại vài cuốn trong bộ Thánh kinh Cựu ước để thấy điều mà các tác giả nhiều trăm năm trước đã được Thánh Thần linh ứng để chuẩn bị cho sự xuất hiện của Đức Giêsu: Người là Đấng cứu độ trần gian. Đó cũng là ý tưởng chủ đạo trong Bài đọc I (Cv 3, 11-26) khi thánh sử Luca ghi lại nội dung bài giảng của Thánh Phêrô cho dân chúng. Tông đồ trưởng Phêrô nhắc nhở mọi người cần đọc lại những lời Kinh Thánh vì Kinh Thánh đã làm chứng về Đức Giêsu Kitô.

Ngôn sứ Mikha loan báo về Đấng Thiên Sai sẽ sinh ra từ giòng dõi David, tại Bethlehem (x. Mk 5, 4). Còn Isaia công bố danh tánh và sứ vụ của Đấng Mêsia: “Thánh Thần Chúa xức dầu tấn phong và sai Người đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo, chữa lành những người bệnh, phóng thích kẻ bị giam cầm” (Is 61, 1); đồng thời, Đấng Thiên Sai phải chịu nhiều đau khổ để gánh tội cho con người. Isaia đã nói đến những đau khổ mà Đức Giêsu Kitô – Người Tôi Trung của Thiên Chúa – sẽ phải chịu để đền tội thay cho nhân loại: “Tôi đã đưa lưng cho người ta đánh đòn giơ má cho người ta giật râu. Tôi đã không che mặt khi bị mắng nhiếc, phỉ nhổ” (Is 50, 6). Hay ở những chương kế tiếp chúng ta còn thấy rõ ràng hơn: “Chính Người đã bị đâm vì chúng ta phạm tội, bị nghiền nát vì chúng ta lỗi lầm. Người đã bị sửa trị để chúng ta được bình an, đã mang thương tích cho chúng ta được chữa lành” (Is 53, 5). Đặc biệt ngôn sứ Hôsê hé lộ về “Đấng Thiên Sai sẽ phải chịu chết và ngày thứ ba Người sẽ sống lại” (Hs 6, 2). Bên cạnh đó, tác giả Thánh vịnh cũng xướng lên niềm hy vọng khi được liên kết với ơn của Đấng chiến thắng tử thần: Thiên Chúa không “Đành bỏ mặc con trong cõi âm ty, không để kẻ hiếu trung này hư nát trong phần mộ” (Tv 16, 10).

Thánh Phêrô tiếp tục đọc lại chuyện đã qua đồng thời lồng vào đó xác tín của mình: “Đức Giêsu, Đấng mà chính anh em đã nộp và chối bỏ trước mặt quan Philatô, dù quan ấy xét là phải tha. Anh em đã chối bỏ Đấng Thánh và Đấng Công Chính, mà lại xin ân xá cho một tên sát nhân. Anh em đã giết Đấng khơi nguồn sự sống, nhưng Thiên Chúa đã làm cho Người trỗi dậy từ cõi chết: về điều này, chúng tôi xin làm chứng” (Cv 3, 13-16). Cũng tương tự như vậy, trong bài giảng đầu tiên rất hùng hồn của Thánh Phêrô, ngài đã khẳng định chắc chắn rằng: “Theo kế hoạch Thiên Chúa đã định và biết trước, Đức Giêsu đã bị nộp, và anh em đã dùng bàn tay kẻ dữ đóng đinh Người vào thập giá mà giết đi. Nhưng Thiên Chúa đã làm cho Người sống lại, giải thoát Người khỏi những đau khổ của cái chết. Vì lẽ cái chết không tài nào khống chế được Người mãi” (Cv 2,23-24).

Qua tất cả hành trình dài chuẩn bị cho Đấng cứu thế đến với chúng ta như vậy chắc chắn Thiên Chúa muốn công bố với chúng ta một sứ điệp: sứ điệp yêu thương được hoàn tất qua mầu nhiệm tử nạn và Phục sinh của Đức Giêsu Kitô. Chính Người đã khẳng định trong bài Tin Mừng (Lc 24, 35-48): “Tất cả những gì sách Luật Môsê, các Sách Ngôn Sứ và các Thánh vịnh đã chép về Thầy đều được ứng nghiệm”.

Tuy nhiên những lời hứa trực tiếp của Thiên Chúa với các tổ phụ, với Môsê (đất hứa, sự sung túc, con cháu đầy đàn), những lời hứa của Ngài đối với Dân Ngài qua các Ngôn sứ, qua các lời Thánh vịnh (sự thái bình, thịnh vượng…) nhưng quan trọng nhất là ơn cứu độ, tình yêu nhưng không và trọn vẹn Thiên Chúa ban cho ta trong Con yêu dấu của Ngài. Đức Giêsu là quà tặng cao quí nhất đối với chúng ta. Mầu nhiệm vượt qua của Người đưa chúng ta vào vương quốc tình yêu, hạnh phúc và trường cửu. Chúng ta được mời gọi đón nhận mạc khải Kinh Thánh, tin tưởng lời hứa cứu độ và sống tất cả những lời giáo huấn mà Chúa đã dạy trong ơn gọi và sứ mạng của mình mỗi ngày.

 

Mai Thi

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 26-7, thánh Gioakim và thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17: Mối phúc được thấy được nghe

Ngày 26-7, Thánh Gioakim và Thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17 Mối phúc được thấy được nghe Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm...

Ngày 25-7, thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28: Chọn chỗ nhất trong nước Chúa

Ngày 25-7, Thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28 Chọn chỗ nhất trong nước Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Đoạn Tin mừng hôm nay có liên hệ...

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18: Tôi đi tìm Đấng tôi yêu

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18 Tôi đi tìm Đấng tôi yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ngày 3/6/2022 Đức thánh cha Phanxicô đã...

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30: Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30 Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay gợi lên...

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn): Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn) Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta   Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu ví...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bài trích sách ngôn...

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15: Được cho không phải cho không

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15 Được cho không phải cho không Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu sai...

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, tường thuật việc...

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38: Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt”

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38 Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay thuật lại...

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26: Chạm vào Chúa

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26 Chạm vào Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay thuật lại hai phép lạ của lòng...

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17: Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17 Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Người ta ăn chay với nhiều mục...