Thứ Ba, 26 Tháng Chín, 2023

NIỀM TIN VÀ HÀNH ĐỘNG – THỨ TƯ XXXIII TN – VP DUYÊN THẬP TỰ LÊ VĂN ĐOÀN

TN-229-TUẦN XXXIII-thứ tư

NIỀM TIN VÀ HÀNH ĐỘNG

(Lc 19,11-28)

VP Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

Sau thời gian lưu lại tại Giê-ri-khô, Chúa Giê-su cùng các môn đệ tiếp tục hành trình lên Giê-ru-sa-lem để dự lễ Vượt Qua. Đây là hành trình cuối cùng của Chúa lên Thánh Đô, vì chính nơi đây, trong vài tuần nữa, Chúa sẽ bị đóng đinh trên thập giá.

Cùng đi với Người, có đoàn người đông đảo, và trên đường đi, có những người mới nhập đoàn. Đám đông và các môn đệ, trong tâm trạng hứng khởi vì tin rằng Chúa sẽ làm điều gì đó thật đặc biệt tai Giê-ru-sa-lem vào lễ Vượt Qua sắp tới, vì trên đường đi Chúa nhắc đi nhắc lại “ngày của Chúa”, “ngày của Con Người”, “ngày quang lâm”, “thời cùng tận”. Cùng với việc được nghe những lời Chúa giảng dạy, họ còn chứng kiến những phép lạ như người mù ăn xin được Chúa chữa cho sáng mắt, rồi chuyện ông thủ lãnh nhóm thu thuế là Da-kêu hoán cải…Họ ca ngợi Thiên Chúa. Họ càng háo hức khi bước chân dẫn đưa Chúa Giê-su đến gần Giê-ru-sa-lem. Họ đang mường tượng điều gì?

Đây là bối cảnh của câu chuyện hôm nay được ghi lại trong trích đoạn Tin Mừng theo thánh Lu-ca chương 19 từ câu 11 đến 28: “Khi dân chúng đang nghe Đức Giê-su, thì Người kể thêm cho họ một dụ ngôn, vì Người đang ở gần Giê-ru-sa-lem và vì họ tưởng là Triều Đại Thiên Chúa sắp xuất hiện đến nơi rồi”. Như vậy, chúng ta cần hiểu dụ ngôn trong văn cảnh này. Và Chúa muốn kể cho họ dụ ngôn để giảm bớt nơi họ – đặc biệt nơi các môn đệ của Người – một thứ cuồng nhiệt nhất thời về Triều Đại Thiên Chúa và thay vào đó là xây dựng niềm tin vững chắc và hành động cho đến ngày Triều Đại Thiên Chúa xuất hiện trong một tương lai xa.

Dụ ngôn về “mười yến bạc” được trao cho mười tôi tớ, được suy niệm và rút ra nhiều bài học, đặc biệt về việc biết sử dụng những ân huệ, những tài năng Chúa ban để sinh lời. Tôi muốn suy niệm dụ ngôn – trong bối cảnh những ngày cuối năm phụng vụ và hướng về “ngày của Chúa quang lâm” – với hai yếu tố liên kết mật thiết với nhau: “NIỀM TIN VÀ HÀNH ĐỘNG”, để với tư cách Ki-tô hữu, chúng ta biết sống thế nào khi mong chờ ngày Chúa Giê-su lại đến.

  1. NIỀM TIN : NỀN TẢNG CỦA TƯƠNG GIAO

Trong dụ ngôn, chúng ta nhận ra một vài yếu tố:

– Một người quí tộc trẩy đi phương xa nhận lãnh vương quyền, rồi trở về. Dân chúng đang háo hức mong chờ Triều Đại Thiên Chúa và tưởng sắp đến rồi. Chúa Giê-su nói đến một người quí tộc, “một người có nguồn gốc cao quí”. Người đó chính là Chúa với nguồn gốc thần linh. Người đó trẩy đi phương xa, nghĩa là vắng mặt một thời gian rất dài: dài vì thời gian và không gian để di chuyển và đòi hỏi của việc nhận vương quyền. Chúa đi đến với Chúa Cha để nhận vương quyền với tước hiệu “vua” (mà chúa nhật tới chúng ta sẽ long trọng cử hành).

– Ông gọi mười người trong các tôi tớ của ông đến, phát cho họ mười nén bạc và nói với họ: ‘Hãy lo làm ăn sinh lợi cho tới khi tôi đến’. Con số mười là con số đầy đủ, nghĩa là mọi người đều nhận được như nhau. Đây là điều ông chủ ký thác cho các đầy tớ trong thời gian ông vắng mặt. Đó là điều Chúa muốn chúng ta thực hiện trong khi chờ ngày Chúa trở lại.

– Nhưng đồng bào ông ghét ông, nên họ sai phái đoàn đến sau ông để nói rằng: ‘Chúng tôi không muốn ông này làm vua chúng tôi’. Đây chính là sự kiện sẽ xảy ra vào ngày Chúa Giê-su sẽ bị xét xử tại Giê-ru-sa-lem. Trước quan tổng trấn Phi-la-tô đang ngồi xét xử, những người Do Thái – đồng bào của Chúa –  đã từ chối Chúa và chỉ nhận có một vua của họ là hoàng đế Xê-da.

Qua những yếu tố trên trong dụ ngôn, Chúa Giê-su đề cập một cách gián tiếp và “bóng gió” chính bản thân Người. Người chính là nhân vật quan trọng trong dụ ngôn. Điều chúng ta muốn nhấn mạnh nơi đây – trong hướng suy niệm – đó là niềm tin. Niềm tin giữa ông chủ quí tộc và các người tôi tớ. Ông chủ tin vào họ khi trao cho họ những nén bạc, những của cải của ông, và ông tin là họ sẽ biết cách sinh lời. Ông tin là họ sẽ biết hành động. Niềm tin kết dệt nên tương giao. Đó là trường hợp của hai người tôi tớ đầu tiên.

Trái lại, không có niềm tin, sẽ không hành động. Không niềm tin sẽ ù lì, không dấn thân cũng chẳng phát huy sáng kiến. Đó là trường hợp của người đầy tớ thứ ba. Hơn thế nữa, không có niềm tin cũng sẽ là phản đối và chống đối. Đó là trường hợp của những người không muốn ông qúi tộc làm vua của họ.

Trong đời sống Ki-tô hữu, điều quan trọng là niềm tin hay còn gọi là đức tin. Là một ân sủng Chúa ban, đức tin cũng là thái độ của con người đối với Thiên Chúa, thái độ của chúng ta đối với Chúa Giê-su. Chúng ta tin và tuyên xưng Chúa Giê-su là Chúa, là Vua; chúng ta tin rằng Chúa ban ân huệ cho cho chúng ta, vì “từ nguồn sung mãn của Người, tất cả chúng ta đã lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác” (Ga 1,16). Nhưng, về phần mình, chúng ta cũng cần chứng minh niềm tin, đức tin, của chúng ta bằng hành động. Hành động minh chứng lòng tin.

  1. NIỀM TIN THÚC ĐẨY HÀNH ĐỘNG

Dụ ngôn tiếp tục với sự kiện những người tôi tớ ra đi sau khi lãnh nhận nén bạc từ ông chủ của mình. Đây là lúc họ phải hành động, tự mình, vì ông chủ vắng mặt. Họ phải tự xoay sở, với những sáng kiến và nhiệt tâm. Họ đã nhận được niềm tin của ông chủ. Và đây là lúc họ phải đặt niềm tin vào chính mình. Không có niềm tin vào chính mình, không thể hành động và đạt kết quả. Đặt niềm tin vào bản thân – trong chính niềm tin của ông chủ – là dấn thân và không ngại đầu tư. Hai người tôi tớ đã không ngại vất vả để sinh lợi từ vốn liếng của ông chủ. Mồ hôi, nước mắt và cả máu là cái giá của việc sinh lợi. Và đó là cái giá trị của niềm tin thúc đẩy hành động.

Trái lại, người tôi tớ thứ ba không hành động, đem chôn vùi nén bạc của chủ: tại sao? Anh không có niềm tin vào ông chủ, như sau này, qua lời phát biểu của anh với ông chủ: “Tôi sợ ngài, vì ngài là người khắc nghiệt, đòi cái không gửi, gặt cái không gieo”. Anh sợ vì anh không có niềm tin. Anh sợ, anh không có niềm tin, vì anh không có tương giao, không có mối liên hệ. Và vì thế, anh không hiểu chủ của anh. Hay đúng hơn, anh mang một thứ lăng kính thành kiến với ông chủ. Nhưng tại sao lại có thứ lăng kính này? Lăng kính này, thật ra, là thứ biện minh cho bản thân anh. Anh không tin vào ông chủ, vì thế, anh cũng chẳng tin vào bản thân mình. Anh sợ ông chủ, nên anh sợ mọi thứ, sợ cả cái “liều lĩnh” của sự dấn thân. Anh cũng sợ thất bại; vì thế anh đứng ngoài cuộc chơi. Anh không dám đầu tư.

Hình ảnh của ba người tôi tớ này hé lộ cho chúng ta cách hành xử của chúng ta với tư cách là Ki-tô hữu. Cuộc sống dương gian hiện tại là thời gian hành động, thời của sinh lợi cho Thiên Chúa và tha nhân. Chúng ta sống như thể Chúa vắng mặt. Chính chúng ta phải hành động. Nhưng hành động bằng phương cách nào? Chúa Giê-su Ki-tô đã ban Chúa Thánh Thần cho các môn đệ, cho Giáo Hội qua mọi thời đại, và cho mỗi chúng ta ngày nay. Chúng ta hoạt động trong niềm tin vào Chúa Thánh Thần, Đấng linh hứng tư tưởng và hành vi của chúng ta. Chúa Thánh Thần ở trong chúng ta, để chúng ta tự tin vào bản thân và dám dấn thân vào cuộc sống này với biết bao công cuộc của Giáo Hội và xã hội. Công cuộc không thiếu, chỉ thiếu niềm tin và dấn thân. Đây là thời gian của chúng ta hoạt động cùng với Chúa Thánh Thần. Đây là thời chúng ta hoạt động trong lòng Giáo Hội để mưu ích cho thế giới, cho nhân loại, để nâng cao phẩm giá con người. Đây là thời hoạt động cho đến ngày Chúa trở lại.

  1. NIỀM TIN TƯỞNG THƯỞNG NIỀM TIN

Và dụ ngôn được khép lại với cuộc trở về của ông chủ quí tộc bây giờ đã là một vị vua. Đây là hình ảnh của Chúa Giê-su Ki-tô vào ngày của Chúa, vào ngày Chúa quang lâm. Những người tôi tớ đến trình diện với ông chủ tân vương của họ với những gì họ làm trong thời gian ông vắng mặt.

Hai người tôi tớ đầu tiên đến yết kiến ông với tâm thái bình an và khiêm tốn. Chúng ta để ý đến lời họ nói: “Thưa ngài, nén bạc của ngài đã sinh lợi được mười nén”, “thưa ngài, nén bạc của ngài đã làm lợi được năm nén”. Họ nói đến nén bạc của ông chủ, không một chút đá động đến công khó vất vả của họ. Một lần nữa, chúng ta nhận ra niềm tin của hai người tôi tớ này: họ tin vào ông chủ của họ, và niềm vui của họ là hoạt động để niềm tin của ông chủ sinh lợi. Đó cũng phải là kết quả của cuộc đời Ki-tô hữu của chúng ta. Đó là nhận được chính niềm tin của Chúa Ki-tô trước mặt Chúa Cha. Người sẽ tuyên xưng chúng ta trước Thiên Chúa và các thánh của Người.

Và ông chủ tân vương đã tưởng thưởng cho họ bằng niềm tin. Không phải với số lời để mua nhà hay cung cấp vật chất cho họ, mà uỷ thác cho họ niềm tin lớn hơn, để niềm tin của họ cũng được lớn lên trong hành động vì lợi ích của số đông người hơn : “cai trị mười thành”, “cai trị năm thành”. Đó là được cùng hiển trị với Chúa Ki-tô. Chúng ta không nói đến người tôi tớ thứ ba, người đã đánh mất niềm tin và kết quả cũng sẽ là một sự mất niềm tin hoàn toàn, cũng như những người đã chống đối Chúa sẽ nhận một kết quả bi thương.

Kết cục của dụ ngôn phải phải là một động viên cho chúng ta trong hành trình đi theo Chúa để sống đời Ki-tô hữu. “Đức Giê-su nói những lời ấy xong, thì Người dẫn đầu các môn đệ, tiến lên Giê-ru-sa-lem”. Đây là một sự tiến vào để hiến mạng sống, để niềm tin của Chúa Giê-su vào Thiên Chúa Cha được hiện thực bằng hành động hy sinh của Người. Giê-ru-sa-lem dưới đất phải là bệ phóng dẫn đến Giê-ru-sa-lem trên trời. Niềm tin vào Chúa Ki-tô ở trần gian này phải được hoàn tất trong hạnh phúc vĩnh cửu, nơi chúng ta cùng được hiển trị với Chúa Ki-tô trong vinh quang. Để chờ đến ngày đó, trong hiện tại, chúng ta hãy là những người chất chứa “NIỀM TIN VÀ HÀNH ĐỘNG”.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ Ba, Tuần XXV TN, Lc 8,19-21: Những ai thực sự thuộc gia đình của Đức Giêsu

THỨ BA TUẦN XXV THƯỜNG NIÊN Lu-ca 8,19-21 Những Ai Thực Sự Thuộc Gia Đình Của Đức Giêsu Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP Nguồn gốc...

Thứ Hai, Tuần XXV TN, Lc 8,16-18: Lãnh nhận và truyền bá giáo huấn của Đức Giêsu

THỨ HAI TUẦN XXV THƯỜNG NIÊN Lu-ca 8,16-18 Lãnh Nhận Và Truyền Bá Giáo Huấn Của Đức Giêsu Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP Ở giữa...

Thứ Bảy, Tuần XXIV TN, Lc 8,4-15: Dụ ngôn người gieo giống

THỨ BẢY TUẦN XXIV THƯỜNG NIÊN Lu-ca 8,4-15 Dụ Ngôn Người Gieo Giống Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP Một nghiên cứu về truyền thông đã...

Thứ Sáu, Tuần XXIII TN, Lc 8,1-3: Những người phụ nữ đi theo Đức Giêsu

THỨ SÁU TUẦN XXIV THƯỜNG NIÊN Lu-ca 8,1-3 Những Người Phụ Nữ Đi Theo Đức Giêsu Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP Tin Mừng hôm nay...

Thứ Năm, Tuần XXIV TN, Lc 7,36-50: Người nhụ nữ tội lỗi đã được tha thứ và đã yêu mến Chúa nhiều

THỨ NĂM TUẦN XXIV THƯỜNG NIÊN Lu-ca 7,36-50 Người Phụ Nữ Tội Lỗi Đã Được Tha Thứ Và Đã Yêu Mến Chúa Nhiều Cha M. Basilio...

Thứ Tư, Tuần XXIII TN, Lc 7,31-35: Đức Giêsu phán đoán về thế hệ của ngài

THỨ TƯ TUẦN XXIV THƯỜNG NIÊN Lu-ca 7,31-35 Đức Giêsu Phán Đoán Về Thế Hệ Của ngài Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP “Không gì nham...

Thứ Ba, Tuần XXIV TN, Lc 7,11-17: Đức Giêsu cho con trai bà góa thành Na-in sống lại

THỨ BA TUẦN XXIV THƯỜNG NIÊN Lu-ca 7,11-17 Đức Giêsu Cho Con Trai Bà Góa Thành Na-in Sống Lại Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP Tin...

Thứ Hai, Tuần XXIV TN, Lc 7,1-10: Chúa Giêsu chữa người nô lệ của một đại đội trưởng

THỨ HAI TUẦN XXIV THƯỜNG NIÊN Lu-ca 7,1-10 Chúa Giêsu Chữa Người Nô Lệ Của Một Đại Đội Trưởng Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP Chuyện kể...

Thứ Bảy, Tuần XXIII TN, Lc 6,43-49: Cây nào quả ấy

THỨ BẢY TUẦN XXIII THƯỜNG NIÊN Lu-ca 6,43-49 Cây Nào Quả Ấy Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP “Không có câu nào tốt mà lại sinh...

Thứ Năm, Tuần XXIII TN, Lc 6,27-38: Yêu thương kẻ thù

THỨ NĂM TUẦN XXIII THƯỜNG NIÊN Lu-ca 6,27-38 Yêu Thương Kẻ Thù Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP Tổng thống Abraham Lincoln đã từng được chất...

Thứ Tư, Tuần XXIII TN, Lc 6,20-26: Bài giảng khai mạc các mối phúc và các mối họa

THỨ TƯ TUẦN XXIII THƯỜNG NIÊN Lu-ca 6,20-26 Bài Giảng Khai Mạc Các Mối Phúc Và Các Mối Họa Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP Chuyện...

Thứ Ba, Tuần XXIII TN, Lc 6,12-19: Đức Giêsu tuyển chọn mười hai Tông Đồ

THỨ BA TUẦN XXIII THƯỜNG NIÊN Lu-ca 6,12-19 Đức Giêsu Tuyển Chọn Mười Hai Tông Đồ Cha M. Basilio Nguyễn Văn Phán, CĐTP Tin Mừng hôm nay...