Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

NỚI RỘNG CON TIM – Suy niệm Thứ Ba, Tuần XI TN – Vp. Duyên Thập Tự

TN-073-TUẦN XI-thứ Ba

NỚI RỘNG CON TIM

(2Cr 8,1-9 / Mt 5,43-48)

VP Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

Để có sức khoẻ tốt, trái tim cần luôn ở chế độ bình thường, nghĩa là không bị lớn quá hay nhỏ quá, đập với nhịp đều đều. Nhưng để sống, trái tim phải đập, phải giãn nở và co thắt theo nhịp nhận và cho của dòng máu từ chi thể vào tim hay từ tim ra các chi thể. Như vậy, trái tim khoẻ là có chỉ số tâm thu và tâm trương hài hoà với nhau. Nếu trái tim thể lý cần thực hiện hai chức năng thu và trương, nghĩa là nhận và cho dòng máu, thì trái tim bên trong (nội tâm) cũng cần hai nhịp đó trong đời sống thiêng liêng.

Nhưng để có thể cho đi, thì trái tim cũng cần phải giãn nở, nghĩa là mở rộng: mở rộng nơi chính trái tim và mở rộng hướng đi đến những đối tượng. Các bài đọc Kinh Thánh hôm nay gợi cho tôi một đòi hỏi dành cho người môn đệ Chúa Giêsu – là anh chị em, là tôi, là chúng ta – đó là nới rộng con tim. Con tim nới rộng ở đây hướng về tha nhân; đồng thời con tim nới rộng đó cũng là hoạ lại chính trái tim vĩ đại của Cha Trên Trời, của Chúa Giêsu Kitô.

 1. NỚI RỘNG CON TIM ĐỂ TRỢ GIÚP ANH CHỊ EM NGHÈO KHÓ

Chúng ta tiếp tục suy niệm với nhau về nội dung thư thứ hai của thánh Phao-lô gửi giáo đoàn Cô-rin-tô. Trong trích đoạn hôm nay, chương 8 từ câu 1 đến 9, thánh Phao-lô kêu mời cộng đoàn Giáo Hội Cô-rin-tô cùng tham gia với các giáo đoàn khác trong việc cứu trợ anh chị em ki-tô hữu thuộc Giáo Hội Mẹ tại Giê-ru-sa-lem. Cộng đoàn Giáo Hội tại Giê-ru-sa-lem đang trải qua một thời kỳ rất khó khăn về phương diện vật chất: anh chị em lâm vào cảnh thiếu thốn những nhu cầu cần thiết để sinh sống. Chính vì thế, thánh Phao-lô đã nhiệt tâm vận động các giáo đoàn đang có điều kiện giúp đỡ những anh chị em này. Và ngài viết cho giáo đoàn Cô-rin-tô để mong họ tham gia vào công cuộc lạc quyên.

Để khuyến khích họ nhiệt thành tham gia, thánh Phao-lô đã nêu gương của các giáo đoàn ở Ma-kê-đô-ni-a. Ngài viết: “Thưa anh em, chúng tôi xin báo cho anh em biết ân huệ Thiên Chúa đã ban cho các Hội Thánh ở Ma-kê-đô-ni-a. Trải qua bao nỗi gian truân, họ vẫn được chan chứa niềm vui; giữa cảnh khó nghèo cùng cực, họ lại trở nên những người giầu lòng quảng đại.” Điều thánh Phao-lô nhấn mạnh nơi các giáo đoàn này, đó là chan chứa niềm vui và giầu lòng quảng đại. Niềm vui của Tin Mừng tràn ngập cuộc sống của các anh chị em này; và đó cũng là niềm vui của con tim rộng mở, nghĩa là lòng quảng đại. Các anh chị em ki-tô hữu này đã nới rộng con tim để mở ra với Tin Mừng và để chia sẻ vật chất với các anh chị em nghèo khó. Thánh Phao-lô minh chứng: “Họ đã tự nguyện theo sức họ, và tôi xin làm chứng là quá sức họ nữa; họ khẩn khoản nài xin chúng tôi cho họ được phúc tham dự vào việc phục vụ các người trong dân thánh. Họ đã vượt quá điều chúng tôi mong ước…” Quả là hình ảnh thật đẹp của những ki-tô hữu thuộc các cộng đoàn Giáo Hội, những con người nới rộng con tim để trợ giúp anh chị em nghèo khó. Đây là chứng tá Tin Mừng: Tin Mừng giúp những người đón nhận Tin Mừng mở ra với tha nhân và những nhu cầu cụ thể của họ. Đây là những con tim đập theo ân sủng của Thiên Chúa và đập theo sức thúc đẩy của Tin Mừng.

Sau khi nói đến lòng quảng đại của các giáo đoàn tại Ma-kê-đô-ni-a, thánh Phao-lô hướng về anh chị em ki-tô hữu của giáo đoàn Cô-rin-tô, với những lời lẽ sau đây: “Cũng như anh em từng trổi vượt về mọi mặt: về đức tin, lời giảng, sự hiểu biết, lòng nhiệt thành trong mọi lãnh vực, và về lòng bác ái mà anh em đã học được nơi chúng tôi, thì anh em cũng phải trổi vượt về lòng quảng đại trong dịp lạc quyên này nữa”. Thánh Phao-lô mời gọi họ khi trổi vượt về các lãnh vực khác, thì cũng hãy trổi vượt về lòng quảng đại, nghĩa là nới rộng con tim để trợ giúp các anh chị em nghèo khó. Và ngài nói thêm: “Tôi nói thế để không phải ra lệnh cho anh em đâu. Nhưng tôi chỉ nêu lên lòng nhiệt thành của người khác để xem lòng yêu mến của anh em chân thành đến mức nào”.

Những tai hoạ như bão lụt hay đại dịch Covid – mà anh chị em và chúng ta đã và đang sống – là cơ hội để con tim của chúng ta đập những nhịp thương cảm và quảng đại. Những nhịp đập đó phải được cụ thể bằng việc trợ giúp vật chất. Thánh Gio-an đã cảnh tỉnh về một thứ bác ái không việc làm, chỉ ở đầu môi chót lưỡi (x.1Ga 3,18). Và thánh Gia-cô-bê đã nói về một loại đức tin không việc làm, chúc người anh em đi bình an, ăn no mặc ấm, mà chẳng cho chút gì để họ độ thân (x.Gc 2,16).

 2. NỚI RỘNG CON TIM ĐẾN TẬN BIÊN CƯƠNG THÙ NGHỊCH

Nới rộng con tim để trợ giúp anh chị em ki-tô hữu gặp khó khăn đã là một việc làm rất có giá trị, vì đó là trợ giúp chính Chúa (x.Mt 25,40). Nhưng chúng ta cũng phải “vượt biên”, nghĩa là vượt qua biên giới của những người gần mà hướng đến những người ở xa. Chúng ta được thúc bách đến những vùng đất thù nghịch, nơi những người ở đó không nhận chúng ta là anh em mà là kẻ thù, nơi mà chúng ta được tiếp đón không phải như những người bạn mà như rơi vào tay những kẻ ngược đãi. Vậy phải phản ứng thế nào?

Chúng ta tiếp tục suy niệm về Bài Giảng Trên Núi trong Tin Mừng theo thánh Mát-thêu. Trong trích đoạn hôm nay, chương 5 từ câu 43 đến 48, Chúa Giêsu kêu mời các môn đệ Người có thái độ không những tích cực và còn đi sâu vào trong con tim mình để hành động như là một môn đệ đích thực của Chúa.

Chúa nói: “Anh em đã nghe Luật dạy rằng: hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những người ngược đãi anh em”. Luật Mô-sê đã vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa đồng loại, nghĩa là những người gần, cận thân, và kẻ thù, những người ở xa. Và thái độ yêu, ghét cũng hết sức rõ ràng. Như vậy, trái tim chỉ mở cho cận thân và đóng lại với kẻ thù. Trái lại, Chúa Giêsu đòi hỏi các môn đệ Chúa phải yêu và cầu nguyện cho những kẻ thù, những người bách hại mình. Nghĩa là trái tim phải mở ra cho họ, và khi yêu cũng như cầu nguyện là nới rộng con tim mình. Chỉ khi trái tim nới rộng, chúng ta mới có thể yêu kẻ thù. Chỉ khi con tim nới thật rộng, chúng ta mới có thể cầu nguyện cho những người bách hại mình. Đây là vấn đề của con tim, chứ không phải là vấn đề của lý trí hay cảm xúc. Đây là con tim được “thần hoá”, được “Ki-tô hoá”, nghĩa là con tim chúng ta mang chiều kích “Chúa” thì mới có thể hành động như vậy được.

Đây thật sự là một thách đố lớn chung cho mọi người, riêng cho các môn đệ Chúa. Yêu kẻ thù không phải là một sự bố thí cho họ một chút “lòng thương hại” của mình, mà là yêu thật sự, yêu với con tim nới rộng với nhịp đập yêu thương. Rất thách đố! Cầu nguyện cho người bách hại mình không phải là quăng cho họ một lời nguyện đôi khi mang chất liệu lên án khi xin Thiên Chúa oán phạt họ, nhưng là thật sự đưa họ vào con tim của mình và con tim của Thiên Chúa, để xin Thiên Chúa thực hiện những gì tốt nhất cho họ. Cầu nguyện cho những người bách hại mình được mạnh khoẻ, bình an và hạnh phúc! Rất khó cầu nguyện như thế! Rất thách đố! Như vậy, chúng ta không tự sức mình hành động như thế được, chúng ta cần Thiên Chúa: cần Chúa Cha và Chúa Giêsu.

 3. XIN ĐƯỢC CON TIM CỦA THIÊN CHÚA

Chúng ta cần thành tâm cầu xin Chúa Cha “thánh hoá” và “thánh hiến” con tim của chúng ta.

Trong trích đoạn Tin Mừng, Chúa Giêsu đã nói đến việc các môn đệ của Người hành động như trên, nghĩa là yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những người bách hại, như là điều kiện để trở nên con cái của Cha Trên Trời. Chúa nói: “Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em, Đấng ngự trên trời, vì Người cho mặt trời của Người mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất chính.” Con tim của Cha Trên Trời là con tim vĩ đại, yêu hết mọi người, vì tất cả là con của Người; đôi tay của Cha Trên Trời ôm hết mọi người, vì tất cả đều cần được cứu độ. Tình yêu của Cha Trên Trời dành cho từng người và mọi người. Bầu trời của Cha Trên Trời che chở tất cả mọi người. Chúng ta cần được Cha Trên Trời ban cho chúng ta trái tim của Người để có thể yêu như Người.

Còn trong trích đoạn của thư thứ hai Cô-rin-tô trên kia, thánh Phao-lô đã nói đến một chân lý nền tảng, chân lý của con tim vĩ đại của Chúa Giêsu: “Quả thật, anh em biết Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, có lòng quảng đại như thế nào: Người vốn giầu sang phú quí, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giầu có.” Con tim vĩ đại của Chúa Giêsu Kitô đã nới rộng con tim của các môn đệ Người, để họ có thể hành động như chính Chúa.

Hai bài đọc hôm nay mời gọi chúng ta mong ước nới rộng con tim của mình, để vừa yêu thương những người ở gần cũng thương yêu những người ở xa, giúp đỡ những người đang cần cứu trợ cũng như cầu nguyện cho những người bách hại mình. Như thế, chúng ta là con của Cha, môn đệ của Chúa Giêsu và là tông đồ của bình an. Là tông đồ của bình an, đi đến đâu, chúng ta cũng chúc bình an cho những người ở đó (x.Mt 10,12). Và đó là bình an của Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã đến loan Tin Mừng bình an: bình an cho anh em là những kẻ ở xa, và bình an cho những kẻ ở gần” (Ep 2,7).

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 26-7, thánh Gioakim và thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17: Mối phúc được thấy được nghe

Ngày 26-7, Thánh Gioakim và Thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17 Mối phúc được thấy được nghe Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm...

Ngày 25-7, thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28: Chọn chỗ nhất trong nước Chúa

Ngày 25-7, Thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28 Chọn chỗ nhất trong nước Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Đoạn Tin mừng hôm nay có liên hệ...

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18: Tôi đi tìm Đấng tôi yêu

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18 Tôi đi tìm Đấng tôi yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ngày 3/6/2022 Đức thánh cha Phanxicô đã...

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30: Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30 Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay gợi lên...

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn): Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn) Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta   Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu ví...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bài trích sách ngôn...

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15: Được cho không phải cho không

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15 Được cho không phải cho không Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu sai...

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, tường thuật việc...

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38: Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt”

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38 Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay thuật lại...

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26: Chạm vào Chúa

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26 Chạm vào Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay thuật lại hai phép lạ của lòng...

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17: Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17 Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Người ta ăn chay với nhiều mục...