Thứ Bảy, 27 Tháng Bảy, 2024

NỘP!!! Suy niệm Thứ Hai, Tuần XIX TN – Vp. Duyên Thập Tự

TN-129-TUẦN XIX- thứ Hai

NỘP!!!

 (Mt 17,22-27)

VP Duyên Thập Tự Lê Văn Đoàn

Trong cuộc đời con người, có những từ ngữ vừa quen thuộc nhưng lại vừa xa lạ. Quen thuộc hay xa lạ không phải do chính từ ngữ mà do nội dung mà từ ngữ đó chuyển tải. Nói dễ hiểu hơn, cùng một từ ngữ nhưng đối tượng từ ngữ đó nhắm tới gây nên những cảm xúc khác nhau nơi người sử dụng hay người nghe. Thí dụ cùng một động từ, nhưng có những túc từ đối tượng khác nhau, tạo nên phản ứng khác nhau. Động từ giết chẳng hạn, nếu túc từ đối tượng là một con vật, thì đó là điều bình thường như giết một con gà để làm thực phẩm. Nhưng nếu đó là một con người, thì hành động giết trở thành một tội ác lớn.

Trong bài Tin Mừng hôm nay, Tin Mừng theo thánh Mát-thêu chương 17 từ câu 22 đến 27, có một động từ được sử dụng, đó là động từ “NỘP” nhưng với hai đối tượng khác nhau được diễn đạt dưới hai cách thức khác nhau chủ động và thụ động. Tôi xin được chia sẻ với anh chị em về nội dung của động từ “NỘP” mà trích đoạn Tin Mừng nói đến.

 1. THẦY CÁC ÔNG KHÔNG NỘP THUẾ SAO?

Trong trích đoạn Tin Mừng, chúng ta đọc thấy chi tiết: Khi thầy trò tới Ca-phác-na-um, thì những người thu thuế cho đền thờ đến hỏi ông Phê-rô: “Thầy các ông không nộp thuế sao?” Ông đáp: “Có chứ!”. Và câu chuyện diễn tiến thế nào, chúng ta đã biết. Chúa muốn nộp thuế để khỏi gây cớ vấp phạm cho họ, nên Chúa cũng phải làm một phép lạ là cho một con cá ngậm đủ số tiền đóng thuế, mà ông Phê-rô sẽ câu được nó. Chúng ta tự hỏi là ông Giu-đa đâu rồi, vì ông là người giữ túi tiền cho nhóm Mười Hai. Chẳng lẽ không có đồng tiền nào dự trữ sao. Hoặc là Chúa và các môn đệ nghèo quá, sống ngày nào biết ngày đó, không dự trữ để phòng thân, để dự trù những tình huống bất ngờ như sự kiện đóng thuế hôm nay. Chúng ta không biết, chỉ thấy là Chúa phải nhờ tài câu cá của ông Phê-rô và cả việc dụ con cá có lẽ vừa ngậm được đồng tiền của du khách hay người câu cá nào đó đánh rơi vì con cá tưởng là thức ăn.

Qua câu chuyện này, chúng ta nhận thấy rằng việc “nộp thuế” là chuyện nhỏ, chuyện cũng dễ thực hiện, vì đó là chuyện của sinh hoạt nhân loại, không có nhiều ảnh hưởng đến vận mệnh của chính bản thân người nộp thuế. Nộp thuế là nộp cái bên ngoài bản thân, đó là đồng tiền hay sản phẩm nào đó. Chúng ta cũng đã, đang và sẽ nộp thuế. Đó là nhiệm vụ công dân hay với tư cách là thành viên của Giáo Hội. Chúng ta vẫn thực hiện và không có gì khó khăn, vì chỉ là trích một phần trăm nhỏ nào đó trong tổng thu nhập. Nộp thuế là đóng góp những thứ bên ngoài chúng ta. Nhưng có một thứ “nộp” khác rất đòi hỏi và giá cũng rất đắt, liên quan đến chính bản thân người nộp.

 2. CON NGƯỜI SẮP BỊ NỘP VÀO TAY NGƯỜI ĐỜI

Trong trích đoạn Tin Mừng, Chúa Giê-su nói với các môn đệ: “Con Người sắp bị nộp vào tay người đời, họ sẽ giết chết Người, và ngày thứ ba Người sẽ chỗi dậy”. Các môn đệ rất buồn phiền khi nghe những lời ấy.

Từ ngữ được sử dụng ở đây là động từ “nộp” dưới hình thức của câu bị động, thụ động: Con Người bị nộp. Chúa Giê-su tiên báo số phận của Chúa là sẽ bị nộp vào tay ngời đời và sẽ bị giết chết. Đây là số phận đau thương của Chúa. Nhưng nếu đặt động từ nộp ở hình thức chủ động, thì chủ từ là ai? Ai nộp Con Người? Chúa chỉ nói đến tương lai gần của bản thân Chúa “sắp bị nộp’, chứ không nói về ai sẽ nộp Người. Trong Tin Mừng theo thánh Lu-ca, “Người nói với các môn đệ: “Phần anh em, hãy lắng nghe những lời sau đây: Con Người sắp bị nộp vào tay người đời”. Và thánh sử ghi nhận: “Nhưng các ông không hiểu lời đó, vì đối với các ông, lời đó còn bí ẩn, đến nỗi các ông không nhận ra ý nghĩa. Nhưng các ông sợ không dám hỏi lại Người về lời ấy” (Lc 9,44-45). Các môn đệ buồn và không dám hỏi Chúa thêm. Chính Chúa cũng không nói thêm gì nữa. Nhưng rồi cũng sẽ tới lúc phải đặt vấn đề “ai nộp Con Người”.

Thời điểm nói rõ việc ai nộp Con Người đã đến, đó là trong bữa tiệc ly. Chúng ta nghe tường thuật trong Tin Mừng theo thánh Mát-thêu: “Chiều đến, Đức Giê-su vào bàn tiệc với mười hai môn đệ. Đang bữa ăn, Người nói: “Thầy bảo thật anh em, một người trong anh em sẽ nộp Thầy”. Các môn đệ buồn rầu quá sức, lần lượt hỏi Người: “Thưa Ngài, chẳng lẽ con sao?” Người đáp: “Kẻ giơ tay chấm chung một dĩa với Thầy, đó là kẻ nộp Thầy. Đã hẳn Con Người ra đi theo như lời đã chép về Người, nhưng khốn cho kẻ nào nộp Con Người, thà nó đừng sinh ra thì hơn!”. Giu-đa, kẻ nộp Người cũng hỏi: “Ráp-bi, chẳng lẽ con sao?” Người trả lời: “Chính anh nói đó!” (Mt 26,20-25). Vậy là đã rõ, Giu-đa Ít-ca-ri-ốt sẽ nộp Chúa để lấy ba mươi đồng bạc.

Cũng còn một trình thuật đề cập đến vấn đề “nộp”, trong khi ông Phi-la-tô xử án Chúa. Ông Phi-la-tô nói với Chúa: “Ông không trả lời cho tôi ư? Ông không biết rằng tôi có quyền tha và cũng có quyền đóng đinh ông vào thập giá sao?” Đức Giê-su đáp lại: “Ngài không có quyền gì đối với tôi, nếu Trời chẳng ban cho ngài. Vì thế, kẻ nộp tôi cho ngài thì mắc tội nặng hơn” (Ga 19,10-11).

Như vậy, vấn đề đã rõ: những ai nộp Con Người đều có tội. Ông Giu-đa đã nộp Chúa cho các nhà cầm quyền đạo Do thái, rồi họ lại nộp Chúa cho quan Phi-la-tô, để lên án tử cho Người. Đây là một chuỗi tội lỗi của việc nộp Con Người.

Khi dừng lại để phân tích động từ nộp mà Chúa Giê-su nói đến việc “Con Người sắp bị nộp vào tay người đời”, mỗi chúng ta có nghĩ rằng mình là chủ từ của động từ đó không. Bằng những nếp sống và cách thức chọn lựa, hành động, có thể chúng ta đã như Giu-đa Ít-ca-ri-ốt hay như các nhà lãnh đạo Do Thái. “Khốn cho kẻ nào nộp Con Người, thà nó đừng sinh ra thì hơn”, “kẻ nộp tôi cho ngài thì mắc tội nặng hơn”: những lời đó của Chúa thức tỉnh chúng ta, để chúng ta đừng rơi vào cái khốn và cái tội nặng kia. Trái lại, hãy đón nhận Chúa Giê-su như món quà tuyệt vời của Chúa Cha, với lòng tri ân và trân quí tuyệt đối.

 3. THIÊN CHÚA CHẲNG TIẾC, NHƯNG ĐÃ TRAO NỘP CHÍNH CON MỘT

Chúa Giê-su bị nộp vào tay người đời và bị giết chết. Đó là một sự kiện lịch sử. Đó là chuyện đã xảy ra. Nhưng, với các ki-tô hữu, sự kiện Chúa bị nộp và bị giết chết không phải là tất cả, nhưng là cơ hội để khám phá điều quan trọng hơn, điều ẩn dấu trong đó. Chúa Giê-su bị nộp, như thể Chúa trong vị trí của người bị hại, bị động, hay là nạn nhân. Điều đó đúng, nhưng chỉ một phần thôi. Việc Chúa bị nộp và bị giết chết phải được nhìn nơi chính lời và thái độ của Người. Chúa đã nói gì về mạng sống của mình?

Trong dụ ngôn về “Mục Tử nhân lành”, Chúa đã khẳng định là “Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình vì đoàn chiên” (Ga 10,11) và “tôi hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên” (c.15). Đến phần kết thúc dụ ngôn, Chúa còn khẳng định mạnh mẽ: “Mạng sống của tôi, không ai lấy đi được, nhưng chính tôi tự ý hy sinh mạng sống mình. Tôi có quyền hy sinh và có quyền lấy lại mạng sống ấy” (c.18). Như vậy, chính Chúa tự nguyện chấp nhận việc “bị nộp”. Khi ông Phê-rô lấy thanh gươm chém đứt tai một người trong nhóm đến bắt Chúa, Chúa đã nói với ông: “Hãy sỏ gươm vào vỏ. Chén mà Chúa Cha trao cho Thầy, lẽ nào Thầy chẳng uống” (Ga 18,11). Như vậy, việc “bị nộp” là chén Chúa Cha trao cho Chúa Giê-su và Chúa chấp nhận uống cạn.

Khi suy niệm và ca tụng về tình yêu của Thiên Chúa Cha, thánh Phao-lô đã nhận ra trong tình yêu đó một sự “trao nộp” thật cao qúi: “Đến như chính Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng tiếc, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta. Một khi đã ban Người Con đó, lẽ nào Thiên Chúa lại chẳng rộng ban tất cả cho chúng ta?” (Rm 8,32). Như vậy, việc “nộp” Con Người mang rất nhiều ý nghĩa. Từ một sự kiện đáng buồn rồi đến sự khám phá ra tình yêu dâng hiến của Chúa Giê-su và cuối cùng ca ngợi tình yêu của Thiên Chúa Cha, Đấng trao ban Con Một và mọi sự cùng với Người Con đó. Điều đó muốn diễn tả gì?

Tôi tìm được câu trả lời trong chính lời Chúa trong thư thứ nhất thánh Phao-lô gửi giáo đoàn Cô-rin-tô chương 6 câu 20: “Thiên Chúa đã trả giá đắt mà chuộc lấy anh em”. Chúa Giê-su bị nộp để chúng ta được cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi, với cái giá của chính mạng sống Người. Vậy, chúng ta hãy trân quí ơn cứu độ mà Chúa Giê-su trao ban cho chúng ta.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 26-7, thánh Gioakim và thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17: Mối phúc được thấy được nghe

Ngày 26-7, Thánh Gioakim và Thánh Anna, song thân Đức Maria, Mt 13,16-17 Mối phúc được thấy được nghe Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm...

Ngày 25-7, thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28: Chọn chỗ nhất trong nước Chúa

Ngày 25-7, Thánh Giacôbê Tông đồ, Mt 20,20-28 Chọn chỗ nhất trong nước Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Đoạn Tin mừng hôm nay có liên hệ...

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18: Tôi đi tìm Đấng tôi yêu

Ngày 22-7, Lễ kính thánh Maria Magdalena, Ga 20,1-2.11-18 Tôi đi tìm Đấng tôi yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Ngày 3/6/2022 Đức thánh cha Phanxicô đã...

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30: Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi

Thứ Năm Tuần XV Thường niên, Mt 11,28-30 Hãy đến cùng tôi, hãy học với tôi Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay gợi lên...

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn): Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta

Thứ Bảy Tuần XIV Thường niên, Is 6,1-8 (năm chẵn) Ơn gọi của Isaia và ơn gọi của mỗi chúng ta   Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23 Kitô hữu khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa Giêsu ví...

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa

Thứ Sáu Tuần XIV Thường niên, Mt 10,16-23; Hs 14,2-10 (năm chẵn) Cậy dựa nơi Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bài trích sách ngôn...

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15: Được cho không phải cho không

Thứ Năm Tuần XIV Thường niên, Mt 10, 7-15 Được cho không phải cho không Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu sai...

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao

Thứ Tư Tuần XIV, Thường niên, Mt 10,1-7 Thi hành sứ vụ Chúa trao Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay, tường thuật việc...

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38: Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt”

Thứ Ba Tuần XIV Thường niên, Mt 9,32-38 Cánh “đồng lúa” chín đang cần “thợ gặt” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Tin Mừng hôm nay thuật lại...

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26: Chạm vào Chúa

Thứ Hai Tuần XIV Thường niên, Mt 9,18-26 Chạm vào Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Tin Mừng hôm nay thuật lại hai phép lạ của lòng...

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17: Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa

Thứ Bảy Tuần XIII Thường niên, Mt 9,14-17 Tâm thế mới trong Nước Thiên Chúa Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Người ta ăn chay với nhiều mục...