Chủ Nhật, 8 Tháng mười hai, 2024

NƯỚC TRỜI: THỰC TẠI CAO QUÍ CỦA CON NGƯỜI (Bài suy niệm Thứ 4 tuần XVII) – Mai Thi

 

NƯỚC TRỜI: THỰC TẠI CAO QUÍ CỦA CON NGƯỜI

(Bài suy niệm Thứ 4 tuần XVII)

 

Giáo lý Hội thánh Công giáo dạy rằng: Khi tạo dựng con người theo hình ảnh mình, chính Thiên Chúa đã khắc ghi vào trong tâm hồn họ sự khát khao nhìn thấy Ngài. Cả khi họ không nhận ra sự khát khao này, Thiên Chúa vẫn không ngừng lôi kéo họ đến với mình, vì chỉ nơi Thiên Chúa, họ mới sống và tìm được chân lý và hạnh phúc viên mãn mà họ luôn tìm kiếm (x. Giáo lý số 44-45).

Chân lý và hạnh phúc viên mãn chỉ có nơi Thiên Chúa, đó là chân lý. Mục đích của mọi mục đích trong đời người là làm thế nào để có được Chúa ở với mình. Chẳng có gì cao quí cho bằng chiếm đọat được Thiên Chúa. Nơi kết hiệp trọn vẹn và bền vững là được ở trong sự sống Thiên Chúa: sự sống đời sau, thiên đàng vĩnh cửu.

Niềm vui và hạnh phúc lớn nhất Thiên Chúa hứa cho chúng ta là nước trời, là sự sống đời đời. Nước Trời hay Nước Thiên Chúa (Triều Đại Thiên Chúa) là một tình trạng được sống ở trong Thiên Chúa, nơi có sự gặp gỡ giữa con người và Thiên Chúa. Mà Thiên Chúa tự hữu và tồn tại vĩnh viễn, ngoài Thiên Chúa chỉ toàn là giới hạn, bất an và hư mất đời đời.

Trong hành trình rao giảng Tin mừng, Đức Giêsu luôn tìm mọi cách, mọi cơ hội để rao giảng về mầu nhiệm Nước Trời, và Người dùng những hình ảnh cụ thể trong đời sống thường ngày để nói về thực tại vô hình ấy. Chính Đức Giêsu dạy chúng ta phải ưu tiên tìm kiếm Nước Thiên Chúa trước hết, còn mọi thứ khác Ngài sẽ ban cho sau (x. Lc 12,31). Mức độ triệt để đối với việc chọn lựa ấy được Đức Giêsu đẩy tới cùng khi đòi hỏi: “Hãy bán của cải mình đi mà bố thí. Hãy sắm lấy những túi tiền chẳng bao giờ cũ rách, một kho tàng chẳng thể hao hụt ở trên trời, nơi kẻ trộm cắp không bén mảng, mối mọt cũng không đục phá” (Lc 12,33).

Nước trời là hạnh phúc đích thực của con người. Từ bỏ mọi thứ để tìm kiếm hạnh phúc đích thực mới là kẻ khôn ngoan, biết xây nhà trên đá. Đúng vậy, nước Thiên Chúa là cùng đích của đời người, có có giá trị tuyệt đối, là mối ưu tư trước hết và trên hết. Muốn được hạnh phúc người ta phải sẵn sàng hy sinh tất cả các sự khác và bằng mọi giá để vào được Nước Trời (Mt 13,44-46; 16,24-26; 18,8-9).

 Sự sống nước trời là ước mong và cũng là mục đích để con người vươn tới. Đó cũng là nội dung sứ điệp Chúa Giêsu muốn gởi cho chúng ta qua bài Tin mừng hôm nay (Mt 13, 44-46). Chuyện kho báu được phát hiện ra trong mảnh ruộng mà nhân vật trong bài Tin mừng đề cập đến thật may mắn, giả thiết người đó đã có lòng khao khát và để tâm tìm kiếm một “điều cao quí” nhất cho cuộc đời. Nuôi một ước mơ, mong mỏi khám phá giá trị của cao qúi nhất, đó là lúc chúng ta đang sống với những thực tại thuộc mầu nhiệm nước trời. Việc ông luôn để ý, mong mỏi và coi là việc trọng đại nhất để chiếm hữu được nước trời thật ra đã âm ỉ trong sâu thẳm cõi lòng ông, nay cơ hội ngàn vàng đã đến.

Kho báu vô giá hay viên ngọc chỉ trở nên quí khi người ta biết giá trị của chúng. Mà giá trị của chúng dường như được định giá dựa trên lòng khát khao của đối tượng say mê tìm kiếm chúng: với tâm trạng vui mừng ông đem “bán tất cả những gì mình có mà mua viên ngọc ấy”. Đúng vậy, nước trời chỉ là điều cần thiết và quan trọng cho những ai biết nhận ra giá trị của thực tại trong đời sống đó; đến độ giống như nhân vật trong dụ ngôn: “bán tất cả những gì mình có để mua cho được thửa ruộng đó”.

Nước trời là một thực tại không thể sánh ngang với những sự đời thường hằng ngày; trái lại, nó vô cùng quý giá, đến nỗi người ta dám đánh đổi cả cuộc đời để đổi lấy. Những gì chúng ta thấy trước mắt, cho dù quí giá đến cỡ nào đi nữa thì cũng chẳng làm thỏa mãn khát vọng sâu thẳm trong tâm hồn chúng ta. Chính vì điều này nên dường như tất cả mọi vinh hoa phú quí hay sự sung sướng của trần gian cũng không làm thỏa mãn “cơn khát” trong tâm hồn của thánh Augustino. Tự đáy tâm hồn ngài đã chân thành thốt lên: “Lạy Chúa, con tâm hồn con khắc khỏai bao lâu được nghỉ an trong Chúa”.

Nước Trời là phần thưởng Chúa hứa ban cho tất cả mọi người, là thực tại mời gọi tất cả mọi người ra sức tìm kiếm (x. Mt 13,3-9.24-30.47-50). Ơn cứu độ của Đức Giêsu Kitô đã được ban tặng cho hết mọi hạng người nên những gì thuộc về nước trời cũng được trao ban cho mọi người, không loại trừ bất cứ hạng người nào (x. Lc 14,15-24), miễn là họ thành tâm tìm kiếm (x. Lc 10,21; 14,27). Đây là lời hứa chắc chắn của Chúa cũng là niềm hy vọng chính đáng cho chúng ta. Tuy nhiên chúng ta cũng được mời gọi cộng tác bằng cách nỗ lực tìm kiếm, khám phá và cố gắng chiếm cho được phần thưởng nước trời, không chỉ cho chính mình nhưng còn ước mong cho mọi người khác. Có thể kết thúc với kinh nghiệm của thánh Phaolô như một châm ngôn sống cho chúng ta noi theo: “Những gì xưa kia tôi cho là có lợi, thì nay, vì Đức Kitô, tôi cho là thiệt thòi. Hơn nữa, tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Kitô Giêsu, Chúa của tôi. Vì Người, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rác, để được Đức Kitô và được kết hợp với Người (Pl 3, 7-8).

 

Mai Thi

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi tìm vinh quang thật

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi Tìm Vinh Quang Thật Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Bản chất của Hội...

Kính thánh Phanxicô Xaviê, Mc 16,15-20

  KÍNH THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét tiểu sử: Thánh Phanxicô Xaviê sinh năm 1506 tại Điên Xaviê thuộc...

Thứ 7, Tuần XXXIV, Kính Thánh Anrê Tồng đồ, Mt 4, 18-22

KÍNH THÁNH ANRÊ TÔNG ĐỒ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét về tiểu sử: Thánh Anrê quê ở Betsaida và là một...

Ngày 30.11 – Lễ kính thánh Andre Tông đồ

  HÀNH TRÌNH ƠN GỌI (Mt 4, 18-22) M. Kolbe, Phước Hiệp Lễ thánh Andre Tông đồ, là dịp để chúng ta suy niệm về tiếng gọi...

Thứ 6 Tuần XXXIV TN, Lc 21,29-33 Trời mới đất mới

TRỜI MỚI ĐẤT MỚI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Với bài diễn từ “Cánh Chung” Đức Giêsu tiên báo thành Giêrusalem...

Thứ Năm Tuần XXXIV TN – Lc 21,20-28 Giêrusalem bị tàn phá

  GIÊRUSALEM BỊ TÀN PHÁ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Để chúng ta biết được phần nào đoạn Tin Mừng của thánh...

Thứ 4 Tuần XXXIV TN – Lc 21,12-19 Vì danh Thầy anh em sẽ bị bắt nộp và ngược đãi

  VÌ DANH THẦY ANH EM SẼ BỊ BẮT NỘP VÀ NGƯỢC ĐÃI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Các môn đệ cũng như...

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi tin có sự sống đời đời

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi Tin Có Sự Sống Đời Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta đang sống trong...

Thứ 6 Tuần XXXIII TN, Lc 19,43-48: Thanh tẩy nhà Cha

THANH TẨY NHÀ CHA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Vào dịp trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt qua hơn hai...

Thứ 5, Tuần XXXIII TN, Mt 12,46-50: Ai thuộc về gia đình Đức Giêsu

    AI THUỘC VỀ GIA ĐÌNH ĐỨC GIÊSU Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Sau những lời khiển trách các người cứng tin,...

Thứ 5 Tuần XXXIII TN, Lc 19,41-44: Chúa Giêsu than khóc thành Giêrusalem

CHÚA GIÊSU THAN KHÓC THÀNH GIÊRUSALEM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Từ Giêrikhô, Đức Giêsu đã cuốc bộ suốt quãng đường...

Thứ 4 Tuần XXXIII TN – Lc 19, 11-20 Dụ ngôn mười yến bạc

DỤ NGÔN MƯỜI YẾN BẠC Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Dụ ngôn mười yến bạc này được Đức Giêsu kể...