Thứ sáu, 27 Tháng mười hai, 2024

Sống đời mình đúng như bản chất muối và ánh sáng (Bài suy niệm Thứ 3, Tuần X TN) – Mai Thi

SỐNG ĐỜI MÌNH ĐÚNG NHƯ BẢN CHẤT MUỐI VÀ ÁNH SÁNG

(Bài Suy Niệm Thứ 3 tuần X TN)

 Dựa vào bài Tin mừng thánh lễ ngày Thứ 3 tuần X TN hôm nay (Mt 5, 13-16), chúng ta tìm hiểu xem Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta điều gì qua câu chủ đề “Anh em là muối cho đời và ánh sáng cho trần gian!”.

Có hai điều Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta:

  1. Giữ đúng bản chất như vị mặn của muối, như ánh sáng của đèn cháy sáng.

Khi Chúa Giêsu nói: “Anh em là muối cho đời và ánh sáng cho trần gian!” Người muốn đề nghị, nói đúng hơn là yêu cầu người Kitô hữu giữ phẩm chất của người con cái Thiên Chúa, như tính chất mặn của muối, như ánh sáng của đèn cháy sáng.

Kitô hữu cần hội đủ và duy trì tính chất của riêng mình, như muối giữ giá trị tự tại nằm trong vị mặn của nó. Chúa Giêsu đã nhấn mạnh, nếu muối mất mặn thì sẽ chẳng lấy gì làm cho nó mặn lại được, muối đó không còn dùng được nữa, phải bỏ đi. Đời sống người môn đệ Đức Kitô cũng như vậy, một khi đánh mất căn tính của mình thì chỉ hữu danh vô thực.

Vậy thì vị mặn của muối nơi cuộc đời Kitô hữu chúng ta là gì? Thưa, là những đức tính tốt trong ta gây được ảnh hưởng tốt cho những người chung quanh: trong gia đình, giữa bạn hữu, nơi làm việc, trong trường học… Liệu chúng ta đã, đang và sẽ tiếp tục còn đóng vai trò muối ướp mặn hay chỉ là muối đã nhạt rồi?

Cũng tương tự như vậy, người Kitô hữu hãy giữ đúng bản chất của mình như ánh sáng của đèn cháy sáng.

Ánh sáng là để cho người ta thấy. Nếu đốt đèn rồi che lại, lấy thùng đậy lại thì ngọn đèn trở nên vô dụng. Mẹ Têrêsa nói: “Chúa Giêsu đã đến như là ánh sáng của thế gian, và những ai theo Người, đều được mời gọi phổ biến ánh sáng này, ánh sáng ban sự sống cho con người”.

Khi Chúa Giêsu yêu cầu: “Chính anh em là ánh sáng cho trần gian” thì ánh sáng đó phải cháy sáng lên chứ không phải tắt ngúm, ‘để soi chiếu cho mọi người trong nhà’. Hình ảnh này Chúa Giêsu muốn dạy và yêu cầu chúng ta sống trung tín: trung tín với Chúa và với nhau. Người môn đệ Đức Kitô cần phải trung tín, trung thành với tư cách là con cái Thiên Chúa, bất chấp hệ giá trị đang bị đảo lộn, bất chấp tinh thần thế gian lấn át, bất chấp những thách thức, đe dọa của sự dữ đối với tính mạng của mình.

  1. Trao vị mặn của muối và ánh sáng của đèn cho người khác.

Chúng ta được yêu cầu trở thành muối và ánh sáng. Tuy nhiên không được mời gọi để làm muối và ánh sáng cho riêng mình, nhưng là cho người khác. Như hạt lúa gieo vào lòng đất, nó phải chịu mục nát, chịu thối đi mới có thể nảy mầm thành cây lúa, và từ đó mới có thể trổ sinh nhiều bông hạt.

Mỗi người môn đệ là ngọn đèn đã được Chúa Kitô thắp sáng, đã trở thành con cái ánh sáng, thành ánh sáng cho trần gian. Khi gọi các môn đệ là ánh sáng cho trần gian, Chúa Kitô cho thấy ơn gọi và sứ mệnh của người Kitô hữu thật là cao cả. Đó là ơn gọi và sứ mệnh của chính Chúa Kitô, Đấng được Chúa Cha tuyển chọn và sai đến trong trần gian, trong tư thế người Tôi Trung của Đức Chúa mà ngôn sứ Isaia mô tả: “Này Ta đặt ngươi làm ánh sáng muôn dân, để ngươi đem ơn cứu độ của Ta đến tận cùng cõi đất” (Is 49,6). Nói cách khác, trở thành môn đệ Chúa Kitô, cũng có nghĩa là trở thành con cái ánh sáng, và lúc đó người Kitô hữu sống bằng sự sống Chúa Kitô, chiếu sáng nhờ ánh sáng Chúa Kitô.

Với vai trò là muối mặn và là ánh sáng, người môn đệ Chúa Kitô được sai đến giữa lòng thế giới để trở thành muối cho đời và ánh sáng cho trần gian, nhờ đó mới có thể “nới rộng lều”. Trao vị mặn của muối và ánh sáng của đèn cho người khác nghĩa là làm chứng cho Chúa trước mặt mọi người, nó thuộc bản chất của người môn đệ Chúa Kitô. Người môn đệ được tuyển chọn là để làm chứng cho Chúa Kitô, và không làm chứng thì không phải là môn đệ. Chúa Kitô đã xác định rõ ràng điều này: “Một thành xây trên núi không tài nào che giấu được. Người ta cũng chẳng thắp đèn rồi lại để dưới cái thùng, nhưng đặt trên đế, và đèn soi chiếu cho mọi người trong nhà”. Người Kitô hữu là thành xây trên núi, để bất cứ ai cũng có thể nhìn thấy họ mà nhận biết Chúa Kitô, Đấng Cứu Độ trần gian. Người Kitô hữu là người được Chúa Kitô thắp sáng và đặt trước mọi người, để họ gặp được Chúa Kitô là ánh sáng đem lại sự sống.

Với hai bài học này cũng là hai yêu cầu để chúng ta chu toàn mỗi ngày trong suốt hành trình cuộc đời Kitô hữu chúng ta.

Mai Thi

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

“Ánh trăng” trong đan viện

“ÁNH TRĂNG” TRONG ĐAN VIỆN Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Thuở...

“Ngươi phải thờ cha kính mẹ” – Suy niệm Lời Chúa Thánh Lễ Mồng Hai Tết

“NGƯƠI PHẢI THỜ CHA KÍNH MẸ” Suy niệm Lời Chúa:...

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng Chúa Giáng Sinh: Lc 2,1-14 (Lễ đêm)

“Yêu nhau muôn sự chẳng nề…” Suy niệm Tin mừng...

29-6 Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19: Hai cách làm chứng

29-6 Lễ thánh Phêrô và thánh Phaolô, Mt 16,13-19 HAI...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 26/12, Thánh Têphanô Tử Đạo Tiên Khởi (Mt 10,17-22; Cv 6,8-10.7,54-60)

Ngày 26/12, Thánh Têphanô Tử Đạo Tiên Khởi (Mt 10,17-22; Cv 6,8-10.7,54-60) Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôn qua, chúng ta đã long trọng mừng kính...

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi tìm vinh quang thật

Ngày 3-12, lễ kính thánh Phanxicô Xaviê, Linh mục (Mc 16,15-20) Đi Tìm Vinh Quang Thật Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Bản chất của Hội...

Kính thánh Phanxicô Xaviê, Mc 16,15-20

  KÍNH THÁNH PHANXICÔ XAVIÊ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét tiểu sử: Thánh Phanxicô Xaviê sinh năm 1506 tại Điên Xaviê thuộc...

Thứ 7, Tuần XXXIV, Kính Thánh Anrê Tồng đồ, Mt 4, 18-22

KÍNH THÁNH ANRÊ TÔNG ĐỒ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Đôi nét về tiểu sử: Thánh Anrê quê ở Betsaida và là một...

Ngày 30.11 – Lễ kính thánh Andre Tông đồ

  HÀNH TRÌNH ƠN GỌI (Mt 4, 18-22) M. Kolbe, Phước Hiệp Lễ thánh Andre Tông đồ, là dịp để chúng ta suy niệm về tiếng gọi...

Thứ 6 Tuần XXXIV TN, Lc 21,29-33 Trời mới đất mới

TRỜI MỚI ĐẤT MỚI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Với bài diễn từ “Cánh Chung” Đức Giêsu tiên báo thành Giêrusalem...

Thứ Năm Tuần XXXIV TN – Lc 21,20-28 Giêrusalem bị tàn phá

  GIÊRUSALEM BỊ TÀN PHÁ Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Để chúng ta biết được phần nào đoạn Tin Mừng của thánh...

Thứ 4 Tuần XXXIV TN – Lc 21,12-19 Vì danh Thầy anh em sẽ bị bắt nộp và ngược đãi

  VÌ DANH THẦY ANH EM SẼ BỊ BẮT NỘP VÀ NGƯỢC ĐÃI Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Các môn đệ cũng như...

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi tin có sự sống đời đời

Thứ Bảy, Tuần XXXIII, Thường niên (Lc 20,27-38) Tôi Tin Có Sự Sống Đời Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta đang sống trong...

Thứ 6 Tuần XXXIII TN, Lc 19,43-48: Thanh tẩy nhà Cha

THANH TẨY NHÀ CHA Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Vào dịp trẩy hội đền Giêrusalem mừng lễ Vượt qua hơn hai...

Thứ 5, Tuần XXXIII TN, Mt 12,46-50: Ai thuộc về gia đình Đức Giêsu

    AI THUỘC VỀ GIA ĐÌNH ĐỨC GIÊSU Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Bối cảnh: Sau những lời khiển trách các người cứng tin,...

Thứ 5 Tuần XXXIII TN, Lc 19,41-44: Chúa Giêsu than khóc thành Giêrusalem

CHÚA GIÊSU THAN KHÓC THÀNH GIÊRUSALEM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Từ Giêrikhô, Đức Giêsu đã cuốc bộ suốt quãng đường...