Thứ Tư, 25 Tháng 6, 2025

Suy niệm LỄ GIÁNG SINH (M. Anphong – VP)

“Anh em s gp thy mt tr sơ sinh bc tã, nm trong máng c

(Lc 2,1-18)

M. Anphong – VP

Theo quy luật tự nhiên đất trời có khởi có kết, vòng luân chuyển của thời gian ba trăm sáu mươi lăm ngày chia thành bốn mùa tiếp nối khởi là xuân kết là đông. Xuân- hạ- thu- đông, bây giờ là mùa đông[1].

Mùa đông là mùa của giá lạnh và xung quanh nó chỉ là sự lạnh lẽo, rét buốt, tàn lụi chết chóc, là biểu tượng của thời kỳ đen tối. Mùa đông đến mang theo những cái lạnh khiến con tim ta trống trải và cảm thấy cô đơn buồn tủi. Mùa đông gió lạnh, nhè nhẹ mà nhức buốt tận trái tim. Gió lạnh mùa đông sẽ cho những người nghèo đói càng đói hơn; những người rét sẽ càng rét hơn; và những người cô đơn sẽ càng cô đơn hơn. Có phải mùa đông, mùa khiến cho con người ý thức hơn tình trạng thiếu thốn của mình[2]? Khi gió lạnh thổi về hơn bao giờ hết, những em bé lang thang vất vưởng nơi các vỉa hè, phố chợ cảm thấy thiếu một tấm áo dày, một chiếc chăn ấm, một bữa cơm no. Và khi màn đêm buông xuống, những trái tim bé bỏng ấy khao khát, mong mỏi biết bao có một vòng tay dịu dàng âu yếm của người mẹ, nụ hôn ấm áp, ánh mắt nồng ấm, lời nói động viên khích lệ của người cha. Và mùa đông, mùa của những người tình đơn côi cảm thấy thiếu hơi thở ấm nồng của người mình yêu. Phải chăng mùa đông, mùa đói khát tình yêu, mùa đi tìm tình yêu?

Vào những buổi bình minh của công trình tạo dựng khi ông bà Adam- E và phạm tội bất tuân, muốn tránh mặt Thiên Chúa nhưng Người đã không bỏ mặc họ sống trong sự sợ hãi, đau khổ và mâu thuẫn và Ngài đã đi tìm con người “Này Adam ngươi đang ở đâu”( St 3,9). Lần rở lại quá khứ và qua các trang Kinh thánh cho thấy Thiên Chúa không bao giờ cảm thấy mệt mỏi để tìm kiếm con người. Ngài kiên trì và chờ đợi. Bởi thế, khi nhân loại đang ngủ vùi trong đêm dài của “mùa đông sự chết” thì cách đây hơn hai ngàn năm tại Bêlem xứ Palestina vào một Mùa Đông năm ấy Con Thiên Chúa đã giáng sinh làm người. Chính do tình yêu thúc đẩy, Thiên Chúa đi tìm con người. Và cuộc tìm kiếm ấy còn kéo dài mãi mãi cho đến khi Thiên Chúa gặp được con người trong Nước của Người. Và để hiện thực cuộc tìm kiếm ấy thì “Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha đã hóa thành nhục thể và cư ngụ giữa chúng ta” (Ga 1,18). Như lời Sứ Thần loan báo: “Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại cũng là tin mừng cho toàn dân. Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em, Người là Đấng Kitô Đức Chúa. Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ. (Lc 2,10-13)

Thiên Chúa đến tìm con người bằng con đường tự hủy. Trong đêm đông giá lạnh và u tối, trong hang bò lừa thấp hèn là nơi Ngài chọn để giáng trần. Thiên Chúa ẩn mình trong hình hài một bé thơ bọc tã, hình hài một con người bé nhỏ yếu đuối, rất dễ bị tổn thương, một hài nhi như bao hài nhi khác, một con người không có sức để tự bảo vệ mình, phải hoàn toàn  tùy thuộc vào sự chăm sóc của cha mẹ. Thiên Chúa đi tìm và đến làm bạn với con người trong thân phận một trẻ thơ để ai ai cũng có thể gặp được Ngài. Đến với Ngài tâm hồn chúng ta sẽ được đổi mới, đáng yêu, được bình an thư thái. Điều này rất thật ngay cả trên bình diện tâm lý tự nhiên, trong cuộc sống đôi khi vì những lo toan bộn bề của công việc có những ông bố bà mẹ đang căng thẳng buồn phiền, chán nản nhưng khi nhìn thấy những đứa con thân yêu, hồn nhiên xinh đẹp, dễ thương của mình tự nhiên mọi buồn phiền căng thẳng sẽ tan biến và chính những đứa con làm cho cuộc sống có ý nghĩa và nguồn động lực giúp họ phấn đấu vươn lên. Đến với Hài Nhi Giêsu không những lo toan phiền muộn cuộc sống của chúng ta được Ngài chia sẻ, thánh hoá làm cho nó trở nên có giá trị mà Ngài còn cho ta được sống hạnh phúc viên mãn vì Ngài là “Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho chúng ta”. Mục đích Ngài đến trần gian là để cho chúng ta được sống và sống dồi dào (x, Ga    ). Chính nơi Ngôi Lời Nhập Thể, Thiên Chúa đã hoàn toàn tỏ mình và ban chính mình cho nhân loại.

Nhưng một vấn nạn được đặt ra, tại sao “EM BÉ bọc trong tã” ấy lại sinh ra vào mùa đông chứ không phải mùa xuân hay mùa nào khác. Vâng, EM BÉ sinh ra vào mùa đông. Nhưng mùa đông mà EM BÉ sinh ra không phải là mùa đông của tiết trời xuân hạ nhưng là mùa đông trong lòng người. Cái lạnh lẽo, khắc nghiệt nhất của mùa đông không hệ tại ở thời tiết mà chính là từ sự cô quạnh trong tâm hồn, một đời sống không có niềm hy vọng, nhất là với những người trong tình trạng đơn côi, tủi phận, những người đang chìm trong bóng đêm của tội lỗi và sự chết. “Dân đang lần bước giữa tối tăm, đã thấy một ánh sáng huy hoàng; đám người sống trong vùng bóng tối, nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi” (Is 9,1). Ánh sáng bừng lên từ trong đêm tối lạnh lùng chết chóc ấy chính là Ngôi Lời. Ngài là ánh sáng thật, ánh sáng đến thế gian để tìm kiếm, chiếu soi và dẫn đưa con người đến bến bờ yêu thương hạnh phúc (x. Ga 1,9). Bởi “nơi Người là sự sống, và sự sống là ánh sáng cho nhân loại” (Ga 1,4). Và Ngài cũng là “Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em” (x.Lc 2,11). Đấng Cứu Độ đã muốn sinh ra trong bóng tối, đi vào mọi ngõ nghách của lòng đời, đã xuống tận nơi sâu thẳm nhất của lòng người để từ đó Ngài phá tan bóng tối sự chết đang thống trị, vây bọc để đem lại nguồn ơn cứu độ cho con người.

Thiên Chúa vẫn tiếp tục đến tìm con người bằng con đường tự hủy, hoàn toàn trút bỏ vinh quang, danh dự mặc lấy thân phận hay chết của kiếp người (x.Pl 2,5-11). Ngài đã chấp nhận đi xuống tận cùng của sự thiếu thốn, nghèo khổ, cơ cực, để trở thành bạn của những ai bé nhỏ nghèo hèn. Người đã tự hủy mình ra không để nên tất cả cho mọi người. Từ một vị Thiên Chúa, ”Nguời vốn giàu sang phú quý, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh em, để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh em trở nên giàu có” (2Cr 8,9).

Thiên Chúa tự liên đới với con người, tự ràng buộc vào số phận con người, nhờ đó Thiên Chúa cứu được con người. Công đồng Vatican II, trong Hiến chế “Vui mừng và Hy vọng” đã cho chúng ta biết: “Thiên Chúa nhập thể và nhập thế là vì Ngài muốn sống cuộc sống nhân loại, để hành động với bàn tay nhân loại, để suy tư với một trí óc nhân loại, để yêu thương với một trái tim nhân loại”(Gaudium et Spes, số 22). Vì yêu thương con người nên Thiên Chúa đã làm người trở thành “trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ” để ở cùng chung sống, đồng hành, sẻ chia cuộc sống với con người. Và qua đó, Ngài còn mạc khải cho chúng ta biết thần tính của Ngài là Ngôi Lời Thiên Chúa ( x. Ga 1,1) nhưng Ngài tự biến mình thành không, tự hạ và tự hủy để cứu chúng ta. Thiên Chúa làm người trong thân phận một bé thơ yếu ớt nhưng chất chứa một tình yêu bao la vô bờ.

Hơn hai ngàn năm trôi qua kể từ khi Ngôi Lời đến cắm lều để ở với con người, Ngài đã thắp lên ngọn lửa tình yêu để xua tan băng giá lòng người. Từ đây, một kỷ nguyên mới được khai sáng thắp lên cho lịch sử nhân loại thay hình đổi dạng để bước sang trang mới qua một Hài Nhi Giêsu bé nhỏ nằm trong máng cỏ nghèo hèn. Với việc Nhập Thể của Ngôi Hai, lời hứa cứu độ từ nguyên thuỷ nay đã trở thành hiện thực. Con Thiên Chúa làm người không phải để phán xét mà cứu giúp chúng ta khỏi bóng tối tử thần, để ban ơn cứu độ, và nhất là Ngài còn đưa từng người chúng ta lên địa vị làm con Thiên Chúa và cho hưởng sự sống viên mãn, tròn đầy hạnh phúc trong Nước của Cha Ngài.

Vì những ý nghĩa đó mà Ngài đã nhập thể, nhập thế chia sẻ thân phận làm người đồng cam cộng khổ với con người để chỉ cho con người cách thế để được hưởng trọn vẹn sự sống dồi dào, viên mãn ấy. Và Người muốn mỗi người sau khi đã được ánh sáng sự sống của Người thần hoá thì cũng hãy quang toả ánh sáng cho thế giới vẫn còn trong tình trạng tối tăm duới nhiều hình thức: như chiến tranh, bạo lực và đủ mọi loại đau khổ áp bức bóc lột, bị bắt bớ, bị đàn áp một cách bất công, vẫn còn đó những ông cụ bà lão, những trẻ em đang đau khổ, gào khóc, đói khát tình thương xót của những người thân yêu, của đồng loại, những người bị bỏ rơi, bị gạt ra bên lề xã hội, đặc biệt là các thai nhi bị chính cha mẹ tước mất nguồn sống khi không có khả năng tự vệ, vẫn còn đó trong tâm hồn chúng ta những bóng tối của thành kiến, của sự ích kỷ hẹp hòi, cô đơn mệt mỏi, thất vọng chán chường vì yếu đuối, lỗi lầm…

Vì yêu thương Thiên Chúa đã ban tặng chính Con Một của Ngài để ai tin vào Con của Ngài thì được sống” (Ga 3,16). Nơi Ngôi Lời nhập thể, Thiên Chúa muốn bày tỏ tình yêu đến cùng của Ngài cho con người. Và tình yêu đến cùng được ban một cách quảng đại không phân biệt chủng tộc, màu da, giai cấp. Đó là một ân ban, “tình cho không biếu không”, một tin vui mừng rất trọng đại cho nhân loại vì nhờ Ngài mà cuộc sống của chúng ta trở nên ý nghĩa và có giá trị đời đời, vĩnh cửu. Ước gì tình yêu, ánh sáng, sự sống của Hài Nhi Giêsu trong mỗi người chúng ta cháy bừng lên bằng cách này hay cách khác qua việc cố gắng sống đúng tư cách là con cái ánh sáng cụ thể trong tâm tư, suy nghĩ và hành động luôn thấm nhuần, phản chiếu ánh sáng sự sống của Hài Nhi Giêsu cho anh chị em xung quanh mà mình gặp gỡ để tin vui mừng mà sứ thần đã loan báo trong đêm Giáng Sinh kéo dài mãi trong cuộc sống thường nhật của chúng ta. “Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại cũng là tin mừng cho toàn dân. Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em, Người là Đấng Kitô Đức Chúa. Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ (Lc 2,10-13).

_______________________

[1] Shifriendlove, Và Chúa ơi, Và sẽ lại là những mùa xuân , tr 128

[2] Em bé và mùa đông, Điều kỳ diệu của tình yêu, tr 6

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thứ sáu, ngày 27 tháng 6 Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu

Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu Mt 11,25-30 Dom. Mai Đăng Minh; CĐ: Thiên Phước Thánh Tâm Chúa Giêsu Mở Ra Vì Yêu Hôm nay chúng ta long trọng...

Ngày 24-06, lễ Sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả “Tên cháu là Gioan” – Ơn gọi và sứ mạng từ lòng mẹ

Ngày 24-06, lễ Sinh nhật Thánh Gioan Tẩy Giả "Tên cháu là Gioan" – Ơn gọi và sứ mạng từ lòng mẹ Lasan Ngô Văn Vỹ,...

24/6 Lễ Sinh Nhật thánh Gioan Tẩy Giả, Lc 1,57-66.80: Người con của ân phúc

    NGƯỜI CON CỦA ÂN PHÚC (Lc 1,57-66.80) Lam Châu, Phước Lý Theo Tin Mừng Luca, ông Dacaria và bà Elisabeth đều thuộc dòng tộc tư tế Aharon...

Chúa Nhật Kính Mình và Máu Chúa Kitô: Thánh Thể – Bí tích Tình Yêu, nguồn sống

Chúa Nhật Kính Mình Và Máu Thánh Chúa Kitô Thánh Thể – Bí Tích Tình Yêu, Nguồn Sống Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, trong niềm...

29/6: Lễ hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô

  Suy niệm  Lễ kính hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô M. Tadeo OCist, Fatima Lễ kính hai Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô không chỉ là...

Lễ Chúa Ba Ngôi: Ba Ngôi sống trong ta

Lễ Chúa Ba Ngôi CHÚA BA NGÔI SỐNG TRONG TA (Mt 28,16-20) Luca, CĐ Phước Thiên Chúa Ba Ngôi là một trong những mầu nhiệm trung tâm của...

Lễ Chúa Ba Ngôi: Mầu Nhiệm Tình Yêu

MẦU NHIỆM TÌNH YÊU  M. Teresa Avila Thảo- PH       Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi muôn đời vẫn là một chân lý cao...

Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống: Thần Khí…

    THẦN KHÍ (Cv 2,1-11; 1Cr 12, 3b-7.12-13; Ga 20, 19-23)    M. Teresa Avila Thảo, Phước Hải      Trong hành trình làm người, mỗi người đều...