Thứ Sáu, 18 Tháng 4, 2025

SUY NIỆM LỜI CHÚA, CHÚA NHẬT XI TN NĂM B, SỰ BÍ NHIỆM CỦA NƯỚC THIÊN CHÚA

SỰ BÍ NHIỆM CỦA NƯỚC THIÊN CHÚA

(Ed 17,22-24; 2Cr 5,6-10; Mc 4,26-34)

 

      Thiên nhiên làm muôn vàn điều kì diệu, nơi đó ẩn giấu biết bao bí mật trong cuộc sống. Khi chiêm ngưỡng thiên nhiên, con người có thể tiếp thu được bao điều phong phú. Chúa Giê-su sử dụng các hình ảnh tự nhiên để diễn tả những thực tại thuộc về siêu nhiên làm cho các mầu nhiệm trở nên sống động hơn. Vì thế, với những điều trước kia là quá xa vời đối với loài người, thì nay nhờ Ngôi Lời mặc khải qua các hình ảnh trong dụ ngôn, chúng ta có thể hiểu biết được các mầu nhiệm cách đơn sơ, gần gũi. Thật vậy, mầu nhiệm Nước Thiên Chúa không còn “ở trên cao” nữa nhưng ở giữa loài người.

      Hôm nay, phụng vụ Lời Chúa theo Tin Mừng thánh Mác-cô thuật lại cho chúng ta về hai dụ ngôn mà Chúa Giê-su đã sử dụng cùng chung một hình ảnh “hạt giống”, để mặc khải hai chiều kích: nội tại và ngoại tại về sự bí nhiệm của Nước Thiên Chúa.

1. Chiều kích nội tại

      Dụ ngôn thứ nhất là câu chuyện hạt giống tự mọc. Người gieo giống đi gieo hạt vào đất nhưng không biết bằng cách nào hạt ấy có thể đâm chồi nẩy lộc. Tự bản chất hạt giống có tiềm tàng một sức mạnh nội tại để có thể nảy mầm và mọc lên. Đó là do công trình vi diệu của Đấng Tạo Hóa.

      Nhà Is-ra-el là công trình của Thiên Chúa, là hạt giống đầu tiên được Thiên Chúa gieo vào mảnh đất nhân loại, là mầm non mà Thiên Chúa đã trồng trên đỉnh núi cao vòi vọi như Người đã phán qua lời ngôn sứ Ê-dê-ki-el: “Từ ngọn cây, từ ngọn hương bá cao chót vót, Ta sẽ lấy, sẽ ngắt một chồi non; chính Ta sẽ trồng nó trên đỉnh núi cao vòi vọi. Ta sẽ trồng nó trên núi cao của Is-ra-el” (Ed 17,22-23). Nhà Is-ra-el chính là hình ảnh tiên báo cho Hội Thánh của Chúa Giê-su.

Vậy nên, Hội Thánh không phải là kết quả do tay con người làm ra, nhưng là do công trình Thiên Chúa làm nên. Thiên Chúa đặt trong Hội Thánh một sức sống nội tại mà không thế lực nào có thể phá đổ được. Trước kia và ngay cả bây giờ Hội Thánh vẫn luôn phải đối diện với những thử thách từ các cuộc bách hại và cả những trào lưu thế trần đang hoành hành dữ dội, nhưng dẫu có sao đi nữa thì chắc chắn Hội Thánh vẫn luôn kiên vững. Bởi đâu? Vì Hội Thánh có Chúa Giê-su là nguồn nội lực cho mình. Có Chúa Giê-su Hội Thánh luôn hằng cửu. Do đó, Chúa Giê-su chính là sức sống nội tại của Hội Thánh.

2. Chiều kích ngoại tại

      Dụ ngôn thứ hai nói về hạt cải. Hạt cải tuy là loại bé nhỏ nhất nhưng khi đã phát triển thì lại trở thành loại cây to lớn đến nỗi có thể trở thành nơi trú ngụ cho chim trời. Chúa Giê-su đã sử dụng hình ảnh đối lập của giữa hạt cải nhỏ bé và cây cả to lớn để cho thấy chiều kích rộng lớn của Nước Thiên Chúa, tuy rằng Nước ấy chỉ được bắt đầu từ những điều thật khiêm tốn.

      Chúng ta thấy nhà Is-ra-el chỉ là “con số sót”, nhưng Thiên Chúa đã làm cho nên một dân đông đúc “Nó sẽ trổ cành và kết trái thành một cây hương bá huy hoàng. Muông chim đến nương mình trên nó, và ẩn thân dưới bóng lá cành” (Ed 17,23)

      Cũng thế, Hội Thánh thuở ban đầu chỉ có Chúa Giê-su và nhóm nhỏ 12 Tông Đồ, vậy mà cho đến ngày nay, Hội Thánh đã có mặt khắp nơi trên các Châu lục, hoạt động trong mọi quốc gia, bóng mát của Hội Thánh Chúa đã tỏa lan muôn nơi cho muôn dân đến “nghỉ ngơi và bồi dưỡng”.

      Thiên Chúa đã gieo hạt giống Nước Trời là Hội Thánh của Chúa Giê-su vào trần gian. Thiên Chúa cũng gieo hạt giống Nước Trời vào mảnh đất tâm hồn của từng người chúng ta. Đó chính là hạt mầm đức tin. Vì thế mà “chúng ta tiến bước nhờ đức tin chứ không phải nhờ được thấy Chúa” (2 Cr 5,7). Tin vào Chúa Giê-su, nội tâm ta có nguồn nội lực để luôn mạnh dạn tiến bước qua mọi biến chuyển, để luôn can đảm vượt thắng mọi thử thách và luôn kiên nhẫn làm đẹp lòng Thiên Chúa trong cuộc sống chúng ta.

      Vậy, khi tin vào Chúa Giê-su là chúng ta phải có nhiệm vụ làm cho hạt giống Nước Thiên Chúa lớn lên trong ta và trong lòng người khác. Đức tin được thao diễn bằng đức ái qua chính cuộc sống chứng tá của chúng ta. Vì tuy chỉ với những hành động yêu thương nhỏ bé nhưng hạt giống Nước Trời cũng có sức lan tỏa lớn lao, bởi “Tôi trồng, anh A-pô-lô tưới, nhưng Thiên Chúa mới làm cho lớn lên” (1 Cr 3,6).

Nữ tu Monica Quỳnh Như

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm C (Lc 22,14-23,56): Chết vì yêu

Chúa Nhật Lễ Lá, Năm C (Lc 22,14-23.56) Chết Vì Yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Leonard da Vinci là một họa sĩ tài ba, nhưng khi vẽ...

Chúa Nhật Lễ Lá, C, Lc 22,14-23,56: Yêu đến cùng

  YÊU ĐẾN CÙNG (x. Is 50,4-7; Pl 2,6-11; Lc 22,14-23,56) Trường Kha, Phước Lý Chúa Nhật Lễ Lá hôm nay là một ngày lễ vui, đồng thời...

Suy niệm Chúa Nhật Lễ Lá: Cởi áo

    Chúa Nhật Lễ Lá CỞI ÁO Án Khảm Lễ Lá đưa ta từ tâm tình phấn khởi hân hoan đến tâm tình buồn phiền thất vọng. Khởi...

Chúa Nhật Lễ Lá – Cánh cửa của Tuần Thánh (Lc 22,14 – 23,56)

    LỄ LÁ - VINH QUANG VÀ THẬP GIÁ M. Ignatio Hoàng Trọng Danh, Châu Thủy Hôm nay, Giáo Hội bước vào tuần lễ đặc biệt, hay...

Suy niệm Chúa Nhật Lễ Lá: Chúa có việc cần dùng

    Chúa Nhật Lễ Lá CHÚA CÓ VIỆC CẦN DÙNG (Lc 19,31.34) Micae Pham Văn Khoa, Thiên Phước “Chúa có việc cần dùng”. Đó là câu mà thánh...

Chúa nhật V, Mùa Chay, Năm C (Ga 8,1-11) Biết mình

Chúa nhật V, Mùa Chay, Năm C: Ga 8,1-11 Biết mình Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Câu chuyện Tin mừng Chúa nhật V, Mùa chay hôm nay,...

Chúa Nhật V Mùa Chay, Ga 8,1-11: Trở về với con người thật của mình

    TRỞ VỀ VỚI CON NGƯỜI THẬT CỦA MÌNH (Ga 8,1-11) M. Matthêu Lê Văn Viết, Phước Lý Khác với các kinh sư và người Pharisêu, Đức Giêsu...

Con đường: Suy niệm Chúa Nhật V Mùa Chay – C

Chúa nhật 5 mùa chay C CON ĐƯỜNG Is 43,16-21; Pl 3,8-14; Ga 8,1-11 Án Khảm Muốn tiến tới phải ra đi. Muốn đi phải có đường. Không...

Chúa Nhật IV Mùa Chay: Điều kiện để trở về

Điều kiện để trở về Lc 15,1-3.11-32 M. Bosco Hùng      Sám hối trở về là hành động cần được thực hiện, đặc biệt trong mùa...