Thứ Ba, 19 Tháng Ba, 2024

Suy niệm Lời Chúa Lễ Truyền Tin, Lc 1,26-38: Thiên Chúa mời gọi và lời đáp trả của con người

THIÊN CHÚA MỜI GỌI VÀ LỜI ĐÁP TRẢ CỦA CON NGƯỜI

(Is 7,10-14; 8,10; Dt 10,4-10; Lc 1,26-38)

Tùng Linh, Phước Lý

Lịch sử cứu độ là lịch sử của những giao ước. Giao ước hình thành do lòng nhân hậu của Thiên Chúa. Thật vậy mỗi khi con người lỗi phạm, phản nghịch cùng Thiên Chúa thì Ngài lại tha thứ và ký kết với họ những giao ước. Cụ thể khi Ađam và Evà bất tuân với Thiên Chúa thì Người tha thứ và ký kết với họ một giao ước. Khi loài người sa đọa Thiên Chúa dùng lụt hồng thủy tiêu diệt, sau đó Người lại ký kết với con người một giao ước. Giao ước cuối cùng Thiên Chúa ký kết với con người là chính cái chết của Chúa Giêsu, Con yêu dấu của Người trên thập giá. Để thực hiện giao ước này, Thiên Chúa cần một người cộng tác với Người, đó chính là Đức Maria. “Xin vâng” trong biến cố truyền tin được coi như một giao ước mới[1]. Biến cố Truyền Tin này đã được Giáo hội hiện thực hóa qua Lễ Truyền Tin. Lễ này trước kia được mừng kính ở Giáo hội Đông phương với tước hiệu lễ “Ngôi Lời nhập thể” từ khoảng năm 550. Giáo hội Tây phương mãi đến thế kỷ thứ 7 mới chấp nhận thánh lễ này.

  1. Tiếng Không của Ađam & Evà

Để tạo nên một nhân loại, Thiên Chúa đã tạo nên con người đầu tiên là Ađam và tạo nên một phụ tá đắc lực là Evà. Tuy nhiên vì nghe lời Satan xúi dục, ông bà đã bất tuân, chống lại Thiên Chúa. Thật vậy, rắn là loài xảo quyệt nhất trong số những loài vật ngoài đồng, nó nói với bà Evà: “Có thật Thiên Chúa bảo: ‘Các ngươi không được ăn hết mọi trái cây trong vườn’ không?” (St 3,1), bà Evà trả lời con rắn: “Trái các cây trong vườn, thì chúng tôi được ăn. Còn trái trên cây ở giữa vườn, Thiên Chúa đã bảo: ‘Các ngươi không được ăn, không được động tới, kẻo phải chết” (St 3,2-3). Con rắn liền nói với bà Evà: “Chẳng chết chóc gì đâu! Nhưng Thiên Chúa biết ngày nào ông bà ăn trái cây đó, mắt ông bà sẽ mở ra, và ông bà sẽ nên như những vị thần biết điều thiện điều ác” (St 3,4b-5). Bà liền hái trái cây mà ăn, rồi đưa cho cả chồng đang ở đó với mình; ông cũng ăn. Bấy giờ mắt hai người mở ra, họ thấy mình trần truồng.

Từ một người trong trắng không tỳ vết, đầy ân sủng của Thiên Chúa, giờ đây ông bà đã mang trọng tội. Sách Sáng Thế chỉ cho chúng ta thấy tiếng không[2] đầu tiên, tiếng không khởi nguyên, tiếng không của con người, khi con người chỉ thích nghĩ đến mình hơn nghĩ đến Đấng Tạo Hóa dựng nên mình; con người muốn đương đầu với Thiên Chúa, con người xem mình đã đủ rồi, không còn cần một ai nữa. Nhưng khi làm thế thì không còn hiệp thông với thiên Chúa nữa, thì lúc đó, con người đã đánh mất chính mình, con người đã bắt đầu sợ hãi, con người đã bắt đầu tìm cách lẫn trốn Thiên Chúa (x. St 3,10-12)[3]. Nhưng Thiên Chúa nhân hậu vô cùng, Ngài đã khiển trách con rắn, đồng thời ban cho ông bà một giao ước. Ngài nói: “Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy; dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó” (St 3,15).

Sau đó, con cháu ông bà đã sinh sôi nảy nở thật nhiều, lan tràn cả mặt đất. Nhưng mầm mống từ nguyên tổ vẫn còn đó, họ đã một lần nữa chống lại Thiên Chúa khi xây dựng tháp Babel và làm những điều kinh tởm. Thiên Chúa đã cho nạn lụt hồng thủy tiêu diệt dân này, và chỉ để lại một nhóm người nhỏ (số sót), đó là gia đình ông Nôê. Thiên Chúa đã lập với ông một giao ước. Thiên Chúa phán với ông Nôê và các con ông đang ở với ông rằng: “Đây Ta lập giao ước của Ta với các ngươi, với dòng dõi các ngươi sau này, và tất cả mọi sinh vật ở với các ngươi: chim chóc, gia súc, dã thú ở với các ngươi, nghĩa là mọi vật ở trong tàu đi ra, kể cả dã thú. Ta lập giao ước của Ta với các ngươi: mọi xác phàm sẽ không còn bị nước hồng thuỷ huỷ diệt, và cũng sẽ không còn có hồng thuỷ để tàn phá mặt đất nữa” (St 9,8-11).

  1. Tiếng Vâng của Abraham

Khi muốn tạo dựng một dân mới, dân của Thiên Chúa, Thiên Chúa đã kêu gọi ông Abram cộng tác với Người. Sách Sáng Thế cũng thuật lại: “Đức Chúa phán với ông Ápram: “Hãy rời bỏ xứ sở, họ hàng và nhà cha ngươi, mà đi tới đất Ta sẽ chỉ cho ngươi. Ta sẽ làm cho ngươi thành một dân lớn, sẽ chúc phúc cho ngươi. Ta sẽ cho tên tuổi ngươi được lừng lẫy, và ngươi sẽ là một mối phúc lành” (St 12,1-2). Người lại phán tiếp với ông: “Ta sẽ chúc phúc cho những ai chúc phúc cho ngươi; Ai nhục mạ ngươi, Ta sẽ nguyền rủa. Nhờ ngươi, mọi gia tộc trên mặt đất sẽ được chúc phúc” (St 12,3). Và ông Abram đã đáp lời Chúa gọi và lên đường. Một lời đáp trả dứt khoát, không do dự dù không biết tương lai của mình thế nào. Ông Abram ra đi, như Đức Chúa đã phán với ông.

  1. Tiếng Vâng của Đức Maria

Khi muốn cứu độ nhân loại bị hư mất, Thiên Chúa lại mời gọi một người cộng tác vào chương trình của Người, con người đó đã được Người chuẩn bị từ trước. Thiên Chúa thấy trước từ đời đời tình trạng khốn cùng thảm thương của loài người là hậu quả do tội của Ađam. Ngay từ đời đời, Thiên Chúa đã có ý định tái lập tất cả những gì đã hư mất bởi tội lỗi, và phác họa một công trình cứu chuộc mà Chúa Kitô là trung tâm, với sự cộng tác cần thiết của một người nữ thánh thiện. Cả hai sẽ là Ađam và Evà mới thay thế cho Ađam và Evà cũ đã phạm tội[4]. Thiên Chúa đã quyết định, bằng một kế hoạch kín ẩn từ nhiều thế kỷ, để hoàn thành công việc đầu tiên của lòng nhân hậu Ngài nhờ một mầu nhiệm tuyệt siêu phàm hơn qua cuộc Nhập Thể của Ngôi Lời… Ngay từ nguyên thủy, và trước khi thời gian bắt đầu, Thiên Chúa đã chọn và chuẩn bị cho Người Con duy nhất của Ngài một người mẹ để con Thiên Chúa nhập thể[5]. Nhưng vì tôn trọng tự do, nên Người sai sứ thần đến hỏi xem ý định của người đó như thế nào, con người đó chính là Đức Maria.

Thiên Chúa sai sứ thần Gabriel đến một thành miền Galilê, gọi là Nazareth, gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giuse, thuộc dòng dõi vua David. Trinh nữ ấy tên là Maria. Người thực sự được sinh ra, thuộc hoàng tộc David, nhưng Người đã chẳng được thừa kế gì từ những tổ tiên giàu có và vĩ đại của Người. Người đã trải qua cuộc sống vô danh, nơi một thị trấn tầm thường với cuộc sống ẩn dật và sự nghèo khó của quê mình vì Chúa để Người tự do hơn mà nâng tâm hồn lên Thiên Chúa và bám chặt lấy Ngài là sự thiện tuyệt hảo mà trái tim Người khao khát[6].

Sứ thần nói với Maria: “Thưa bà Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua David, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Giacóp  đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận” (Lc 1,30-33). Thấy Đức Maria có vẻ hoang mang, Thiên sứ liền trấn an: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà; vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa” (Lc 1,35). Trong lúc Truyền Tin trong ngôi nhà ở Nazareth, Đức Maria đã đón chào sứ thần của Thiên Chúa, Mẹ chú tâm đến những lời của ngài. Mẹ đón nhận những lời ấy và đáp lại chương trình của Thiên Chúa, như thể bày tỏ lòng hoàn toàn sẵn sàng của Mẹ. Đến đây thì Đức Maria đã vui mừng và mạnh dạn thốt lên lời “Xin Vâng” tuyệt vời, tiếng vâng vĩ đại: “Này tôi là tôi tớ Chúa, xin làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1,38). Về điều này Đức Giáo Hoàng Benedicto 16 viết: “Đức Maria đã được Thiên Chúa đặt trong những giây phút quyết định của lịch sử cứu độ và mẹ đã luôn biết phải đáp ứng thế nào với một tâm hồn hoàn toàn sẵn sàng[7]. Từ nơi Đức Maria, Đấng Cứu Thế muôn dân hằng mong đợi đã đến mặc lấy bản tính nhân loại chúng ta[8]. Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích thêm: “Tiếng vâng của Đức Maria trong biến cố truyền tin – nhờ tiếng vâng này, Đức Giêsu đã bắt đầu con đường của Người trên những nẻo đường của nhân loại[9].

Mầu nhiệm Nhập Thể của Con Thiên Chúa và thiên chức làm mẹ của Đức Maria là một mầu nhiệm lớn lao đòi hỏi phải có một tiến trình nội tâm hóa[10]. Thật vậy, khi Thiên Chúa đến cư ngụ giữa chúng ta, khi Người làm một con người có xương có thịt như chúng ta. Mầu nhiệm nhập thể này đã được thực hiện nhờ một tiếng vâng vĩ đại[11]. Tiếng vâng này được kết tinh trong bầu khí lắng nghe Thiên Chúa và suy niệm[12]. Quả thế, nhờ thái độ lắng nghe nội tâm mà Đức Maria có thể giải thích lịch sử của mình và khiêm tốn thừa nhận rằng chính Chúa là Đấng hành động[13]. Mẹ đã suy niệm điều ấy, đã tận tình suy nghĩ về những gì Thiên Chúa đã làm cho Mẹ, Mẹ chấp nhận thánh ý Thiên Chúa trong cuộc đời Mẹ và đáp trả[14].

Mẹ có thể suy đi nghĩ lại mỗi biến cố trong thinh lặng của tâm hồn mình trước mặt Thiên Chúa và suy niệm trước Thiên Chúa cũng như hiểu được thánh ý Thiên Chúa và như thế có thể chấp nhận thánh ý này trong lòng[15].

Suy niệm là gì? Suy niệm có nghĩa là “nhớ lại” những gì Thiên Chúa đã làm và “chớ khá quên mọi ân huệ của Người” (x. Tv 103,2b)[16]. Cho nên, Mẹ chú tâm đến tất cả những gì Chúa nói và đã thực hiện nơi Mẹ. Mẹ suy niệm, nghĩa là Mẹ đã tiếp xúc với những điều khác nhau, và Mẹ suy đi nghĩ lại về chúng tận đáy lòng của mình; cho nên Mẹ là người “đã tin” vào lời sứ thần, đã trở thành một công cụ để Ngôi Lời vĩnh cửu của Đấng Tối Cao có thể nhập thể. Mẹ cũng đã đón nhận phép lạ tuyệt vời về việc Thiên Chúa làm người được hạ sinh nơi cung lòng Mẹ[17].

  1. Tiếng Vâng của Đức Giêsu

Khi nói đến sự vâng phục, hay nói cách khác, khi nói đến tiếng vâng, chúng ta nhớ ngay đến đoạn Kinh thánh mà thánh Phaolô đã viết trong thư gửi tín hữu Philipphê: “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế” ( Pl 2,6-7).

Tiếng vâng này là khởi đầu của nguồn ơn cứu độ, vì nếu Đức Giêsu không vâng phục Thiên Chúa để trở thành Đấng Emmanuen, nhằm cứu chuộc nhân loại tội lỗi, thì chắc chắn Thiên Chúa sẽ phải chọn con đường khác[18]. Ngược lại, Đức Giêsu đã xin vâng và chọn con đường tự hủy – con đường tuyệt vời nhất, bởi vì nó diễn tả trọn vẹn tình yêu của Thiên Chúa. Điều này đã được thánh Gioan nhắc đến: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16).

Tiếng vâng của Đức Giêsu hoàn toàn được diễn ra trong tự do và tự nguyện, vì thế, Ngài đã nói: “Lạy Chúa, này con xin đến để thi hành thánh ý Chúa” (Tv 39,8a–9a); hay: “Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy” (Ga 4,34). Chính nhờ sự vâng phục tuyệt đối trong tự do này, mà Đức Giêsu trở thành nguồn ơn cứu độ đến muôn ngàn đời[19]. Tại sao vậy? Thưa! Bởi vì Ngài đã vâng lời và vâng lời cho đến chết, chết trên cây thập tự và đã chấp nhận đổ máu mình ra nhằm cứu chuộc con người. Chính vì tiếng vâng này, mà nhân loại đón nhận được ơn cứu chuộc của Thiên Chúa, nhờ Đức Giêsu Kitô.

Cả Abraham và Đức Maria đều trả lời “xin vâng” cho một điều mà từ trước tới nay chưa từng thấy thế bao giờ. Mẹ Maria, người thiếu nữ Sion đã cộng tác với Thiên Chúa trong công trình cứu chuộc. Thiên Chúa đã khai mở một kỷ nguyên mới, thiết lập một dân tộc mới thay thế cho dân cũ đã bị cái chết bao phủ do tội bất tuân của Evà[20]. Nút dây đã bị thắt lại do sự bất tuân của Evà, nay được gỡ ra nhờ sự vâng phục của Đức Maria; điều mà Evà đã buộc lại bởi cứng lòng tin, Đức Maria đã tháo ra nhờ lòng tin”[21]. Chính với Mẹ Maria mà cuộc đời trần thế của Đức Giêsu bắt đầu[22]. Và trên thập giá, chính vì tiếng vâng vĩ đại của Đức Giêsu mà nhân loại đón nhận được ơn cứu chuộc của Thiên Chúa ngang qua Ngài.

Đức Maria đã nói tiếng xin vâng bởi vì Mẹ tin vào Thiên Chúa. Mẹ có lòng tin lớn lao như vậy vì Mẹ luôn lắng nghe và suy niệm Lời Chúa trong lòng. Chúng ta hãy bắt chước Đức Maria để luôn tìm đọc Lời Chúa, để nhẫn nại cầu nguyện trong niềm xác tín rằng: “Đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được”. Từ xác tín lớn lao đó, chúng ta luôn nói lời xin vâng và phó thác cho Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh cuộc sống của mình, để từ tiếng vâng của chúng ta, Thiên Chúa sẽ làm nên những điều cao cả.

______________________________

[1] gpcantho.com, Đức Cha JB. Bùi Tuần

[2] Ngôn ngữ của Đức Thánh Cha Phanxicô

[3] Tin Mừng Chúa Nhật Năm A, Đức Thánh Cha Phanxicô, chuyển ngữ JB Lưu Văn Lộc, tr. 20.

[4] gpcantho.com, Lm Giuse Đinh Lập Liễm

[5] Đức Giáo Hoàng Pio IX, Tông Hiến Ineffabilis Deus.

[6] Đức Giáo Hoàng Leo XIII, Thông Điệp Magnae Dei Matris, số 23

[7] Đức Giáo Hoàng Benedicto 16, Cầu Nguyện Trên Nền Tảng Kinh Thánh, chuyển ngữ Giuse Phan Văn Phi, tr. 257.

[8] Đức Giáo Hoàng Leo XIII, Thông Điệp Magnae Dei Matris, số 24

[9] Đức Thánh Cha Phanxicô, Tin Mừng Chúa Nhật Năm A, chuyển ngữ JB Lưu Văn Lộc, tr. 21.

[10] Đức Giáo Hoàng Benedicto 16, Cầu Nguyện Trên Nền Tảng Kinh Thánh, chuyển ngữ Giuse Phan Văn Phi, tr. 95.

[11] Đức Thánh Cha Phanxicô, Tin Mừng Chúa Nhật Năm A, chuyển ngữ JB Lưu Văn Lộc, tr. 21.

[12] Đức Giáo Hoàng Benedicto 16, Cầu Nguyện Trên Nền Tảng Kinh Thánh, chuyển ngữ Giuse Phan Văn Phi, tr. 258.

[13] Đức Giáo Hoàng Benedicto 16, Cầu Nguyện Trên Nền Tảng Kinh Thánh, chuyển ngữ Giuse Phan Văn Phi, tr. 259.

[14] Đức Giáo Hoàng Benedicto 16, Cầu Nguyện Trên Nền Tảng Kinh Thánh, chuyển ngữ Giuse Phan Văn Phi, tr. 95.

[15] Đức Giáo Hoàng Benedicto 16, Cầu Nguyện Trên Nền Tảng Kinh Thánh, chuyển ngữ Giuse Phan Văn Phi, tr. 260.

[16] Đức Giáo Hoàng Benedicto 16, Cầu Nguyện Trên Nền Tảng Kinh Thánh, chuyển ngữ Giuse Phan Văn Phi, tr. 94.

[17] Đức Giáo Hoàng Benedicto 16, Cầu Nguyện Trên Nền Tảng Kinh Thánh, chuyển ngữ Giuse Phan Văn Phi, tr. 94.

[18] gpcantho.com, Jos.Vinc.Ngọc Biển

[19] gpcantho.com, Jos.Vinc.Ngọc Biển

[20] gpcantho.com, Jos.Vinc.Ngọc Biển

[21] Vatican II, Lumen gentium, số 56.

[22] Đức Giáo Hoàng Benedicto 16, Cầu Nguyện Trên Nền Tảng Kinh Thánh, chuyển ngữ Giuse Phan Văn Phi, tr. 258.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chúa Nhật VI PS, Năm A, Ga 14,15-21: Chúa Thánh Thần – Đấng Bảo Trợ

CHÚA THÁNH THẦN - ĐẤNG BẢO TRỢ (Ga 14,15-21) Tùng Linh,...

Chúa Nhật XXIII TN, Năm A, Mt 18,15-20: Nghệ thuật sửa lỗi

NGHỆ THUẬT SỬA LỖI (Ed 33,7-9; Rm 13,8-10; Mt...

Chúa Nhật XXX TN, A, Mt 22,34-40: Điều răn quan trọng nhất

ĐIỀU RĂN QUAN TRỌNG NHẤT (Mt 22,34-40) M. Matthêu Lê Văn...

Suy niệm Lời Chúa Lễ Hiển Linh: Trở nên ánh sao của Thiên Chúa

TRỞ NÊN ÁNH SAO CỦA THIÊN CHÚA (Is 60,1-6; Ep...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Thánh Giuse giáo dân (Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

Lễ Thánh Giuse 19.03.2024 THÁNH GIUSE GIÁO DÂN 2 Sm 7,4-5a.12-14a.16; Rm 4,13.16-18.22; Mt 1,16.18-21.24a Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt Nếu đưa ra câu hỏi: Ai là...

Ngày 19-3, Thánh Giuse Bạn Trăm Năm Đức Maria : Thánh Giuse Uy Quyền

Ngày 19-3, Thánh Giuse Bạn Trăm Năm Đức Maria, Mt 1,16.18-21.24 / Lc 2,41-51 Thánh Giuse Uy Quyền Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist. Hợp với Hội Thánh...

Chúa Nhật V Mùa Chay, Năm B, Ga 12,20-33: Hạt lúa đơm bông cánh đồng rạng rỡ

Chúa Nhật V Mùa Chay, Năm B, Ga 12,20-33 Hạt Lúa Đơm Bông Cánh Đồng Rạng Rỡ Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Khi nhìn thấy đồng lúa...

Suy niệm Chúa Nhật V Mùa Chay – B: Chết để được sống

Suy Niệm Chúa Nhật V  Mùa Chay Năm B CHẾT ĐỂ ĐƯỢC SỐNG (Ga 12,20-33) Mai Anh, CĐ Phước Thiên Vì yêu thương nhân loại từ ngàn xưa,...

Lễ thánh Giuse 19/3 – Việc làm to lớn của thánh Giuse

Thánh Giuse bạn trăm năm Đức Maria  (Mt 1,18-24) Cha M. Gioan Bosco Nếu nói Tin Mừng hay kể chuyện lạ thì chuyện về Giuse là...

Chúa Nhật IV Mùa Chay, B, Ga 3,14-21: Đấng bị treo lên thập giá

ĐẤNG BỊ TREO LÊN THẬP GIÁ (Ga 3,14-21) Tùng Linh, Phước Lý Chuyện kể rằng: “Ngày nọ, vua lâm trọng bệnh thập tử nhất sinh, tính mạng...

Chúa Nhật III MC, B: Thanh tẩy Đền thờ

THANH TẨY ĐỀN THỜ "Vì nhiệt tâm lo việc nhà Chúa mà tôi đây sẽ phải thiệt thân" (Tv 68.10) M. Jos. Ba, PV      Với...

Chúa Nhật III Mùa Chay, Năm B, Ga 2,13-25: Thanh tẩy Đền thờ

Chúa Nhật III Mùa Chay, năm B  (Ga 2,13-25)   Trong tất cả các tôn giáo, đền thờ là nơi thánh, người ta tin rằng nơi đây...

Chúa Nhật II Mùa Chay, B, Mc 9,2-10: Biến hình với Chúa

BIẾN HÌNH VỚI CHÚA (St 22,1-2.9a.10-13.15-18; Rm 8,31b-34; Mc 9,2-10) Tùng Linh, Phước Lý Bài Tin Mừng hôm nay, thánh Marcô tường thuật sự kiện Chúa Giêsu...

Chúa Nhật II Mùa Chay, B, Mc 9,2-10: Hai mẫu gương quảng đại

CHÚA NHẬT THỨ II MÙA CHAY NĂM B HAI MẪU GƯƠNG QUẢNG ĐẠI FM. Giacobe Nguyễn Vĩnh Nghiêm, AP      Trong lịch sử cứu độ, chúng...

Chúa Nhật II Mùa Chay, B: Sống thân mật với Chúa (Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt)

Chúa Nhật II mùa Chay năm B SỐNG THÂN MẬT VỚI CHÚA Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt I. TẤM BÁNH LỜI CHÚA: Mc 9,1–9 Hôm ấy, Chúa...

Chúa Nhật II Mùa Chay, B: “Hãy vâng nghe lời Người” (Đan viện Fatima, Thụy Sĩ)

Chúa nhật 2 MC - B "HÃY VÂNG NGHE LỜI NGƯỜI" Đv. Đức Mẹ Fatima, Thụy Sĩ Bài Tin Mừng của thánh sử Marco nói về việc...