Thứ bảy, 7 Tháng mười hai, 2024

Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật 24 TN-C

Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật 24 TN-C

Xh 32,7-11.13-14 / 1Tm 1,12-17 / Lc 15,1-32

(Anh Mai Thi – PV)

   Khung cảnh: thấy Chúa Giêsu gần gũi với những người tội lỗi, nhóm Pharisêu và Kinh sư trách Ngài. Chúa Giêsu đã dùng những dụ ngôn để trả lời cho họ.

Có 3 dụ ngôn : 1 con chiên trong số 100 con bị mất, 1 đồng trong số 10 đồng bị đánh rơi, và 1 đứa trong hai đứa con bỏ nhà đi hoang. Tỉ lệ mất mát ngày càng cao (1/100 ( 1/10 ( ½ ). Giá trị những thứ bị mất cũng ngày càng cao (1 con vật, 1 đồng bạc và 1 đứa con). Tất cả những dụ ngôn này đều đề cao hình ảnh một Thiên Chúa giàu lòng thương xót. Ngài xót xa khi một người lầm đường rơi vào tội lỗi. Do đó Ngài tha thiết tìm cứu người tội lỗi. Khi cứu được một người tội lỗi, Ngài rất vui mừng: “trên trời cũng thế, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối”. Và Ngài mời gọi chúng ta trở thành xứ giả của lòng Chúa xót thương.

Cả ba dụ ngôn đều xoay quanh một chủ đề : đã mất mà lại tìm thấy. Thiên Chúa mất loài người, loài người đã bị mất tức là đã đi khỏi sự hiện diện của Thiên Chúa, và đó là cái mất lớn lao nhất. Thiên Chúa không mất gì đáng tiếc hơn mất loài người. Dụ ngôn nêu lên ba khía cạnh để giải thích giá trị của loài người : con chiên bị mất, đồng tiền bị mất, đứa con bị mất.

Ở đời có ba điều quý : Tài sản, tiền bạc và con cái. Cả ba đều mất, và sự mất mát nào cũng đáng tiếc. Chúa không mất súc vật, tiền bạc, nhưng mất loài người, là mất cái quý báu nhất, không gì sánh bằng. Và Ngài tiếc như ta tiếc của cải, tiền bạc, và con cái vậy.

Khi mất một phần trăm đã tiếc, mất mười phần trăm tiếc hơn, mất năm mươi phần trăm tiếc hơn nữa. Nhưng Thiên Chúa mất hết, mất từ thời A-đam, nên Chúa lập cách cứu loài người : “Con Người đến tìm kiếm những gì đã mất.”

 Cách Chúa cứu loài người là lập ra các Giao ước. Mà Giao ước mới của Chúa Kitô là Giao ước quyết định. Giao ước này không chỉ dựa trên luật mà chính yếu dựa trên tình thương. Thực vậy, người Cha trong Tin Mừng đã không xử với các con theo luật mà Cha đã làm xong : con thứ được 1/3 gia tài của Cha và con cả được 2/3 phần còn lại (xem Dnl.21,17); nhưng Cha đã xử với con theo tình thương : lấy nhẫn trao cho con là trao cho con quyền hành như Cha (xem St 41,42), lại cũng chính Cha nói với con cả: Mọi sự của Cha đều là của con” (Lc 15,31), chứ Cha đâu chỉ cho con 2/3 gia tài.

Như thế cốt lõi của giao ước là tình thương, là sự sống, chứ không phải là luật, để ai phạm luật là xử án ! Chính vì vậy mà trong thời Môsê, khi dân Do Thái phạm luật bỏ Chúa thờ bò vàng, cứ theo luật thì dân phải bị xử tử, nhưng Môsê đã nại vào sự sống Chúa đã giao ước với các tổ phụ: Xin Chúa hãy nhớ Abraham, Isaac và Giacóp, với họ Chúa đã lấy chính mình mà thề và đã phán : Ta sẽ cho dòng giống các ngươi nên đông như sao trên trời – thế là Chúa đã hối lại không phạt dân, lại cho dân sống chiếm hữu được đất Chảy sữa và mật” (bài đọc I).

Chính cái cốt lõi của giao ước là tình thương này đã giúp người con thứ khi phải làm thuê Chăn heo-làm tôi ma quỷ-mà không ai thương xót bằng con heo, đến nỗi cám heo ăn còn dư hắn muốn ăn cho đỡ đói mà cũng không ai cho ! Dĩ nhiên sự đau khổ này đã là cái đòn bẩy như chiếc roi đặt trên mông anh, để anh thức tỉnh. Nhưng chính hình ảnh yêu thương của Cha anh đối với những kẻ làm công, những kẻ nô lệ cũng còn có dư bánh ăn (Lc 15,17) mới chính là động lực thôi thúc anh quyết tâm trở về cùng Cha, chứ nếu anh nhớ lại cảnh sống gia đình như một địa ngục, Chắc chắn không khi nào anh muốn trở về, cho dù có đói khát ở vệ đường !

Và trong bài đọc II, Phaolô còn đóng vai trò diễn tả người con thứ trở về, cũng là hình ảnh muôn dân tin nhập vào Hội Thánh:

– Người con thứ nhờ hấp lực tình thương của Cha, thôi thúc nó trở về, thì Phaolô nói: Đội ơn Đấng đã ban sức mạnh cho tôi, Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta” (I Tm. 1,12a).

– Cuộc trở về của con thứ chỉ có Giá trị hệ tại ở chỗ : xin vào làm công cho nhà Cha (Lc 15,19). Nếu nó trở về đòi hỏi yêu sách này nọ với Cha nó, thì việc trở về có Giá trị gì ? Do đó Thánh Phaolô ý thức việc Chúa gọi ông vào Hội Thánh : Vì Ngài xét tôi tín cẩn mà cho tôi xung vào công việc phục vụ” (I Tm. 1, 12b).

Như vậy, trở về với Hội Thánh là sống yêu thương, phục vụ như người tôi tớ. Đây cũng là hình ảnh giản dị và sâu sắc mà Đức Phan-xi-cô diễn tả khuân mặt của Giáo hội- “một Giáo hội không khiển trách con người vì tính dễ vỡ và vì thương tích của họ, nhưng chăm sóc họ với liệu thuốc của lòng thương xót” (x. Bài giảng Chúa nhật 17/3/2013).

Mỗi ngày và đặc biệt ngày Chúa Nhật, Hội Thánh như người Cha mong chờ con cái mình vào dự tiệc Thánh Thể đã dọn sẵn. Để nơi bàn tiệc này, mọi tội nhân như người con hoang được giao hòa lại với Thiên Chúa và Hội Thánh, để được tái lập giao ước mới, giao ước sự sống, được Hội Thánh công bố qua các Bài đọc và bài giảng của Linh mục. Sau đó được mời ăn tiệc Thánh Thể và chính Chúa Phục Sinh. Thay thế con tim chai đá của chúng ta bằng con tim biết yêu thương của Chúa.

Nhờ lời ban sự sống và nhờ tình thương của Chúa rót vào tim ta, ta lại được Chúa sai đi để quy tụ những con chiên lạc về một đàn là Hội Thánh, ăn một đồng cỏ là Thánh Lễ. Mỗi tín hữu phải làm việc này để trở thành người thứ hai được Chúa thương xót theo mẫu người thứ nhất mà Phaolô đã làm gương .

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Theo quan niệm thông...

Chúa Nhật XXXIV TN, B, Ga 18,33b-37: Vua Tình Yêu 

  Vua Tình Yêu  (Ga 18,33b-37) M. Phan Sa, PV      Những tuần qua, thế giới đã theo dõi ngày bầu cử tổng thống Mỹ khá thú...

Lễ các thánh tử đạo Việt Nam: Tình yêu tự hủy – con đường của người môn đệ

  Các thánh tử đạo Việt Nam 25/11 TÌNH YÊU TỰ HỦY – CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ (Lc 9,23-26) M. David, VP Khác với Tin Mừng theo...

Chúa Nhật XXXIV TN, Lễ Chúa Giêsu Kitô – Vua Vũ Trụ

  Vương Quyền của Đức Kitô (Ga 18,33b-37) M. Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Vào Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo hội cử...

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón ngày tận thế

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón Ngày Tận Thế Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa nhật áp chót năm...

Chúa Nhật XXXIII TN, B, Mc 13,24-32: Không biết ngày giờ tận thế vẫn tốt hơn?

    KHÔNG BIẾT NGÀY GIỜ TẬN THẾ VẪN TỐT HƠN? (Mc 13,24-32) M. Eugenio Nguyên, Phước Lý Có một bí mật, mà bất cứ thời đại nào, cho...

Chúa Nhật 32 TN, B, Mc 12,38-44: Tấm lòng sẻ chia của bà góa nghèo

      Tấm lòng chia sẻ của bà góa nghèo M. Phaolô Thụy, Châu Thủy Ý nghĩa và giá trị của việc dâng cúng như thế nào? Bài...