Chủ Nhật, 8 Tháng mười hai, 2024

Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật 31 TN năm B, Lễ Các Thánh


Hạnh Phúc Thật

Mt 5:1-12

Montfort (Đan viện Châu Sơn Đơn Dương)

 

Khi dựng nên con người, Thiên Chúa đã muốn cho họ được sống trong hạnh phúc. Ý định đó của Thiên Chúa đã ăn sâu vào trong con người, nó trở thành khát vọng lớn lao nhất trong tâm hồn của họ. Tuy nhiên, con người không thể tìm thấy hạnh phúc thật nơi chính mình. Chính vì thế, lời Chúa hôm nay đã vạch ra cho chúng ta con đường đưa đến hạnh phúc đích thật: Sống tám mối phúc thật hay Bát Phúc.

Vào năm 2000, Đức Gioan Phaolô II đã lên núi Bát Phúc, và đã giảng cho hơn 20 ngàn thanh thiếu niên qui tụ ở đó. Ngài nói như sau: “Chúa Giêsu đã giảng Bát Phúc, đã sống Bát Phúc, Chúa chính là Bát Phúc”. Bát phúc là con đường để tiến vào Nước Trời. Tám mối phúc là một bức tranh vẽ chân dung của Chúa Giêsu. Hãy nhìn vào Chúa Giêsu chúng ta sẽ biết thế nào là tâm hồn nghèo khó, là sống hiền lành, là chịu đau khổ, là khát khao sự công chính, là có lòng thương xót, có tâm hồn trong sạch, là xây dựng hòa bình và bị bách hại vì lẽ công chính. Chúa nói: hãy theo tôi, bước theo con đường Bát Phúc là bước theo Chúa Giêsu, là làm cho trái tim của mình nên giống Trái Tim Chúa Giêsu.

Con đường Bát Phúc có khả năng thay đổi lối sống của con người chúng ta. Chúng ta sẽ khám phá ra Bát Phúc là một mặc khải về Chúa Giêsu. Đó là tám bản tiểu sử ngắn gọn về Chúa Giêsu, là một lời mời gọi chúng ta noi gương Ngài. Tuy nhiên, Bát Phúc chỉ là một phần trong một bức họa lớn hơn: đó là kế hoạch của Thiên Chúa dành cho con người, một kế hoạch mở đầu và kết thúc bằng phúc lành của Thiên Chúa. Chúng ta sẽ nhận ra Bát Phúc dạy chúng ta về ơn gọi của mình với tư cách là những con người được mời gọi tham dự vào đời sống của Thiên Chúa. Chúa Cha là tình yêu, Ngài trao ban tất cả cho Chúa Con và Chúa Con cũng dâng lại tất cả những gì Ngài có cho Chúa Cha. Như lời Kinh Thánh nói: “cho thì có phúc hơn là lãnh nhận”. Vì thế, đời sống của Thiên Chúa là một cuộc sống đầy phúc lành. Đời sống trao ban tất cả đó là đời sống yêu thương. Người Mỹ quen nói: bạn có thể cho mà không yêu, nhưng bạn không thể yêu mà không cho. Và chúng ta được mời gọi tham dự vào đời sống trao ban đó.

Lễ các thánh hàng năm, dù là năm A, năm B, hay năm C đều đọc bài Tin Mừng về Bát Phúc của thánh Mátthêu. Bát Phúc là con đường, là lối sống của mọi vị thánh trên trời cũng như dưới đất. Ai là các thánh dưới đất? Chính chúng ta. Thánh Phaolô gọi các tín hữu, những người bước theo Chúa Giêsu, là các thánh. Lời mời gọi này càng khẩn thiết hơn trong năm nay, vì năm nay là năm về đời sống thánh hiến. Đời sống thánh hiến là đời sống dâng hiến bản thân để phục vụ Thiên Chúa và anh em của mình. Và để có thể sống đời sống thánh hiến của mình một cách tròn đầy, chúng ta được mời gọi sống tinh thần Bát Phúc.

Phúc thứ nhất đó là: Phúc cho ai có tâm hồn nghèo khó. Chúng ta sẽ khám phá ra nghèo khó trong tâm hồn có nghĩa gì trong bối cảnh Do Thái. Đây chính là một xác tín về việc bản thân con người tuyệt đối không có gì cả, mọi sự con người có đều là quà tặng của Thiên Chúa. Đây là sự khiêm tốn nhìn nhận mình lệ thuộc hoàn toàn vào Thiên Chúa, và như vậy là tôn vinh Thiên Chúa. Đây là đòi hỏi tiên quyết cho việc cầu nguyện, và liên kết chúng ta với những loại nghèo khó khác nhau trong cuộc sống con người.

Phúc thứ hai: Phúc cho ai sầu khổ vì họ sẽ được Thiên Chúa an ủi. Chúng ta sẽ khám phá ra sầu khổ có thể là phương thế giúp chúng ta đi vào phúc lành của Chúa. Nhưng có thật khi gặp đau khổ là chúng ta gặp được phúc lành của Chúa không? Trong thực tế, nỗi sầu khổ chỉ có thể đưa đến sự hoán cải, nếu chúng ta biết đặt nỗi khổ của mình trong bối cảnh tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta. Trong câu chuyện Lazaro chết được ghi lại trong sách Tin Mừng, có ghi lại chi tiết: Chúa khóc. Thiên Chúa sẽ hành động trong huyền nhiệm đau khổ của chúng ta, khi chúng ta gặp đau khổ. Hành động của Chúa sẽ vượt quá mọi hy vọng của chúng ta. Chúa gần gũi những tâm hồn tan vỡ. Chúa không chê bỏ một tấm lòng tan nát khiêm cung, và nỗi khổ trở thành một phúc lành. Chỉ khi trái tim bằng đá tan vỡ ra, thì trái tim đó mới mở ra cho tình yêu và lòng thương xót của Thiên Chúa đi vào tâm hồn, vào con người, vào cuộc sống của chúng ta. Biết bao người sẽ không trở lại với Chúa, nếu họ luôn được sống trong sung sướng. Chỉ khi sầu khổ, người ta mới có cơ hội trở về với Chúa. Bệnh tật, đau khổ khiến người ta nghĩ tới cái chết, nghĩ đến chuyện phần hồn. Chúa khóc thành Giêrusalem. Chúa để cho trái tim chúng ta trở nên trống rỗng rồi Ngài có thể đổ đầy tình yêu Ngài vào đó. Chúa để trái tim chúng ta tan vỡ rồi Ngài chữa lành.

Mỗi người chúng ta hãy xin Thiên Chúa ban cho mình ơn can đảm để có thể bước theo Chúa Giêsu trên con đường Bát Phúc, con đường của việc dâng hiến bản thân cho Thiên Chúa, lệ thuộc hoàn toàn vào Thiên Chúa, để từ đó chúng ta có thể nhận lãnh hạnh phúc đích thực trong niềm vui và hy vọng của những người xem mọi sự đều là quà tặng của Thiên Chúa. Tất cả đều là hồng ân.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI Mầu nhiệm tội lỗi Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Đan viện Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua?

Chúa Nhật XXXIV, Thường Niên B (Đn 7,13-14; Kh 1,5-8; Ga 18,33-37) Đức Giêsu Kitô Là Vua? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Theo quan niệm thông...

Chúa Nhật XXXIV TN, B, Ga 18,33b-37: Vua Tình Yêu 

  Vua Tình Yêu  (Ga 18,33b-37) M. Phan Sa, PV      Những tuần qua, thế giới đã theo dõi ngày bầu cử tổng thống Mỹ khá thú...

Lễ các thánh tử đạo Việt Nam: Tình yêu tự hủy – con đường của người môn đệ

  Các thánh tử đạo Việt Nam 25/11 TÌNH YÊU TỰ HỦY – CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ (Lc 9,23-26) M. David, VP Khác với Tin Mừng theo...

Chúa Nhật XXXIV TN, Lễ Chúa Giêsu Kitô – Vua Vũ Trụ

  Vương Quyền của Đức Kitô (Ga 18,33b-37) M. Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Vào Chúa Nhật cuối năm Phụng vụ, Giáo hội cử...

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón ngày tận thế

Chúa Nhật XXXIII Thường Niên B (Đn 12,1-3; Dt 10,11-14.18; Mc 13,24-32) Đón Ngày Tận Thế Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúa nhật áp chót năm...