Thứ sáu, 3 Tháng Một, 2025

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT II PS NĂM C, ĐỨC TIN VÀ LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT

ĐỨC TIN VÀ LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT

Ga 20,19-31  

Chậm tin nhưng khi tin thì tin chắc là đặc điểm của tông đồ Tôma. Sự chậm tin của ông gián tiếp giúp cho biết bao người có thêm bằng chứng để tin chắc chắn hơn rằng Chúa đã Phục Sinh. Nhưng làm sao có được lòng tin này? Tông đồ Tôma và cả chúng ta có được đức tin vào Chúa Phục Sinh, xét cho cùng là nhờ vào lòng thương xót của Chúa.

1. Tôma chậm tin nhưng khi tin thì tin chắc

Tâm trạng của Tôma sau cái chết của Đức Giêsu là sợ sệt, bất an và hoang mang. Bởi đó, lần đầu tiên nghe các môn đệ khác thuật lại việc Đức Giêsu Phục Sinh hiện ra, ông không tin. Ông cũng không nhớ tới lời Thầy Giêsu báo trước là Người sẽ bị bắt, bị giết chết và ba ngày sau sẽ sống lại. Do đó, trước cái chết thảm thương của Thầy Giêsu trên cây thánh giá, lòng mong đợi của Tôma vào tương lai nhờ Thầy Giêsu bị tan biến như mây khói; đức tin của ông vào Thầy Giêsu cũng lung lay.

Hậu quả kéo theo nơi Tôma lúc bấy giờ là cái gì được chứng nghiệm rõ ràng, được sờ đụng mới đáng tin. Nghĩa là ông đòi hỏi những điều kiện khả giác, chắc chắn như nhìn thấy vết đinh, như thọc ngón tay vào lỗ đinh rồi mới tin.

Lần nữa, Đức Giêsu lại hiện ra với các môn đệ. Lần này Tôma cũng có mặt. Đức Giêsu chinh phục lòng tin của Tôma bằng cách chiều theo đòi hỏi của ông là được đụng vào các vết thương của Người. Lần hiện ra này, Đức Giêsu đã mời gọi ông hãy đặt ngón tay vào lỗ đinh, hãy nhìn xem tay Thầy, hãy đưa tay mà đặt vào cạnh sườn Thầy.

Khi chưa thấy Đức Giêsu hiện ra, Tôma nhất quyết không tin. Nhưng khi được tận mắt thấy rõ ràng Thầy mình, được trực tiếp nghe chính Thầy mình nói, niềm tin nơi ông hoàn toàn biến đổi. Từ một đức tin cứng cỏi trở nên bừng sáng lên; từ một đầu óc đòi chứng nghiệm nhường chỗ cho lòng tin. Lúc bấy giờ ông tuyên xưng thiên tính của Đức Giêsu: “Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con.” Tôma đã thấy Chúa hiện ra nên đã tin, còn chúng ta không thấy Chúa, chúng ta có tin không?

2Niềm tin của chúng ta vào Đức Giêsu

Bình thường con người chỉ tin những gì mắt thấy. Chúng ta thường nghe nói: “Trăm lần nghe không bằng một lần thấy”, và trước một sự kiện có vẻ nghi ngờ chúng ta thường nói: “Nếu tôi không thấy, tôi không tin.” Đôi khi khuynh hướng của chúng ta cũng giống như của Tôma ngày xưa là cái gì được kiểm chứng rõ ràng thì mới tin. Trong khi có những sự kiện, những con người chúng ta không hề thấy bằng mắt mà vẫn tin là có. Ví dụ chúng ta tin có 117 vị tử đạo Việt Nam được Giáo Hội phong lên bậc hiển thánh là vì các ngài đã chứng minh mạnh mẽ niềm tin vào Thiên Chúa qua cái chết vì đạo. Chúng ta đâu thấy họ bao giờ; chúng ta không thấy đức tin của họ; chúng ta cũng không được chứng kiến cuộc tử đạo của họ. Nhưng cuộc tử đạo của họ được Giáo Hội công nhận, và theo lời chứng của một số người trong Giáo Hội, chúng ta tin họ đã chết vì đạo và được phong hiển thánh.

Như vậy, tin là chấp nhận điều quả quyết của người khác là đúng sự thật dù mình không thấy, không chứng minh được. Không thấy mà vẫn công nhận, vì điều đó hợp lý dựa vào thế giá của người khác hay dựa vào huấn quyền… Mắt chúng ta không thấy Chúa, nhưng tin có Chúa; chúng ta không thấy linh hồn, nhưng tin có linh hồn; chúng ta không thấy thiên đàng, hỏa ngục mà vẫn tin vì chúng ta tin điều Giáo Hội tuyên xưng là chắc chắn, không thể sai lầm.

Dựa vào khả năng của lý trí, chúng ta có thể tin vào Đức Giêsu, vì lý trí có vai trò hỗ trợ cho đức tin. Tuy nhiên, cũng không nên quá phóng đại khả năng của lý trí đến nỗi quên đi ơn Chúa, quên đi lòng thương xót của Chúa.

3. Chúa thương xót trao ban đức tin

Khi sợ sệt, bất an, Tôma dùng lý luận tự nhiên, đòi hỏi được chứng nghiệm Chúa Phục Sinh bằng việc sờ đụng. Đức Giêsu chiều theo lòng ông; Đức Giêsu thương xót ông, hiện ra và ban bình an; Người mời gọi ông chứng nghiệm Chúa Phục Sinh bằng giác quan. Như vậy là vì lòng thương xót, Chúa đã không để ông cứng tin mãi, nên đã hiện ra với ông, cho ông chứng nghiệm Chúa.

Đối với chúng ta là những người không hề được thấy Chúa bằng mắt xác thịt, nên không thể tin vào Chúa nhờ thấy Người. Không ai có thể dùng tiền hay bất cứ phương tiện nào có thể mua đức tin; cũng không ai có thể tin vào Đức Giêsu bằng chính nỗ lực của mình. Đức tin là một ân ban nhưng không do lòng thương xót của Chúa. Ai được Chúa ban cho ơn đức tin, người đó là người hạnh phúc, “phúc cho ai không thấy mà tin.” Và do đó, chúng ta có thể nói: phúc cho chúng ta là những người có lòng tin vào Đức Giêsu vì chúng ta là những người được Chúa thương xót.

Thánh nữ Fautina là người được Chúa mặc khải cho biết là hãy kính lòng Chúa thương xót. Ngài đã xác quyết rằng: “Ngoài tình Chúa thương xót, không có nguồn hy vọng nào khác cho nhân loại.” Bởi đó, chúng ta hết lòng tin tưởng kêu lên: “Jesus, I trust in you.” (Lạy Chúa Giêsu, con tin tưởng vào Ngài.” Đây là câu được in dưới các bức ảnh lòng Chúa thương xót. Mỗi lần nhìn lên bức ảnh lòng Chúa thương xót với hàng chữ ấy nhắc nhở chúng ta tuyên xưng Chúa là Đấng giàu lòng thương xót, còn chúng ta là những người yếu đuối giới hạn cần được Chúa thương xót, đồng thời đặt trọn con người và cuộc đời của mình vào lòng Chúa thương xót với đầy sự tín thác.

M. Bosco, Phước Sơn

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày 1-1, Lễ Mẹ Thiên Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21 Bình an của Thiên Chúa luôn ở cùng chúng ta

Ngày 1-1, Lễ Mẹ Thiên Chúa: Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21 Bình An Của Thiên Chúa Luôn Ở Cùng Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Kỳ diệu thay Đấng là Mẹ Thiên Chúa

  KỲ DIỆU THAY ĐẤNG LÀ MẸ THIÊN CHÚA (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) Trường Kha, Phước Lý Tình mẫu tử cũng chính là tình cảm mãi...

01/01 Lễ Mẹ Thiên Chúa, Lc 2,16-21: Có Mẹ đồng hành

    CÓ MẸ ĐỒNG HÀNH (Ds 6,22-27; Gl 4,4-7; Lc 2,16-21) M. Luca Ngọc, Phước Thiên Ngày đầu năm mới dương lịch, Giáo Hội cho chúng ta mừng...

Chúa Nhật Thánh Gia Thất, Năm C (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) Gia đình thánh giữa đời thường

Chúa Nhật Thánh Gia Thất, Năm C (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) Gia Đình Thánh Giữa Đời Thường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hàng năm,...

Lễ Thánh Gia, Lc 2,41-52: Hiếu Nghĩa

    HIẾU NGHĨA (1Sm 1,20-22.24-28; 1Ga 3,1-2.21-24; Lc 2,41-52) M. David, Vĩnh Phước Qua các bài đọc trong Lễ Thánh Gia hôm nay, Giáo Hội cho ta chiêm...

Lễ Thánh Gia Thất, Lc 2,41-52: Gia Đình Thánh

  GIA ĐÌNH THÁNH ( Lc 2,41- 52)  M. Têrêsa Avila, Phước Hải Gia đình là nền tảng của Giáo Hội và xã hội, bởi gia đình đóng...

Giáng Sinh – Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời đã làm người và sống giữa chúng ta

Giáng Sinh - Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Giáng Sinh – Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô – Mặt Trời Công Chính

Giáng Sinh - Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô Mặt Trời Công Chính Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, muôn dân đã được thấy ơn...

Giáng Sinh – Lễ Đêm (Lc 2,1-14)  “Yêu nhau muôn sự chẳng nề…”

Giáng Sinh - Lễ Đêm (Lc 2,1-14)  “Yêu Nhau Muôn Sự Chẳng Nề…” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong khung cảnh huy hoàng của Đêm Thánh vô...

Lễ Vọng Giáng Sinh (Mt 1,1-25) Đức Giêsu – Thiên Chúa Làm Người

Lễ Vọng Giáng Sinh (Mt 1,1-25) Đức Giêsu - Thiên Chúa Làm Người Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bầu khí háo hức rạo rực mừng kỷ...

Lễ Giáng Sinh: Con Thiên Chúa nhập thể làm người và nhập thế cứu người

    Lễ Giáng Sinh 2024 CON THIÊN CHÚA NHẬP THỂ LÀM NGƯỜI VÀ NHẬP THẾ CỨU NGƯỜI Đaminh-Hạnh Lê Văn Chương, Phước Hiệp Hôm nay, ngày 25/12 chúng ta...

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ vội vã lên đường

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ Vội Vã Lên Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta...