Thứ năm, 26 Tháng mười hai, 2024

Suy niệm Tin Mừng Chúa Nhật V Phục Sinh: HÃY YÊU THƯƠNG NHƯ THẦY ĐÃ YÊU

HÃY YÊU THƯƠNG NHƯ THẦY ĐÃ YÊU

Ga 13,31-33a.34-35

Nữ đan sĩ M. Anê Sang

Thánh Gioan xác quyết: “Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4,8.16). Thiên Chúa từ trong bản chất Ngài là tình yêu, cho nên dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, thời gian nào, Ngài vẫn là tình yêu. Chúng ta có thể bắt gặp tình yêu tuyệt vời này qua Đức Giêsu. Đấng đã tự hiến mình vì yêu chúng ta.

Bài Tin Mừng hôm nay đề cập tới lời từ biệt của Chúa Giêsu. Đó cũng là lời tâm huyết cuối cùng của Ngài đối với các môn đệ, sau khi Giuđa bội phản tìm cách hại Thầy. Cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá là một sự tôn vinh và Thiên Chúa được tôn vinh nơi con của Người. Trước khi ra đi, Chúa Giêsu đã để lại cho các môn đệ và cũng là cho chúng ta một lệnh truyền thiết yếu, quan trọng nhất trong cuộc đời của Người: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” (c. 34).

Khi nói đến yêu thương nhau, xem ra là điều dễ hiểu và dễ dàng chấp nhận, nhưng thực tế mỗi người lại hiểu và chấp nhận cách khác nhau. Những người Do Thái cho rằng: phải yêu thương những người đồng hương, đồng tộc, đồng đạo: “Anh em hãy yêu đồng loại và ghét kẻ thù” (Mt 5,43). Còn Chúa Giêsu thì dạy các môn đệ: “Anh em hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho kẻ ngược đãi anh em. Như vậy, anh em mới trở nên con cái Cha anh em Đấng ngự trên trời” ( Mt 5,44-45).

Vậy, yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em nghĩa là yêu như thế nào? “Yêu như Chúa Giêsu đã yêu” có nghĩa là: Chúa Giêsu yêu các môn đệ với một tình yêu cho đi mà không cần đền đáp, so đo, tính toán hơn thiệt. Chúa Giêsu luôn có một khát vọng đó là trao ban bản thân mình cũng như những gì Ngài có cho kẻ Ngài yêu mến.

“Yêu như Chúa Giêsu đã yêu” cũng có nghĩa là yêu với tất cả sự hy sinh, một sự hy sinh cho đến cùng là chết trên thập giá để cứu chuộc nhân loại. Tình yêu của Chúa Giêsu không đặt ra một giới hạn nào về thời gian, sức khỏe, vật chất, ngay cả địa vị. Ngài đã cho đi tất cả và đỉnh cao cuối cùng của tình yêu là hy sinh mạng sống cho người mình yêu.

“Yêu như Chúa Giêsu đã yêu” còn có nghĩa là yêu với tất cả sự tha thứ. Quả thực, tình yêu mà không có sự tha thứ, là một tình yêu nghèo nàn và khô héo. Như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói: “Không có chứng từ của sự tha thứ, thì đời sống sẽ cằn cỗi, không sinh hoa trái như bị cô lập trong vùng hoang mạc trống vắng” (Tông sắc Lòng Thương Xót, số 10).

Ở nơi Chúa Giêsu, chúng ta nhận thấy ánh mắt nhân từ, rộng lượng, đầy sự bao dung và cảm hóa. Khi Ngài nhìn Dakêu, Madalêna, Matthêu và Phêrô sau khi chối Chúa. Đó là ánh mắt đầy tình yêu tha thứ và cảm thông cho sự yếu đuối của người tội lỗi. Sự tha thứ của Ngài còn được thể hiện một cách cao đẹp trên thập giá: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,34).

Phần chúng ta, chúng ta là những người đã nhận được tình yêu của Ngài một cách nhưng không, thì đến lượt chúng ta cũng hãy cho đi nhưng không qua lệnh truyền mới này là “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu”. Khi chúng ta yêu thương nhau thì đó là dấu chỉ để mọi người nhận ra chúng ta là mộn đệ của Chúa Giêsu, và đồng thời đó cũng là bản chất của người kitô hữu.

Đứng trước thực trạng của một thế giới dường như vắng bóng của tình yêu thương, sự tha thứ, cảm thông và chia sẻ…thì chúng ta hãy cố gắng noi gương Thầy Chí Thánh và thực hiện lệnh truyền của Ngài là: hãy yêu thương nhau, hãy tha thứ, hãy cảm thông và hãy chia sẻ như Thầy đã… Vì chính tình yêu là động lực bừng sáng lên sức sống, truyền thêm can đảm để giữ vững niềm tin và hy vọng cho tha nhân. Đã đến lúc chúng ta phải “đi ra” khỏi chính mình, nghĩa là ra khỏi thói quen của tính ích kỷ, giận hờn, ghen ghét, đố kỵ để đến với anh chị em mình bằng những hành vi bác ái, yêu thương, và lòng thương xót như cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho khách đỗ nhà, cho kẻ rách rưới ăn mặc, viếng thăm những kẻ đau yếu tù rạc…(Mt 25,35-36).

Chân Phước Teresa Calcutta đã dành trọn cuộc đời mình để sống lời dạy yêu thương của Chúa Giêsu qua những việc làm nhỏ mọn phát xuất từ trái tim yêu thương của Mẹ. Từ đó mà nhiều người đã nhận ra Chúa đang hiện diện một cách sống động trong thế giới này. Ước gì qua bài Tin Mừng hôm nay mỗi người Kitô hữu chúng ta cũng có những con tim như Chúa Giêsu, để bàn tay của chúng ta được mở rộng, để nắm lấy những đau khổ của anh chị em và phá đổ đi những rào cản của thái độ dửng dưng, lãnh đạm, thờ ơ, hận thù, chia rẽ, chiến tranh bạo lực…nhờ đó mà đem lại bình an, hạnh phúc cho mỗi người người. Vì chỉ khi chúng ta sống lời Chúa dạy: “Hãy yêu thương nhau” thì chúng ta mới chứng thực chúng ta là môn đệ của Đức Giêsu và đồng thời cũng mới thể hiện được bản chất của người kitô hữu chúng ta.

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Giáng Sinh – Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta

Giáng Sinh - Lễ Ban Ngày (Is 52,7-10; Hr 1,1-6; Ga 1,1-8) Ngôi Lời Đã Làm Người Và Sống Giữa Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ,...

Giáng Sinh – Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô Mặt Trời Công Chính

Giáng Sinh - Lễ Rạng Đông (Lc 2,15-20) Chúa Kitô Mặt Trời Công Chính Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, muôn dân đã được thấy ơn...

Giáng Sinh – Lễ Đêm (Lc 2,1-14)  “Yêu Nhau Muôn Sự Chẳng Nề…”

Giáng Sinh - Lễ Đêm (Lc 2,1-14)  “Yêu Nhau Muôn Sự Chẳng Nề…” Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong khung cảnh huy hoàng của Đêm Thánh vô...

Lễ Vọng Giáng Sinh (Mt 1,1-25) Đức Giêsu – Thiên Chúa Làm Người

Lễ Vọng Giáng Sinh (Mt 1,1-25) Đức Giêsu - Thiên Chúa Làm Người Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Trong bầu khí háo hức rạo rực mừng kỷ...

Lễ Giáng Sinh: Con Thiên Chúa nhập thể làm người và nhập thế cứu người

    Lễ Giáng Sinh 2024 CON THIÊN CHÚA NHẬP THỂ LÀM NGƯỜI VÀ NHẬP THẾ CỨU NGƯỜI Đaminh-Hạnh Lê Văn Chương, Phước Hiệp Hôm nay, ngày 25/12 chúng ta...

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ vội vã lên đường

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ Vội Vã Lên Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta...

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa qua muôn nẻo đường

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa Qua Muôn Nẻo Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Phụng vụ lời...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, C, Lc 3,10-18: Trở về với sự thiện

    TRỞ VỀ VỚI SỰ THIỆN (Lc 3,10-18) M. Mai Đăng Minh, CĐ Thiên Phước Con người ngay từ đầu được sinh là nhân chi sơ tính bản...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, Lc 3,10-18: Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế

    Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế  (Lc 3,10-18)            Đan sĩ M. Paula Đình, Châu Thủy Khởi đi từ bài đọc II,...

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở nên vô nhiễm giữa thế giới “ô nhiễm”

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở Nên Vô Nhiễm Giữa Thế Giới “Ô Nhiễm” Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ. O.Cist Giữa bầu...

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

  LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI MẦU NHIỆM TỘI LỖI Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm về con...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa đến trong cuộc đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...