Chủ Nhật, 22 Tháng mười hai, 2024

SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XX, ĐỪNG SỜN LÒNG VÀ NẢN CHÍ

 ĐỪNG SỜN LÒNG VÀ NẢN CHÍ

Lc 49-53

Đời sống thiêng liêng của chúng ta ví như một cuộc đua. Nếu chúng ta quyết định né tránh đau khổ có thể gặp trong cuộc đua này, thì chúng ta có nguy cơ không bao giờ đến đích được. Lời của Chúa hôm nay động viên chúng ta ý thức về những thử thách của Đức Tin, không sờn lòng hay thoái thác khó khăn. Điều cốt yếu là chúng ta luôn giữ “mắt hướng về Đức Giê-su, là Đấng khai mở và kiện toàn lòng tin [của chúng ta]”. Chính ngọn lửa tình yêu của Người tinh luyện và bổ sức cho chúng ta cho đến cuối chặng đường.

Khi nỗ lực sống theo lời của Chúa, chúng ta sẽ đối diện với nhiều sự chống đối. Đây không phải là một hiện tượng riêng của thời đại hôm nay. Toàn bộ Cựu Ước chứa đầy những ví dụ về những người chống đối cả lời của Thiên Chúa và cả những người rao giảng những lời đó. Tất cả ngôn sứ đều bị bách hại bởi những người được Thiên Chúa sai các ngài đến rao giảng. Ngôn sứ Giê-rê-mi-a đã từng than thở với Thiên Chúa rằng: lòng trung thành với sứ mạng dường như chẳng đem lại điều gì ngoài việc khiến ông càng chịu thêm nhiều đau khổ hơn! (x. Gr 20,7-8). Trong bài đọc I, chúng ta không nghe thấy bất kỳ lời nói nào của Giê-rê-mi-a, nhưng chúng ta có thể hiểu ông đã phải chịu nhục nhã đến dường nào bởi những thủ lãnh của Giê-ru-sa-lem. Họ đã kết án ông cách sai trái trước mặt vua: “Con người ấy chẳng mưu hòa bình cho dân này, mà chỉ gây tai họa”. Lời kết tội này là dối trá bởi thông điệp của Giê-rê-mi-a là để phục vụ cho ơn cứu độ của toàn dân! Song, vị vua nhu nhược rũ bỏ trách nhiệm luân lý của mình mà nghe theo những người thủ lãnh. Bọn họ tống Giê-rê-mi-a vào trong một cái hầm toàn bùn, bỏ mặc ông ở đó cho đến chết. Đây là hình phạt mà ngôn sứ phải chịu vì “tội ác” dám nhân danh Thiên Chúa rao giảng điều trái tai bọn họ. Chỉ một người duy nhất đủ dũng cảm đứng ra bênh vực sự vô tội của ông, đó là một người ngoại bang tên E-vét Me-léc. Vị này đến gặp nhà vua và nói lên sự thật. Thế là vua, như chiếc lá bay theo chiều gió, thay đổi quyết định trước đó của vua và ra lệnh kéo Giê-rê-mi-a ra khỏi hầm.

Những nhân đức của Giê-rê-mi-a và Ê-vét Me-léc—là yêu mến Thiên Chúa, yêu thương tha nhân, trung thực, can đảm—đối lập hoàn toàn với tội lỗi của vị vua ba phải kia và bọn thủ lãnh độc ác của vua. Chúng ta được mời gọi nên kiên vững như Giê-rê-mi-a, song khi suy tư về thông điệp này của Tin Mừng, chúng ta lại thấy chính mình ở trong những người chống đối ông. Nhiều lần chúng ta hành xử như vua Xít-ki-gia hu. Chúng ta né tránh và không đứng lên vì những điều ta biết là đúng, vì Đức Ki-tô, vì giáo huấn của Giáo Hội. Bởi sự dính bén với những thứ thuộc xác thịt, chúng ta rũ bỏ trách nhiệm và để cho người khác điều khiển và chỉ đạo chúng ta. “Chủ nghĩa Ma-kê-no (mặc kệ nó)” dường như là sự lựa chọn của chúng ta thay vì là nhận lãnh trách nhiệm. Những thủ lãnh thậm chí còn tệ hơn. Họ khăng khăng đòi Giê-rê-mi-a phải nhận án tử, nhưng sau đó lại quyết định để mặc ông ấy chết đói trong hầm—để vờ như chính cái đói đã giết ông chứ không phải họ. Khi chúng ta không kiên quyết đi theo sự thật và tình yêu, chúng ta rất dễ trở nên người hai mặt và đồng lõa. Và sự tránh né không giúp chúng ta được trong sạch.

Những kinh nghiệm khủng khiếp của Giê-rê-mi-a là hình ảnh tiên báo về những đau khổ của Đức Ki-tô. Cũng như vị ngôn sứ này, Đức Giê-su sẽ bị kết án cách bất công với tội gây náo loạn. Quan tổng trấn Phi-la-tô đã theo gương vua Xit-ki-gia-hu mặc kệ những người đứng đầu dân chúng bắt bớ một người đàn ông vô tội. Cũng như một người ngoại bang đã nhận ra Giê-rê-mi-a thật là ngôn sứ, thì cũng một người ngoại bang khác, là một sĩ quan La Mã, đã nhận ra Đức Giê-su chịu đóng đinh trên thập giá thật sự là Con Thiên Chúa (x. Mc 15,39).

Chúng ta cũng sẽ gặp nhiều thử thách trong đời sống Đức Tin. Bất kỳ ai đứng lên và bảo vệ sự thật như một chứng nhân xác thực của Đức Ki-tô sẽ đối diện với những thử thách, hiểu lầm và bắt bớ. Thậm chí, một vài người trong số đó sẽ đối mặt với cái chết. Đây đơn giản là một phần trong cuộc đời của người Ki-tô hữu. Chúng ta chỉ có thể bền đỗ nếu chúng ta cậy dựa vào sức mạnh mà Đức Giê-su đã chịu đựng trong cuộc khổ nạn của Người—đó là sức mạnh của tình yêu của Thiên Chúa, sẽ được ban cho chúng ta bởi Chúa Thánh Thần. Chúa Giê-su nói về sức mạnh này khi Người phán: “Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên!” (Lc 12,49). Ngọn lửa này là một biểu tượng cho tình yêu của Chúa Giê-su và cho Thần Khí của Người. Chính ngọn lửa này sẽ thanh luyện và tăng sức cho những ai đón nhận Tin Mừng. Chúa Giê-su muốn tất cả chúng ta đều được thiêu đốt bởi chính ngọn lửa tình yêu nồng cháy và mãnh liệt này, trong Trái Tim Cực Thánh của Người.

Chúa Giê-su còn khiến người ta hốt hoảng khi nói rằng Người đến không phải để thiết lập hòa bình nhưng để gây chia rẽ! Làm sao Hoàng Tử Hòa Bình lại nói Người đến không vì hòa bình? Người không nói về hòa bình thật sự đến từ việc thi hành thánh ý Thiên Chúa. Nhưng mà là Người đang loại bỏ bình an giả tạo của thế gian, là thứ đã che lấp sự thật và tình yêu. Chúng ta sẽ gặp khó khăn và đau khổ khi gia đình mình chống đối việc chúng ta gắn kết với Chúa, nhưng còn hơn là chúng ta giả vờ đồng thuận với họ mà ở lại trong bóng tối của tội lỗi. Không ai, nhất là Chúa, muốn chia cắt cha mẹ khỏi con cái và chia rẽ gia đình của họ, nhưng sự chia rẽ sẽ tốt hơn, thậm chí là sự chia rẽ trong gia đình vẫn tốt hơn là để mặc cho sai trái và tội lỗi cầm tù bản thân và những người chúng ta yêu quí. Đây là lý do vì sao Chúa Giê-su nói rằng Người đến không phải để mang hòa bình nhưng là sự chia rẽ.

Người biết rằng sự sống mới mà Người rao giảng—là giữ vững chân lý và sống chứng tá trong yêu thương—sẽ đối lập với thần khí của thế gian (x. Ga 2,15-16). Bất cứ khi nào chúng ta nỗ lực loan báo và sống theo chân lý của Tin Mừng, chúng ta sẽ bị ghét bỏ và bị bắt bớ. Lịch sử cho thấy vô số những tấm gương chứng nhân, đặc biệt là các vị tử đạo. Đây không phải là lý do để lùi bước. Dù hành trình đức tin luôn luôn khó khăn như thế, nhưng chúng ta không bao giờ được quên mục đích mà chúng ta đang nỗ lực hương đến, và sự chúc phúc được làm con cái Chúa. “Phúc thay ai bị bách hại vì sự công chính, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5,10).

Tinh thần của mối phúc này tiếp tục được nhắc đến trong thư gửi Tín hữu Do Thái, tác giả động viên chúng ta “hãy cởi bỏ mọi gánh nặng và tội lỗi đang trói buộc mình, và hãy kiên trì chạy trong cuộc đua dành cho ta”. Chúng ta không cô độc trong cuộc đua này, có “ngần ấy chứng nhân đức tin như đám mây bao quanh” chúng ta, họ là những người đã từng chịu đựng những khổ đau hơn cả những gì chúng ta có thể chịu, và đã vượt thắng những thử thách đó trong vinh quang. Cũng như các thánh, chúng ta lãnh nhận sức mạnh từ chính Đức Giê-su, “Đấng khai mở và kiện toàn lòng tin [của chúng ta]”. Chúng ta không có lý do gì để “sờn lòng và nản chí” bởi Chúa sẽ cho chúng ta được thông phần trong chiến thắng, trong niềm hoan hỉ, trong vinh quang của Người bên hữu của Thiên Chúa Cha.

Tôi có kiên vững giữa vòng vây của sự chống đối không? Có khi nào tôi đã mặc cho người ta điều khiển lối sống hay thái độ của tôi không? Khi đối diện với sự bắt bớ, tôi có bám chặt lấy Đức Ki-tô không?

Cát Trắng, TP

 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ Vội Vã Lên Đường

Chúa Nhật IV Mùa Vọng C (Mk 5,2-5; Hr 10,5-10; Lc 1,39-45) Đức Trinh Nữ Vội Vã Lên Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Chúng ta...

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa qua muôn nẻo đường

Chúa Nhật III Mùa Vọng C (Xp 3,14-18; Pl 4,4-7; Lc 3,10-18) Gặp Chúa Qua Muôn Nẻo Đường Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Phụng vụ lời...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, C, Lc 3,10-18: Trở về với sự thiện

    TRỞ VỀ VỚI SỰ THIỆN (Lc 3,10-18) M. Mai Đăng Minh, CĐ Thiên Phước Con người ngay từ đầu được sinh là nhân chi sơ tính bản...

Chúa Nhật III Mùa Vọng, Lc 3,10-18: Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế

    Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế  (Lc 3,10-18)            Đan sĩ M. Paula Đình, Châu Thủy Khởi đi từ bài đọc II,...

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở nên vô nhiễm giữa thế giới “ô nhiễm”

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (Lc 1,26-38) Trở Nên Vô Nhiễm Giữa Thế Giới “Ô Nhiễm” Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ. O.Cist Giữa bầu...

Lễ Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội – Mầu nhiệm tội lỗi

  LỄ MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI MẦU NHIỆM TỘI LỖI Lm. Montfort Phạm Quốc Huyên, Châu Sơn Đơn Dương Hôm nay, chúng ta suy niệm về con...

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa đến trong cuộc đời

Chúa Nhật II Mùa Vọng C (Br 5,1-9; Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) Để Chúa Đến Trong Cuộc Đời Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Lời Chúa trong Chúa...

9/12 – Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội

    ĐẶC ÂN VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI (Lc 1,26-38) M. Bảo Hạnh, Phước Lý Phụng vụ Giáo Hội bước vào tuần thứ hai Mùa Vọng, thời gian...

Chúa Nhật II MV, C, Lc 3,1-6: Cách chuẩn bị cho Chúa đến

    Cách chuẩn bị cho Chúa đến (Pl 1,4-6.8-11; Lc 3,1-6) M. Bosco, Phước Sơn      Chuẩn bị đón Chúa chính là ý nghĩa của mùa Vọng....

Chúa Nhật I Mùa Vọng, C, Tỉnh thức

    Tỉnh thức (Gr 33,14-16; 1Tx 3,12 - 4,2; Lc 21,25-28.34-36) M. Anges, Phước Thiên      Thời gian là quà tặng Thiên Chúa ban cho chúng ta....

Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam: Phải chăng tử đạo vì chán đời?

  Ngày 24-11, Lễ Các Thánh Tử Đạo Tại Việt Nam Phải Chăng Tử Đạo Vì Chán Đời? Lm. Gioan Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Hôm nay, toàn...

Mừng kính các thánh Tử Đạo Việt Nam, Lc 9,23-26

MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Lm M. Phêrô Khoa Lê Trọng Ngọc, Phước Sơn Mừng kính các tử đạo Việt Nam là dịp...