Thứ Ba, 17 Tháng 6, 2025

Chúa Nhật XXVIII TN A, Is 25,6-10a; Pl 4,12-14.19-20; Mt 22,1-14: Mời gọi tham dự tiệc thánh

 

Chúa Nhật XXVIII TN A

(Is 25,6-10a; Pl 4,12-14.19-20; Mt 22,1-14)

  1. Tổng quan

Cả ba bài đọc Lời Chúa Chúa Nhật 28 thường niên năm A cho chúng ta một bầu khí “ăn uống” rất sinh động. Ngôn sứ Isaia loan báo bữa tiệc do Chúa thết đãi trên núi, trong đó thịt béo rượu ngon; môi trường sống lại an bình vui tươi vì Chúa sẽ cất khăn tang bao trùm muôn dân… Thư gửi tín hữu Philiphê vẽ nên cuộc sống ổn định bình an, vì “tôi biết chịu thiếu thốn và biết hưởng sung túc. Trong mọi trường hợp và hết mọi cách, tôi đã học cho biết no, biết đói, biết dư dật và thiếu thốn” (Pl 4,12). Tin mừng theo thánh Matthêu cũng mô tả bữa tiệc cưới hoàng tử rất thịnh soạn do Đức vua khoản đãi: “Này ta đã dọn tiệc sẵn rồi, đã hạ bò và súc vật béo tốt rồi, mọi sự đã sẵn sàng: xin mời các ông đến dự tiệc cưới (Mt 22,4). Ngay cả đáp ca cũng “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” khi nói: “Chúa dọn ra cho con mâm cỗ, ngay trước mặt những kẻ đối phương; đầu con thì Chúa xức dầu thơm, chén rượu con đầy tràn chan chứa” (Tv 22, 3b-4).

Trong bầu khí “ăn uống” sinh động như vậy, tôi sẽ đứng vào vị trí nào để lắng nghe sứ điệp Tin mừng của Lời Chúa đây?

  1. Tôi đang ở đâu?

Nếu tôi đang ở trong phòng máy lạnh suy niệm Lời Chúa hôm nay, có lẽ tôi sẽ rất thích, vì “ngồi mát ăn bát vàng.”

Nếu tôi là người lam lũ, ăn bữa nay lo bữa mai, có lẽ tôi sẽ nhớ lại câu: người đi trong sa mạc mệt lả vì khát khô, thiếp ngủ đi và trong cơn mơ thấy mình đang uống nước. Khi tỉnh dậy chỉ thấy cổ họng rát bỏng.

Nếu tôi là một thường dân sống trong vùng đang có chiến tranh, chắc tôi cũng lại như ai đó phản ứng rằng: để khi khác chúng tôi sẽ nghe ông…

Nếu tôi là những người biệt phái và Pharisêu, chắc tôi sẽ rất đắc ý vì “ăn uống” thích cho typ người của ông Giêsu: …Con người đến cũng ăn uống như ai thì họ nói đó là tay ăn nhậu và bạn bè với quân thu thuế…

Nếu tôi là một người giống như thánh Phaolô, chắc sẽ bình thản đến kỳ lạ. Hình như đó là thái độ sống của các Kitô hữu.

  1. Kitô hữu, người đang ở đâu?

Tôi là một kitô hữu. Tôi rất để ý đến dụ ngôn. Chủ đích là nói về nước trời và những người đón nhận nước đó. Tiệc cưới cho hoàng tử chỉ là cái cớ để mô tả các loại người đón nhận nước trời, là những người khách được mời trong dụ ngôn. Có nhiều loại khách được mời tùy theo thái độ đón nhận của họ. Điểm chung của các loại khách ấy chính là khước từ. Họ đã đồng loạt khước từ lời mời sở hữu nước trời vốn đã dành cho họ. Hệ quả sự khước từ ấy là một Giáo hội của Chúa Kitô ra đời như hiện nay mà tôi là thành viên của Giáo hội ấy.

Chỉ có điều rất nhiều khi tôi đã không mặc “áo cưới” trong phòng tiệc Giáo hội. Nhưng rất may là tôi chưa đến mức phải bị hỏi: “Này bạn, tại sao bạn vào đây mà không mặc y phục lễ cưới?” vì một đàng ông chủ tiệc có vẻ rất “đãng trí” nên hay quên hỏi câu ấy! Đàng khác, tôi cũng lo ngay ngáy về thái độ của mình, nên hình như cũng dễ được thông cảm…

  1. Lạy Chúa, lòng thương xót của Ngài thật bao la, theo quyết định của Ngài xin cho con được sống! (Tv 118,156).

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chọn?

  CHỌN...? Cũng như bao thiếu nữ, lúc đó tôi mới...

Chúa Nhật 32 TN, B, Mc 12,38-44: Tấm lòng sẻ chia của bà góa nghèo

      Tấm lòng chia sẻ của bà góa nghèo M. Phaolô...

Chúa Nhật I Mùa Chay, B, Mc 1,12-15: Vào hoang địa

VÀO HOANG ĐỊA (St 9,8-15; 1Pr 3,18-22; Mc 1,12-15) FM. JB....

Chúa Nhật III Mùa Vọng, Lc 3,10-18: Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế

    Niềm vui nhận biết Đấng Cứu Thế  (Lc 3,10-18)    ...

BÀI VIẾT MỚI

spot_imgspot_img

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Lễ Chúa Ba Ngôi: Ba Ngôi sống trong ta

Lễ Chúa Ba Ngôi CHÚA BA NGÔI SỐNG TRONG TA (Mt 28,16-20) Luca, CĐ Phước Thiên Chúa Ba Ngôi là một trong những mầu nhiệm trung tâm của...

Lễ Chúa Ba Ngôi: Mầu Nhiệm Tình Yêu

MẦU NHIỆM TÌNH YÊU  M. Teresa Avila Thảo- PH       Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi muôn đời vẫn là một chân lý cao...

Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống: Thần Khí…

    THẦN KHÍ (Cv 2,1-11; 1Cr 12, 3b-7.12-13; Ga 20, 19-23)    M. Teresa Avila Thảo, Phước Hải      Trong hành trình làm người, mỗi người đều...

Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống: Niềm vui Chúa Thánh Thần

    NIỀM VUI CHÚA THÁNH THẦN M. Scholastica, VP      Khi Thầy Giêsu chết mọi sự tưởng chừng như không còn hy vọng, thì nay Thầy...

Lễ Đức Maria Thăm Viếng (Lc 1,39-56): Niềm vui của người tin yêu

Lễ Đức Đi Thăm Viếng (Lc 1,39-56) Niềm vui của người tin yêu Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí...

Lễ Chúa Giêsu Lên Trời, Năm C (Lc 24,46-53): Chúa Giêsu lên trời – Người không rời xa chúng ta

Lễ Chúa Giêsu Lên Trời, Năm C (Lc 24,46-53) Chúa Giêsu Lên Trời – Người Không Rời Xa Chúng Ta Lasan Ngô Văn Vỹ, O.Cist Có...

Chúa nhật VII Phục Sinh (Ga 17,20-26): Hiệp nhất – Dấu chỉ của Thiên Chúa Tình Yêu

Gi  Chúa Nhật VII Phục Sinh - Năm C (Ga 17,20-26) Andre Kim Taegon Chu Văn Thường, Phước Hiệp Chúng ta thấy rằng, sự hiệp nhất chính...

Chúa Nhật VII PS: Chúa Giêsu lên trời

Chúa Nhật VII - PS CHÚA GIÊSU LÊN TRỜI (Lc 24,46-53) M. Aelredo Nguyễn Văn Mạnh, PV Chúng ta biết trước khi Chúa Giêsu phục sinh thăng thiên,...